Không lo điểm phạt oan khi kinh doanh trên Shopee với 4 lưu ý sau

Có thể nói, Shopee đã trở thành kênh bán mà nhà bán lẻ online rất không nên bỏ qua nếu muốn tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng. Lí do rất đơn giản, sàn TMĐT này đã vươn lên dẫn đầu về số lượng truy cập trong các sàn tại Việt Nam với hơn 43 triệu lượt truy cập website/tháng. Có gian hàng trên Shopee nghĩa là bạn đã có cơ hội tiếp cận với lượng khách đông đảo này mỗi ngày. Cũng như các sàn khác, Shopee có những chính sách hỗ trợ Nhà bán hàng, nhưng đi cùng với đó là các quy định xử phạt, nhằm đảm bảo Người bán trên Shopee duy trì dịch vụ bán hàng chất lượng khiến Người mua hài lòng.

Nếu cửa hàng của bạn vi phạm các chính sách của Shopee, sàn sẽ áp dụng các điểm phạt cao thấp tùy vào lỗi vi phạm. Với điểm phạt càng cao, bạn càng bị hạn chế những đặc quyền dành cho người bán, sản phẩm không được hiển thị và thậm chí cửa hàng bị khóa vĩnh viễn. Bạn có thể xem chi tiết chính sách điểm phạt (được gọi là Hệ thống Sao quả tạ) của Shopee tại đây.

Nhưng đôi khi, dù đã nắm vững các nguyên tắc để không vi phạm chính sách, cửa hàng của bạn vẫn bị phạt vì thiếu thời gian/nhân lực, vì “quên” hay đơn giản là sơ sót khi xử lý đơn hàng. Làm cách nào để tránh điều không mong muốn ấy? Cùng Haravan tham khảo 4 lưu ý bạn cần nhớ qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Nền tảng giúp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên Facebook, Lazada, Tiki, Shopee

1. Tránh bị phạt vì để giá bán ảo

Một trong những lí do chính khiến Shopee ra mắt hệ thống Sao quả tạ là nhằm triệt tiêu tình trạng các shop giảm giá ồ ạt để lên top khi khách hàng tìm sản phẩm, nhưng khi khách đặt đơn thì lại cố tình hủy vì không có hàng bán, hoặc giao cho khách hàng những mặt hàng không đúng như mẫu đã đăng. Số điểm phạt trong trường hợp này là 1-2 điểm/lần.

Việc xử phạt tuy nhằm vào các shop cố tình gian lận hoặc cạnh tranh không lành mạnh, nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng đến các người bán khác khi họ sơ sót. Đã có trường hợp, sản phẩm mặt nạ nhập khẩu thương hiệu A đột ngột tăng giá mạnh (hãng sản xuất tăng giá và do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vận chuyển khó khăn). Nhà bán hàng đã chỉnh sửa giá trên Website, Fanpage, Instagram, Lazada,... nhưng lại quên chưa chỉnh ở sàn Shopee. Khách mua hàng trên Shopee vẫn có thể chọn mua với mức giá cũ và đơn hàng đổ về liên tục. Chủ shop buộc phải xin lỗi khách và hủy đơn, hoặc chấp nhận bán lỗ lớn để không bị điểm phạt từ Shopee.

SKU sản phẩm Shopee là gì? Cách đặt mã SKU trên Shopee đơn giản

Nhà bán hàng có thể tránh trường hợp này bằng cách sử dụng hệ thống Haravan với tính năng đồng bộ giá bán giữa các kênh bán. Cụ thể là, khi cần chỉnh sửa giá bán của sản phẩm, bạn chỉ cần điều chỉnh tại hệ thống Haravan và tích chọn những kênh bán hàng mà bạn muốn áp dụng mức giá này. Không cần mất công đăng nhập trên từng sàn để điều chỉnh giá bán, dễ sai sót dẫn đến bị điểm phạt. Chỉ cần khoảng 3 lần bị phạt vì lí do này trong 28 ngày, Shopee store của bạn đã có thể bị phạt ở mức 2.


2. Kiểm kho chuẩn xác, không phải hủy đơn vì hết hàng

Lại có trường hợp, chủ shop kinh doanh trên nhiều kênh và có 1 kho hàng chung. Vì bán quá nhiều sản phẩm và không kiểm kho thường xuyên nên không nắm được chính xác lượng hàng tồn cụ thể, dẫn đến trường hợp hết hàng mà không biết. Đến bước gói hàng thì mới thấy hết hàng. Lúc này buộc phải hủy đơn cho khách và chấp nhận bị phạt từ 1-2 điểm (Một số shop gọi điện cho khách nhờ hủy đơn nhưng nếu Shopee phát hiện cũng sẽ áp mức điểm phạt là 2).

