Xu hướng mua sắm Tết 2022: 3 cách tiếp cận khách hàng hiệu quả cho nhà bán lẻ

Có thể thấy rõ sự thay đổi lớn trong xu hướng mua sắm và hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng qua internet sau đại dịch COVID 19 suốt thời gian qua. Theo đó, Google đã tiến hành nghiên cứu những thông tin chi tiết mới về xu hướng và hành vi của người tiêu dùng qua kênh Tìm kiếm và Youtube trong dịp lễ Tết 2022 sắp tới. Với những khám phá mới này, Google đã giúp các nhà bán lẻ xem xét và có thể chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng nhiều giải pháp mới để kết nối, tiếp cận với hàng triệu người dùng Việt Nam đang trải nghiệm trên nền tảng kỹ thuật số. Cùng khám phá những cách thức mà nhà bán lẻ trực tuyến có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tiếp cận người dùng trong dịp lễ Tết 2022 này.

Tổng quan xu hướng người dùng dịp Tết 2021 vừa qua

Theo như khảo sát của Google cho biết, Tết 2021 là cái tết khá yên tĩnh và không quá sôi động như những năm trước đó. Bởi sự ảnh hưởng của quy định giãn cách xã hội, hầu hết mọi người đều ở nhà trong giai đoạn này, lưu lượng người đến các điểm bán lẻ và giải trí đã giảm 40% trong năm nay so với Tết 2020. Vậy nên, với không khí đó, người dùng Việt Nam cùng nhau truyền cảm hứng và đón Tết qua internet.

  • Tết là một dịp lễ lớn của Việt Nam, dù hoàn cảnh nào, người Việt vẫn luôn hy vọng được đón một cái Tết ấm áp và đáng nhớ. Một khảo sát vào tháng 5 năm 2021 cho thấy:
  • 70% người Việt đã trải nghiệm trực tuyến để tìm ra những cách mới cho kỳ nghỉ lễ ở nhà.
  • Các lượt tìm kiếm như ‘Xem gì hôm nay’ đã tăng 200% cùng thời kỳ so với năm ngoái. Và các lượt tìm kiếm về Giao thừa tăng 38% cùng thời kỳ.

Mọi người cũng bắt đầu trải nghiệm mua sắm trực tuyến nhiều hơn, tăng từ 20% đến 25% doanh thu bán hàng hàng trước Tết 2021, so với cùng kỳ năm 2020

Xu hướng mua sắm Tết 2022 của người tiêu dùng

Vào dịp Tết, theo truyền thống của người Việt, mua quà Tết là một việc làm vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Người con xa nhà mua quà Tết cho bố mẹ, nhân viên mua quà Tết tặng cấp trên hay công ty mua quà Tết cho nhân viên… Do đó, xu hướng tìm kiếm và mua sắm về ‘Quà Tết’ tăng mạnh vào dịp cuối năm tại Việt Nam.

Ngoài ra, ngành hàng phổ biến khác của dịp Tết 2022, theo báo cáo của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) sẽ tăng trưởng cực tốt trong dịp lễ này với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với những ngày thường. Khu vực thành thị sẽ có xu hướng sắm Tết sớm hơn với mức tăng trưởng khoảng 3%, còn khu vực nông thông sẽ tăng 6% so với Tết năm trước.

Theo một khảo sát mới với người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, 40% người được hỏi cho rằng họ sẽ lên kế hoạch mua sắm Tết qua hình thức trực tuyến và giao đến tận nhà. Với xu hướng này, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà bán lẻ trực tuyến thúc đẩy tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

Một trong những nền tảng mà người dùng đang tận dụng mạnh mẽ trong việc tìm hiểu thông tin, tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu chính là Google Search và Youtube. Với lượt truy cập lên tới hàng triệu mỗi ngày, Google Search là kênh tiếp thị tiềm năng cho nhà bán lẻ trực tuyến.

Cách để tiếp cận người dùng dịp cuối năm và Tết Âm lịch 2022

Mặc dù Tết năm 2022 có thể có những hạn chế tương tự hoặc khó khăn hơn so với năm 2021, 64% người nói rằng Tết vẫn sẽ thú vị, với 95% những người được khảo sát có kế hoạch mở đầu năm mới với một hoặc nhiều cách thức trải nghiệm trực tuyến trên nền tảng số. Vậy thì, có những cách thức cụ thể nào để tiếp cận người dùng dịp Tết này cho nhà bán hàng?

1. Tiếp cận người dùng qua TV kết nối Youtube & Smartphone

Tết là khoảng thời gian gắn kết gia đình trước màn hình TV được kết nối và thư giãn với những nội dung cá nhân yêu thích. Có 48% người cho biết Tết này họ dành nhiều thời gian trước TV được kết nối internet cùng với gia đình hoặc một mình hơn những Tết trước. Bên cạnh đó, có 25% người được khảo sát cho biết họ đã dành nhiều thời gian hơn trên Smartphone để giải trí.

Trong số đó, YouTube là nền tảng TV được kết nối lớn nhất tại Việt Nam với hơn 25 triệu người sử dụng đã phát trực tuyến YouTube trên màn hình TV được kết nối của họ vào tháng 5 năm 2021 tại Việt Nam và 95% chủ sở hữu TV được kết nối để xem nội dung trên YouTube, biến YouTube trở thành nền tảng phát trực tuyến video số 1 trên TV của mình. Vậy nên, có thể thấy nền tảng Youtube là kênh tiếp thị tiềm năng cho nhiều nhà bán lẻ dịp lễ Tết trong thời gian tới.

