Trong năm 2021 vừa qua, Việt Nam đã chào đón 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, với hơn một nửa đền từ các khu vực không phải là thành phố lớn. Trong báo cáo ‘Vietnam’s Search for Tomorrow’ năm 2020, Google cho biết đã khám phá được cách mà nhiều người trên khắp cả nước đang trải nghiệm nền tăng số. Với báo cáo mới nhất năm 2021, Google cũng thấy được những thay đổi hành vi này vẫn còn tồn tại.
Thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng là yếu tố cần thiết và đặc biệt quan trọng của mọi nhà tiếp thị hiện nay. Nhưng làm thế nào để bạn có thể hiểu được hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hàng ngày, hàng năm? Báo cáo tìm kiếm hàng đầu trong năm 2021 của Việt Nam sử dụng nhiều dữ liệu tìm kiếm ẩn danh để xác định những xu hướng tiêu dùng hàng đầu, qua đó giúp bạn định hướng chiến lược tiếp thị trong năm 2022 hiệu quả.
Xu hướng người tiêu dùng nổi bật khi trải nghiệm trên Google 2021
Xu hướng 1: Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo
Người Việt Nam đang lựa chọn lối sống ưu tiên kỹ thuật số để hưởng lợi ích từ sự nhanh chóng, thuận tiện và giá cả của cả thế giới trực tuyến. Nếu năm 2020 cho thấy hàng triệu người tiêu dùng đều trải nghiệm trên nền tảng trực tuyến thì năm 2021 cho thấy sức mạnh cực lớn của kỹ thuật số. Từ mua sắm đến dịch vụ, người Việt đang chọn chú trọng lối sống kỹ thuật số để tận dụng tốc độ, sự tiện lợi và giá cả của thế giới trực tuyến.
2021 là một năm khó khăn của Việt Nam với gần 5 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19. Những người tiêu dùng đã quen với thế giới số tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.
Không chỉ người tiêu dùng mà các doanh nghiệp cũng lựa chọn việc chuyển mình qua sử dụng các nền tảng số hoá, chạy các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số để thúc đẩy và tăng trưởng vững vàng trong khoảng thời gian đại dịch bùng nổ. Doanh nghiệp chuyển đổi số, kéo theo người tiêu dùng cũng nhận được nhiều nguồn lợi lớn từ việc trải nghiệm số.
Xu hướng 2: Đánh giá lại giá trị cuộc sống & lựa chọn sự thoải mái, tiện nghi
Trong những năm qua, toàn cầu đã phải đối mặt với đại dịch COVID 19, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của toàn xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cũng qua bối cảnh đại dịch ngày càng lan rộng này, người Việt Nam đã nhìn nhận lại những gì hiện có trong cuộc sống thường ngày và lựa chọn những lối sống thoải mái, tiện lợi, dễ dàng hơn cho bản thân.
Tìm hiểu nhiều hơn về ‘Chăm sóc sức khỏe’ của bản thân
Đặc biệt trong năm 2021, sức khỏe tinh thần được dự đoán sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người vào năm 2022. Mọi người sẽ dần bắt đầu chấp nhận cảm xúc thật của mình và dành nhiều thời gian để cảm nhận chúng.
Từ những thay đổi nhỏ hằng ngày đến những quyết định quan trọng hơn trong cuộc sống, những nội dung tìm kiếm cho thấy rằng mọi người đang nhìn nhận cuộc sống và đánh giá xem những lựa chọn của mình có phù hợp với những gì thực sự quan trọng hay không.
Do vậy, các thương hiệu cần phải nghiên cứu và thấu hiểu những sự thay đổi phổ biến và đáng kể ở người tiêu dùng. Những thay đổi về giá trị cốt lõi và ưu tiên trong cuộc sống thường là phản ánh hành vi của người tiêu dùng.
Chấp nhận lối sống kết hợp, chủ động về không gian và thời gian
Khảo sát của Google về hành vi người tiêu dùng khi chấp nhận quen với lối sống kết hợp - Mặc dù các hạn chế cách ly đã được nới lỏng nhưng lối sống kết hợp dường như vẫn tiếp tục. Nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng phong cách làm việc bán từ xa sẽ là xu hướng trong tương lai
Đánh giá lại tình hình tài chính cá nhân
Khảo sát của Google cho thấy rằng mọi người đang thay đổi cách nhìn nhận về tài chính. Một số người tìm kiếm cơ hội đầu tư để bảo toàn và tăng giá trị khoản tiết kiệm, trong khi những người khác tìm kiếm các ưu đãi, chương trình giảm giá và cách chi tiêu tiết kiệm hơn.
Trước kỳ nghỉ lễ năm 2021, do tác động của COVID-19 đến tình hình tài chính, hầu hết người mua sắm có kế hoạch cắt giảm tiêu dùng hoặc chờ đến khi có đợt giảm giá rồi mới mua quà.
Xu hướng 3: Rút ngắn khoảng cách
Khi thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số để hình thành các kết nối có ý nghĩa giữa con người với nhau, các thương hiệu cần thoát khỏi tư duy coi các nền tảng kỹ thuật số như các kênh chức năng thuần túy hoặc chỉ là một kênh tiếp xúc trực tuyến. Thay vào đó, hãy xem xét cách bạn có thể nhận được giá trị lâu dài hơn từ việc kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình trên mạng.
Trong lĩnh vực tiếp thị, chúng ta thường nói phương tiện là thông điệp. Nhưng điều này không có nghĩa là một kênh cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc khó khăn và phức tạp. Làm cách nào để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận được những người ở bên kia mỗi chiến lược kênh? Quan trọng hơn, với tư cách một thương hiệu, bạn có thể làm gì để tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc và có ý nghĩa hơn cho người tiêu dùng?
Tác động của hoạt động Tiếp thị
- Xây dựng tình yêu và lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm nhất quán tại tất cả các điểm chạm trong hành trình mua sắm.
- Khai thác giá trị của thế giới ảo để tăng cường trải nghiệm trong thế giới thực.
- Đầu tư vào những màu quảng cáo có thể giúp kết nối và truyền cảm hứng
Xu hướng 4: Tìm kiếm những thông tin chính xác
Thông tin sai lệch trên mạng và những vụ vi phạm dữ liệu ngày càng tăng khiến cho người tiêu dùng trở nên hoài nghi hơn bao giờ hết. Để tránh bị lừa và đưa ra những lựa chọn sáng suốt, họ cũng chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy, sử dụng Google Tìm Kiếm để xác minh tính xác thực của các tuyên bố, xem xét cẩn thận các giá trị thương hiệu và đảm bảo tính xác thực của các thương hiệu mà họ chọn để tương tác.
Xu hướng 5: Bất bình đẳng ngày càng tăng
Đại dịch đã ảnh hưởng đến mỗi người mỗi tổ chức một cách khác nhau. Cho dù đó là quyền tiếp cận tài chính, thông tin hay hàng hóa và dịch vụ cơ bản, người Việt Nam đang sử dụng Internet để vượt qua những thách thức khác nhau của họ.
Trên đây là tổng quan những xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng được Google khảo sát trong năm 2021 vừa qua.
Hãy học từ năm 2021 - bởi vì chúng ta cần nhìn lại để tiến về phía trước.
Tham khảo báo cáo YEAR IN SEARCH 2021 TẠI ĐÂY
Nguồn: Thinking With Google