Hàng tồn kho là gì? Quản trị hàng tồn kho là gì?

Lúc này, bạn cần một hệ thống giúp đồng bộ dữ liệu hàng hóa trên toàn kênh bán để có thể kiểm soát lượng hàng tồn trong kho dễ dàng và nhanh chóng. Tự động trừ tồn kho khi có hàng bán ra, hay cộng thêm nếu có hàng hoàn hoặc nhập thêm hàng. Tránh trường hợp hết hàng trong kho mà khách vẫn có thể đặt hàng. Thay vì kiểm tra thủ công hàng nghìn sản phẩm thì ứng dụng hệ thống Haravan sẽ giúp chủ shop tiết kiệm đến 70% thời gian và công sức cho công việc này.


3. Xử lý đơn hàng và vận chuyển nhanh chóng

Một lưu ý khác nằm trong các tiêu chí vận hành của Shopee là Quản lý đơn hàng. Nếu shop có Tỷ lệ giao đơn hàng trễ lớn hơn hoặc bằng 10% sẽ bị phạt từ 1-2 điểm. Tất nhiên, đây không phải là việc shop có thể kiểm soát 100% vì còn phụ thuộc vào nhà vận chuyển, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ này ở mức thấp nhất bằng cách xử lý đơn hàng và giao cho khách thật nhanh.

Delivery boy by salman on Dribbble

Khi kết nối Haravan với Shopee, bạn có thể xử lý toàn bộ đơn hàng trên Shopee tại Haravan. Khi có đơn hàng mới, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo qua điện thoại (app Haravan, email,...) để bạn kiểm tra và xử lý ngay. Khi shipper đã đến lấy hàng, khách không thể chọn tính năng Hủy đơn hàng, giúp giảm tỷ lệ đơn không thành công. Trạng thái của đơn hàng cũng được cập nhật liên tục để bạn luôn biết được hàng hóa đang ở đâu. Vừa làm hài lòng khách vì hàng giao nhanh, vừa yên tâm vì kiểm soát được tình trạng giao nhận của hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng.


4. Quản lý sản phẩm chuẩn xác

Một lỗi khác khiến các shop bị Shopee phạt là là vi phạm quy định về đăng bán sản phẩm trên Shopee. Bên cạnh các lỗi cố tình thì đôi khi vì sơ ý, chủ shop đăng một sản phẩm nhiều lần trên cùng một danh mục hoặc ở nhiều danh mục khác nhau. Hành động này được Shopee đánh giá là spam và áp mức phạt từ 1-2 điểm.

Bạn nên quản lý sản phẩm bằng barcode hoặc mã SKU, mỗi sản phẩm có một mã định danh duy nhất. Điều này không những giảm khả năng trùng lặp, mà còn giúp bạn quản lý hàng trăm hàng nghìn sản phẩm một cách khoa học, đồng bộ được tồn kho, đơn hàng, doanh thu,... dễ dàng. Làm tốt ngay từ bước quản lý đầu tiên sẽ giúp hành trình kinh doanh của bạn vận hành mượt mà sau này.

Bên cạnh những lỗi vô ý, chủ shop cũng nên tránh tuyệt đối các vi phạm cố tình như đăng bán hàng cấm, giao sản phẩm khác với mô tả, dùng lời lẽ khiếm nhã khi trả lời khách,... Với những gợi ý từ Haravan, hi vọng bạn sẽ có thể triển khai kinh doanh trên kênh Shopee tốt hơn, tránh các “án phạt oan” vì quản lý sai sót.

Bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm miễn phí hệ thống Haravan trong suốt 14 ngày. Đây là giải pháp giúp bạn tối ưu bán hàng trên các kênh online, vận hành và quản lý việc kinh doanh đa kênh tại 1 nơi duy nhất. Không chỉ giúp bạn tăng trưởng kinh doanh trên Facebook, Shopee, Lazada, Tiki,... mà còn hỗ trợ bạn xây dựng website kinh doanh chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình để tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.

Haravan đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa khởi sự cho đến những thương hiệu bậc nhất. Haravan tự hào đã được hơn 50.000 nhà kinh doanh và thương hiệu hàng đầu Việt Nam tin dùng làm nền tảng để phát triển như Vinamilk, Aeon, Juno, The Coffee House, Thiên Long, Biti's,...

Bắt đầu hành trình tăng trưởng ngay!


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Làm sao để không khuyến mãi mà vẫn thu hút và duy trì khách hàng?

11/08/2020 Hạnh Nguyên

Dịch vụ giao hàng thực phẩm Online lựa chọn AhaMove hay Grab Express

12/08/2020 Hồng Đức

Bí quyết bán hàng qua Stories trên Facebook và Instagram

19/08/2020 Hạnh Nguyên