Bạn đã quyết định kinh doanh? hãy dành 3 tuần để chuẩn bị! tuần 1

TUẦN THỨ 1

Start-Up-Branding-Tips

Bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp chưa?

Ngày thứ nhất: Khởi đầu bằng ý tưởng khả thi

Ý tưởng chủ đạo của bạn có làm nên sự nghiệp khả thi không? Làm sao biết được điều đó? Thật ra không phải lúc nào cũng có thể biết. Vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn nên dừng lại một chút, chân thành và khách quan tự hỏi mình những câu sau:

1. Có ai cần sản phẩm mình sắp bán không? Nhu cầu cao thấp ra sao? Hãy nghĩ sâu về điều này trước, nghiên cứu thị trường sẽ cho bạn thấy sau.

2. Mọi người có chịu mua sản phẩm của mình không? Người ta thường nói khách hàng sẽ lũ lượt kéo nhau tới mua sản phẩm tốt hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trường hợp của bạn thì sao?

3. Khách hàng có đang dùng sản phẩm khác không? Nếu có, bạn có tin tưởng rằng họ sẽ mua sản phẩm của bạn không?

4. Bạn có chiến lược kinh doanh không? Bạn có định làm mọi việc cho mọi người không?

Đương nhiên bạn trả lời được những câu hỏi trên nhưng mục đích của bản câu hỏi là để đánh giá trung thực về bản thân. Điều quan trọng là có thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của bạn không. Nếu tốn kém nhiều mà tiền lại là của người khác (chủ đầu tư chẳng hạn), thì càng nên nghiên cứu thật kỹ trước khi bắt đầu.

>>> Xem thêm: 2 việc cần làm và 5 công cụ để nghiên cứu độ cạnh tranh của đối thủ

10563089_699231010113879_8120682623453682979_n

Hãy chọn lấy 1 ý tưởng khả thi

Ngày thứ hai: Xác định quyền sở hữu

Không có công thức nào xác định quyền sở hữu. Trong hợp tác kinh doanh, xác định quyền sở hữu từ đầu là việc dễ gây lúng túng, nhưng đơn giản hơn ngàn lần so với về sau, khi tiền đã bắt đầu lưu chuyển. Cần xác định tỉ lệ sở hữu, ai làm việc gì, ai là chủ ý tưởng, tầm quan trọng của ý tưởng. Không có công thức xác định quyền sở hữu nhưng có thể căn cứ vào điều gần với nó nhất là vốn, trong đó gồm cả chi phí cho thời gian bỏ ra.

Định giá ý tưởng ban đầu là rất khó, vì ý tưởng có rất ít giá trị thực. Chính lượng công sức bỏ ra để biến ý tưởng thành sản phẩm mới quan trọng. Cần phải làm rõ về điều này. Hiện giờ, chúng ta chỉ nhắc đến chuyện đó, hôm sau sẽ đi vào chi tiết hơn.

Ngày thứ ba: Viết hợp đồng

Bạn đã nghiền ngẫm những vấn đề pháp lý tiềm tàng xoay quanh quyền sở hữu, nay đã đến lúc đi vào cụ thể. Bạn hãy thảo nháp một bản hợp đồng tay. Chưa cần nhờ đến luật sư. Bạn chỉ cần viết những ý chính có liên quan đến những người tham gia. Không cần dùng ngôn ngữ pháp lý trang trọng vì chuyện đó sẽ được làm trong ngày thứ 17. Còn bây giờ, chỉ cần làm hợp đồng đơn giản, rõ ràng, nêu rõ phần trăm sở hữu, số tiền và lượng thời gian đầu tư, ai sở hữu cái gì.

Ngày thứ tư: Đặt tên cho doanh nghiệp

Có thể chỉ đơn giản là lấy tên của mình đặt cho doanh nghiệp, nhưng thường còn phải suy nghĩ ý tưởng, kiểm tra tính hữu hiệu của ý tưởng và đăng ký độc quyền tên công ty theo đúng luật. Những việc này bạn sẽ làm sau, trong ngày thứ 17.

Dù vậy, hãy bắt đầu suy nghĩ về chuyện đó. Nếu chỉ biết đến công ty qua cái tên, nhiều người sẽ hiểu sai công việc của doanh nghiệp. Những hiểu lầm này có thể làm bạn mất nhiều thời gian.

cac-loai-ten-thuong-hieu(1)

Tên thương hiệu/công ty rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm:

Ngày thứ năm: Nghĩ đến bản ước tính doanh thu đầu tiên

Nhiều người sợ ước đoán nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu thiếu việc này. Làm sao tính được chi phí nếu không biết doanh thu? Làm sao biết cần bao nhiêu tiền ban đầu (là thành phần của giá khởi điểm) nếu không biết doanh thu?

Nhiều người nghĩ dự đoán doanh số là điều gì đó phức tạp và mang tính khoa học cao. Họ không biết phải thực hiện bằng cách nào. Nhưng đừng lo, trên thực tế, dự đoán doanh số là điều có thể học và tập.

Làm sao dự đoán đúng một điều hoàn toàn mới mẻ? Hãy chia nhỏ nó ra nhiều phần, xếp vào 12 tháng trong bảng tính rồi ước tính cho từng tháng. Nghĩ xem bạn cần bao nhiêu cái bàn, bao nhiêu quầy hàng, bao nhiêu thời gian? Mỗi cái như vậy giá bao nhiêu? Nhân các mục đó với chi phí cho mỗi mục, bạn sẽ ra được bản ước đoán doanh thu.

Ngày thứ sáu: Lập qũy chi phí khởi điểm

Giống như dự đoán doanh số, làm một bảng tính với nhiều hàng bên trái, cột dọc là các tháng và tổng cộng ở phía dưới để ra được quĩ chi phí khởi điểm. Hãy liệt kê phí thuê cơ sở, trang thiết bị thiết thực, phí marketing và tổng tiền lương. Lưu ý: Đừng quên tính lương trả cho chính mình.

Ngày thứ bảy: Ước tính chi phí khởi điểm

Liệt kê hai danh sách đơn giản: một là chi phí phải chịu trước khi bắt đầu và tài sản (vật dụng) cần phải có. Chi phí gồm giá hợp pháp, sửa chữa cơ sở, tạo trang web… Tài sản là hàng hóa bạn sắp bán. Phần khó hơn là ước tính số tiền cần có trong ngân hàng để hậu thuẫn công ty trong giai đoạn khó khăn tài chính ban đầu. Bạn phải làm chuyện này hàng tháng, so sánh doanh thu với chi phí, theo dõi tiền thu vào hoặc xuất ra. Đối với hầu hết doanh nghiệp, tiền sẽ không thu lại được ngay mà phải chờ một thời gian. Trong ngày thứ tám đến mười bốn, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo để tổ chức doanh nghiệp trong ba tuần.

Đón tiếp: Khởi nghiệp thành công trong vòng 3 tuần: tuần thứ 2tuần thứ 3 tại đây

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: