Bạn có một cửa hàng online với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người truy cập. Nhưng vì lý do nào đó doanh số của bạn vẫn không tăng. Dù bạn cảm thấy đã thu hút được đúng các đối tượng tiềm năng nhưng những khách hàng này vẫn không mua hàng và bạn vẫn không hiểu lý do vì sao.
Có một số yếu tố góp phần vào quyết định mua hàng của khách hàng, từ những chi tiết nhỏ như màu sắc của nút "Mua ngay" cho đến những chi tiết lớn như cách bạn tạo nên câu chuyện thương hiệu của mình.
Trong bất kỳ vấn đề nào, bạn cần phải có những đánh giá từ tổng quát đến chi tiết để có thể xem nguồn gốc vấn đề là ở đâu để có thể đưa ra những đề xuất phù hợp. Vì thế hãy cùng tìm câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết:
Việc điều hướng trên trang web của bạn có dễ dàng không?
Bạn có thể chuyển những trang thông tin phụ vào phần footer không?
Hình ảnh doanh nghiệp của bạn có chỉn chu và doanh nghiệp?
Các nút kêu gọi hành động trên trang chủ của bạn có rõ ràng?
Các nội dung trên trang web của bạn có đang phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn?
Giao diện trang web của bạn có tương thích trên các thiết bị di động?
Doanh nghiệp của bạn nhìn có đáng tin?
Khách hàng có thêm hàng vào giỏ?
Khách hàng có ‘bỏ rơi’ giỏ hàng của họ?
Liệu giá cả hay các phương thức thanh toán làm khách hàng ngần ngại khi tiến hành thanh toán?
Bạn có remarketing lại với những người đã vào trang web của mình?
Những người dùng thức hiện các hành động lướt, click và tìm kiếm như thế nào trên trang web của bạn?
Còn những điều gì khiến khách hàng của bạn không mua hàng?
Cùng Haravan giải quyết các vấn đề trên để biến khách truy cập vào website thành khách mua hàng nhé.
I. Điều chỉnh việc điều hướng trên trang web của bạn để khách hàng tiện sử dụng và tìm kiếm thông tin
Trang web của bạn sẽ không phải là trải nghiệm đầu tiên mà khách hàng tiềm năng có được khi mua sắm trực tuyến.
Cũng như khi bạn đến với một cửa hàng quần áo offline khách hàng luôn yêu cầu là có một phòng thử đồ tại cửa hàng thì đối với cửa hàng online cũng có một số điều nhất định mà người dùng mong đợi từ một trang web. Mặc dù đây là điều hiển nhiên nhưng các doanh nghiệp phải nhớ rằng đù một sơ suất nhỏ cũng có thể dễ dàng dẫn đến mất doanh thu.
1. Việc điều hướng trên trang web của bạn có dễ dàng không?
Trong hầu hết các trường hợp, người dùng sẽ từ trang chủ của bạn đến trang sản phẩm, chọn hàng và thanh toán bằng cách sử dụng các menu điều hướng. Đó có thể là menu ở đầu trang (header) hoặc ở cuối trang (footer).
Phần header thường sẽ bao gồm nút “Mua hàng” dẫn đến các bộ sưu tập sản phẩm hoặc là một menu thả chứa các danh mục sản phẩm như áo khoác, áo thun, quần dài,...
Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, bạn cũng có thể bao gồm các liên kết đến các trang khác mà khách hàng có thể muốn truy cập trước khi mua hàng, chẳng hạn như:
Thông tin doanh nghiệp, dành cho khách hàng muốn biết nhiều hơn về doanh nghiệp và câu chuyện thương hiệu của bạn.
Thông tin liên hệ, để khách hàng có thể liên hệ khi có bất cứ thắc mắc, nhu cầu nào.
FAQ, là nơi chứa những câu trả lời cho những câu hỏi khách hàng thường hỏi nhất
Phí vận chuyển, để khách hàng có thể biết chi phí họ phải trả khi mua hàng tại cửa hàng của bạn.
Bảng đo kích thước, để giúp khách hàng cho thể tự lựa chọn kích thước phù hợp nhất với họ và giảm tải các trường hợp đổi trả.
2. Bạn có chuyển các thông tin ít cần thiết hơn đến footer không?
Mặc dù nó nằm ở cuối trang web của bạn, nhưng khách truy cập thường tham khảo điều hướng ở footer để tìm hiểu thêm thông tin về một công ty.
Menu điều hướng dưới footer là một phương pháp hay khác dành cho các cửa hàng trực tuyến. Các liên kết được tìm thấy ở đây sẽ khác với các liên kết được tìm thấy ở trên header như: chính sách đổi trả, đánh giá của khách hàng, quyền riêng tư, các điều khoản và điều kiện.
Và hãy đảm bảo rằng cả header và footer của bạn đều hoạt động đúng, hãy thử kiểm tra tất cả các đường dẫn xem chúng có dẫn đến đúng trang không vì các đường dẫn hỏng/ không đúng có thể là một lỗi khiến cho khách hàng không đánh giá cao doanh nghiệp của bạn.
II. Hãy sửa soạn cho gương mặt thương hiệu của bạn
Trang web của bạn chính là hình ảnh thu nhỏ hiển thị cho cửa hàng thực của bạn, nó cần phản ánh hình ảnh đẹp nhất của bạn đồng thời khuyến khích khách hàng bước vào và bắt đầu mua sắm.
Haravan có sẵn kho giao diện được thiết kế sẵn và phù hợp với nhiều ngành hàng, doanh nghiệp.
3. Hình ảnh thương hiệu của bạn có chuyên nghiệp?
Hình ảnh thương hiệu là tất cả những gì được hiển thị trên trang chủ website của bạn từ phông chữ, đến màu sắc chủ đạo để khách hàng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp và đánh giá xem họ có nên mua hàng từ bạn, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
Logo thương hiệu của bạn nhìn có chuyên nghiệp?
Bạn có xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn gắn liền với màu sắc hay phông chữ nào không?
Hình ảnh được đăng tải lên trang web của bạn có rõ ràng và chất lượng cao?
Chữ/ văn bản trên web bạn có dễ đọc không?
Bằng cách hoàn thiện và tối ưu các mắc xích trên trong công cuộc xây dựng hình ảnh thương hiệu, bạn đã có khá khá điểm cộng đối với khách hàng và điểm cộng này sẽ dần biến thành đơn hàng.
4. Nút kêu gọi hành động trên trang web của bạn có tính thuyết phục cao không?
Giống như các menu điều hướng, các nút CTA (nút kêu gọi hành động) có thể giúp định hướng khách hàng và đưa họ từ các trang trên web đến trang thanh toán. Các CTA nên có một lời kêu gọi mạnh mẽ và nổi bật nhằm thu hút và khuyến khích khách hàng nhấp vào chúng để dẫn khách đến trang mà bạn mong muốn.
Các cửa hàng thương mại điện tử thường gắn các CTA trên ảnh bìa trang web của họ vì đây là thứ đập vào mắt khách hàng đầu tiên và được sử dụng để quảng cáo sản phẩm bán chạy nhất hoặc bộ sưu tập hấp dẫn nhất của họ.
Ảnh bìa trên trang web của bạn chiếm vị trí trọng tâm và chứa những thông tin giá trị đánh trực tiếp vào các đối tượng mục tiêu, thuyết phục khách hàng nhấp vào. Vì thế nếu trang web của bạn không có một ảnh bìa rõ ràng hoặc có quá nhiều nội dung dễ gây nhầm lẫn sẽ khiến khách hàng bối rối và tỉ lệ họ nhấp vào sẽ thấp hơn.
Nếu bạn có một thông điệp phụ để quảng bá, như giao hàng miễn phí hoặc giảm giá cho một số mặt hàng nhất định, thì nơi tốt nhất để hiển thị lời kêu gọi hành động đó thường là thanh thông báo. Các thanh thông báo thường hiển thị ở đầu trang web của bạn dưới dạng văn bản nhỏ, để không cạnh tranh với các thông tin chính của bạn.
5. Các nội dung trên web có phù hợp với khách hàng của bạn?
Một yếu tố quan trọng nữa mà bạn cần quan tâm đó chính là nội dung trên trang web - những dòng thông tin mà sẽ thuyết phục khách hàng khi họ tham khảo trang web của bạn.
Nội dung nên ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm vì nếu nội dung quá dài dòng có thể khiến cho khách mất kiên nhẫn và không tập trung được vào sản phẩm bạn đang bán. Nhiều doanh nghiệp online luôn cố gắng giữ cho nội dung trang web của mình ngắn nhất có thể.
Một trong sai lầm khi xây dựng nội dung trang web là không có đối tượng mục tiêu, một trang web hoàn chỉnh là khi khách hàng mục tiêu vào trang web của bạn họ phải thốt lên rằng: “Đây đúng là trang dành cho tôi”. Nếu như bạn cố gắng để trang web phù hợp với tất cả mọi người thì lại không phù hợp với ai cả.
Bán hàng online nghĩa là khách hàng sẽ phải đánh cược lòng tin của mình cho nên các lỗi đánh máy dù nhỏ cũng sẽ khiến cả doanh nghiệp của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
6. Giao diện trang web của bạn có tương thích trên các thiết bị di động?
Có nhiều vấn đề tiềm ẩn mà bạn không thấy được ví dụ như hiện nay phần lớn lượng truy cập vào các trang web thương mại điện tử đến từ các thiết bị di động, bạn có đảm bảo là trang web của bạn đã tương thích với các thiết bị này chưa?
Hãy thử tải trang web trên điện thoại của bạn cũng như thử trên nhiều thiết bị khác nhau để đảm bảo giao diện và các chức năng được vận hành đúng.
7. Doanh nghiệp của bạn nhìn có đáng tin?
Xây dựng lòng tin của khách hàng từ con số 0 có thể rất khó khăn nhưng đây là bước quan trọng để chuyển đổi người dùng vào trang web của bạn thành khách hàng. Vì khách truy cập của bạn không thể trực tiếp làm quen với bạn, bạn cần đảm bảo rằng trang web của bạn đủ hấp dẫn và khiến mọi khách truy cập cảm thấy yên tâm.
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm:
7.1. Trò chuyện trực tiếp với khách hàng
Mặc dù bạn không thể hiện diện trước mặt khách như ở cửa hàng offline, bạn vẫn có thể tự giới thiệu bản thân và giao tiếp trực tiếp 1-1 với khách thông qua cửa sổ chat trên web. Với trang web của Haravan có một số ứng dụng để gắn khung chat hoặc có thể gắn trực tiếp khung chat Facebook Messenger vào website.
Live chat có thể thay bạn chào mừng khách hàng khi họ vẫn đang tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp của bạn và có thể cung cấp cho khách nhưng thông tin cần thiết về sản phẩm bạn đang bán. Một số ứng dụng live chat còn có thể được cài đặt để tự nhận diện câu hỏi và trả lời ngay cho khách hàng mà không cần sự can thiệp của bạn đó là lý do vì sao bạn có thể cài live chat 24/7 kể cả ngoài giờ làm việc.
7.2. Sử dụng social media để xây dựng mối quan hệ khách hàng
Social media là một công cụ đắc lực để xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá hình ảnh đó đến với công chúng. Nếu khách hàng không biết đến bạn qua Facebook hoặc Instagram thì chuyện họ tìm đến bạn qua 2 kênh trên để tham khảo là chuyện sớm muộn.
Bạn không cần xuất hiện trên mọi nền tảng, bản chỉ cần xuất hiện ở nơi có khách hàng của bạn. Việc này đòi hỏi bạn xuất hiện liên tục trước mặt khách hàng với nhiều nội dung có giá trị với mục đích cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp của bạn vẫn đang hoạt động và hoạt động rất sôi nổi thông qua việc tương tác với khách hàng dưới phần bình luận hoặc tin nhắn riêng.
7.3. Lấy nội dung từ khách hàng của bạn
Nếu như hiện tại bạn không bất cứ hình ảnh, đánh giá nào từ khách hàng để tận dụng và tạo thành nội dung marketing, hãy cân nhắc gửi sản phẩm đến cho bạn bè, gia đình hoặc những influencer để đổi lại những hình ảnh hoặc đánh giá từ khách hàng. Bạn cũng có thể tạo ra một cuộc thi hoặc giveaway liên quan đến việc khách hàng gửi ảnh cùng với sản phẩm của bạn để nhận thưởng.
Những hình ảnh này có thể được dùng để chạy quảng cáo trên website hoặc các trang social media của bạn, biến chúng thành những tài sản có giá trị với bạn trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng.
7.4. Tạo ra câu chuyện thương hiệu và chia sẻ với khách hàng của bạn
Khách hàng thích được mua hàng từ một người nào đó mà họ biết hoặc có một câu chuyện thú vị khiến họ có cảm tình và đây chính là điểm mạnh của bạn so với những tập đoàn lớn. Nếu thương hiệu của bạn chưa có yếu tố cá nhân hãy cân nhắc việc thêm những nội dung này vào trang web của bạn, vào mục Thông tin công ty (About us) để kết nối với khách truy cập mới và khuyến khích họ tạo mối quan hệ với bạn
III. Hãy xem xét lại số liệu để biết bạn đang đánh mất khách hàng ở điểm nào trong hành trình
Khi bạn đã đảm bảo rằng trang web của mình đã là phiên bản tốt nhất mà khách hàng mong đợi khi mua sắm online trên web, sau đó hãy xem xét kỹ hơn dữ liệu trang web của bạn.
Mỗi doanh nghiệp đều khác nhau, bằng cách đánh giá các số liệu có thể giúp bạn chỉ ra những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi trải nghiệm mua sắm trên website của bạn và những thông tin này có thể được thu thập thông qua Google Analytics.
Phần trăm khách truy cập chính thức tiến hành mua hàng và thanh toán được gọi là tỷ lệ chuyển đổi. Mặc dù tỷ lệ chuyển đổi tổng thể của bạn rất quan trọng, nhưng việc chia nhỏ tỷ lệ này thành các cột mốc mua hàng như "thêm vào giỏ hàng" và "thanh toán thành công" sẽ giúp bạn xác định điểm ‘rơi’ cụ thể từ lần truy cập đầu tiên đến bước thanh toán.
8. Khách hàng có cho hàng vào giỏ hàng?
Việc xem xét số lượng khách truy cập cho hàng vào giỏ bạn sẽ đánh giá được tình hình và đưa ra sự thay đổi cần thiết cho cửa hàng của bạn. Nếu khách truy cập không thêm hàng vào giỏ bạn hãy cân nhắc một số gợi ý dưới đây:
Cung cấp cho khách hàng nhiều hình ảnh sản phẩm để họ có hình dung rõ nhất về sản phẩm.
Thay đổi kích thước hoặc màu sắc của nút “Thêm vào giỏ hàng”
Hãy đảm bảo nút “Thêm vào giỏ hàng” của bạn dễ nhìn thấy trên 2 phiên bản cả máy tính và điện thoại.
Loại bỏ những nội dung không cần thiết khiến cho nút ‘Thêm hàng vào giỏ’ bị di chuyển xuống trang bên dưới.
Sử dụng dấu đầu dòng, in đậm và các tùy chọn định dạng khác để giúp nội dung sản phẩm của bạn dễ đọc hơn
9. Khách hàng có ‘bỏ rơi’ giỏ hàng của mình?
Một số liệu khác mà bạn nên quan tâm đó là tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Đối với đa số doanh nghiệp tỷ lệ này tương đối cao tuy nhiên vẫn có cách để khôi phục giỏ hàng khiến khách hàng quay lại và hoàn tất thanh toán đơn hàng của họ.
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để giảm tỷ lệ khách bỏ rơi giỏ hàng:
Hãy tạo những email nhắc khách hàng về giỏ hàng chưa được thanh toán
Cân nhắc việc thêm các mã giảm giá vào những email nhắc khách hàng, giúp khách hàng có động lực thanh toán giỏ hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Hãy lên lịch những email nhắc khách về giỏ hàng chưa được thanh toán vào những thời điểm khác nhau để có thể thuyết phục khách hàng thanh toán đơn hàng của họ.
Thêm nút “Thanh toán ngay” để đưa khách hàng vào thẳng trang thanh toán ngay sau khi họ cho hàng vào giỏ thay vì là một trang xem lại giỏ hàng.
10. Liệu giá cả hay các phương thức thanh toán làm khách hàng ngần ngại khi tiến hành thanh toán?
Nếu bạn có tỷ lệ chuyển đổi cao từ trang sản phẩm đến trang thanh toán nhưng bạn vẫn mất khách hàng ở điểm cuối trong hành trình, bạn nên xem xét một số điều sau:
Điều chỉnh một chút về giá cả hoặc chi phí vận chuyển để thu hút khách hàng hơn.
Đưa ra giá trị đơn hàng tối thiểu để nhận ưu đãi vận chuyển miễn phí có thể là cách hay để khách hàng mua sắm nhiều hơn.
Cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn giá cả giao hàng từ giao hàng tiêu chuẩn đến giao hàng cấp tốc với giá cao hơn.
Cho khách hàng nhiều lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp từ COD, đến chuyển khoản hoặc các ví điện tử,...
Gửi tặng khách hàng những mã giảm giá khi mua lần đầu thông qua các pop-up trên trang web.
Việc thanh toán càng đơn hàng càng đơn giản thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao. Nếu khách hàng đi đến bước cuối cùng này trong hành trình mua sắm của họ, bạn phải làm sao để trải nghiệm thanh toán trở nên suôn sẻ nhất có thể.
11. Bạn có remarketing lại với những người đã vào trang web của mình?
Việc quan trọng bạn nên nhớ là không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng mua hàng trong lần đầu tiên họ ghé thăm cửa hàng của bạn. Tùy thuộc vào sản phẩm hay giá cả mà họ sẽ cần một vài lần quay lại cửa hàng của bạn nữa trước khi họ quyết định mua hàng.
Remarketing nhắm mục tiêu đến những khách truy cập trang web trước đó dựa trên những hành động họ đã thực hiện, ví dụ như bỏ giỏ hàng hoặc xem qua một trang sản phẩm nhất định. Đó là một chiến lược hiệu quả để giữ cho thương hiệu của bạn luôn trong tâm trí những khách truy cập trang web nhưng chưa sẵn sàng mua hàng.
Remarketing thường được tiến hành thông qua email (chẳng hạn như gửi mã giảm giá cho những người mua sắm đã bỏ rơi giỏ hàng của họ) hoặc nhắm mục tiêu lại khách truy cập bằng quảng cáo trả tiền trên Facebook và Google.
Bạn có thể mất khá nhiều thời gian để thiết lập nhưng remarketing là một hình thức quảng cáo mạnh mẽ vì nó có thể hiển thị quảng cáo động cho khách truy cập các sản phẩm họ đã xem trên trang web của bạn. Một trong những cách phổ biến nhất để remarketing lại người mua sắm là sử dụng quảng cáo trên Facebook.
12. Những người dùng thức hiện các hành động lướt, click và tìm kiếm như thế nào trên trang web của bạn?
Nếu chưa rõ khách hàng đang gặp khó khăn trong việc hiểu thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn ở đâu, hãy xem xét lại các hành động mà khách thực hiện trên trang web của bạn.
Để hiểu người dùng của bạn có thể bị lạc ở đâu và menu điều hướng của bạn đang thiếu điều gì, bạn nên bật chức năng tìm kiếm trên trang web của mình. Khi bạn có thanh tìm kiếm trên trang web, bạn có thể biết các sản phẩm được tìm kiếm hàng đầu trên cửa hàng của bạn thông qua các báo cáo trong Haravan.
Việc thêm các cụm từ tìm kiếm phổ biến vào menu chính của bạn có thể hỗ trợ việc điều hướng cửa hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
13. Còn những điều gì khiến khách hàng của bạn không mua hàng?
Việc xem xét dữ liệu trang web của bạn có thể nhanh chóng phát hiện những lỗ hổng mà khiến doanh số bán hàng tiềm năng của bạn có vấn đề, đồng thời hãy tìm hiểu các phương pháp hay nhất được hầu hết các thương hiệu thương mại điện tử sử dụng có thể giúp nâng cao trải nghiệm tổng thể của cửa hàng của bạn. Nếu bạn tự tin vào ý tưởng kinh doanh của mình nhưng doanh số vẫn chưa được như bạn mong đợi, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Bạn có bán đúng sản phẩm cho đúng người?
Bạn đã thử tập trung vào một thị trường ngách chưa?
Bạn đã có lượng truy cập chất lượng chưa?
Bạn đã sử dụng email hoặc các phương thức khác để nuôi dưỡng khách hàng chưa?
Bạn đã nhận những lời góp ý, phản hồi từ những người khác chưa?
Hãy nhớ rằng cửa hàng của bạn sẽ luôn trong quá trình hoàn thiện. Bằng cách thường xuyên kiểm tra các số liệu bạn có thể cải thiện hiệu suất của mình theo thời gian.