Với truyền thống xem hài, kịch vào dịp Tết cũng như các bài hát mang không khí, lời nhạc đậm chất những hoạt động ngày tết. Các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng bằng cách cung cấp các nội dung phổ biến trong dịp Tết, thu hút người xem.

Ngoài sử dụng TV, xu hướng sử dụng Smartphone ngày càng phổ biến trong mọi độ tuổi không chỉ riêng giới trẻ. Với cái Tết ở nhà, người dùng sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm trên internet hơn, đặc biệt là các kênh mạng xã hội, Youtube… Không chỉ thể, hoạt động mua sắm của họ cũng nhiều hơn trên các cửa hàng Online thay vì ra mua trực tiếp tại cửa hàng Offline.

2. Tiếp cận qua xu hướng tìm kiếm thông tin các nhu cầu tiêu dùng dịp Tết trên Google

Thông thường, dịp lễ Tết đến, một số mặt hàng được tìm kiếm phổ biến như: quà tết, xu hướng thời trang, các món ăn dịp tết, cây hoa, trang trí nhà cửa…. Đặc biệt, ở mỗi vùng miền thì sẽ có những từ khóa tìm kiếm khác nhau. Chẳng hạn như mặt hàng Hoa Tết, theo khảo sát cho biết ở miền Bắc thì tìm kiếm nhiều về hoa Đào còn miền Nam thì Hoa Mai. Hoặc tìm kiếm về những công thức nấu các món ăn ngày Tết, mâm ngũ quả, phong cách thời trang... đều cho thấy sự khác biệt tại mỗi Vùng Miền trên Việt Nam.

Vậy nên, nhà bán lẻ nếu muốn tận dụng lượng tìm kiếm khổng lồ trên Google mỗi ngày để tiếp cận người tiêu dùng đồng nghĩa với việc bạn cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về khu vực kinh doanh mục tiêu để lựa chọn từ khoá phù hợp cho các tiêu đề sản phẩm của mình. Đồng thời, qua kênh tìm kiếm này, nhà bán lẻ nên tận dụng các chiến dịch quảng cáo với Google Search hay Google Shopping để tăng tiếp cận đến khách hàng dịp tết. Đặc biệt cần tối ưu tiêu đề sản phẩm phù hợp với xu hướng từ khóa tìm kiếm dịp cuối năm, Tết 2022.

3. Tiếp cận mạnh mẽ đến người dùng qua các giải pháp quảng cáo của Google

Khoảng thời gian giãn cách đã đẩy nhanh việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Google và YouTube của người tiêu dùng. Thương mại điện tử bao gồm các nhà bán hàng điện tử như Shopee và Tiki, Lazada trở nên phổ biến hơn trong dịp Tết và mùa bán hàng dành cho nhà bán lẻ. YouTube được xem là lookbook thời trang với hầu hết các đề xuất về các thương mại điện tử giá cả phải chăng và hợp thời trang cùng các thương hiệu địa phương độc đáo. .

Nền tảng Google và YouTube Search tiếp tục là một điểm tiếp xúc quan trọng trong hành trình tìm kiếm dịp Tết 2022 này. Theo khảo sát cho biết, 80% người dùng chuyển đổi giữa Tìm kiếm và YouTube khi nghiên cứu sản phẩm và 55% người dùng tìm kiếm sản phẩm trên Google, sau đó truy cập YouTube để nghiên cứu thêm trước khi mua.

Ngoài ra, Chiến dịch Mua sắm thông minh (Smart Shopping Campaign) dựa vào nền tảng Search để tìm đúng người tiêu dùng mục tiêu trên các kênh phù hợp trên mạng lưới rộng lớn gồm có: Search, Search Partners, the Display Network, YouTube and Gmail. Với giải pháp này, nhà bán hàng có thể tiếp cận mạnh mẽ đến nhiều người truy cập trên Youtube và qua lượng tìm kiếm khổng lồ trên Google Search, đối tác tìm kiếm của Google.

Tết 2022 được xem là cái Tết với xu hướng mua sắm và trải nghiệm đa số dựa trên nền tảng số qua internet. Do vậy, nhà bán lẻ nên tận dụng thông tin chi tiết và giải pháp mạnh mẽ của Google để đạt được các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của bạn trong Tết này.

Triển khai chiến dịch Google Smart Shopping với Haravan

Hỗ trợ nhà bán lẻ triển khai các chiến dịch quảng cáo mua bán hàng cuối năm với Google, Haravan hợp tác với Google giúp nhà bán lẻ tối ưu các bước thiết lập chiến dịch Google Smart Shopping chỉ với 3 bước đơn giản và trong thời hạn không quá 1 tuần.

Đọc thêm: Tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng với chiến dịch Smart Shopping Campaigns

Triển khai Google Smart Shopping với Haravan không những giúp bạn tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả quảng cáo, mà còn luôn được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia từ Google và Haravan. Để khởi tạo một chiến dịch quảng cáo với Google, sau khi thiết lập sẽ cần 4-5 ngày chờ duyệt sản phẩm. Vậy nên, quý khách hãy nhanh tay đăng ký sớm để Haravan giúp bạn tăng đơn hàng và doanh thu hiệu quả dịp cuối năm. Đồng thời đạt đủ ngân sách chi tiêu 3.000.000 VNĐ để được hoàn tiền 2.500.000 VNĐ từ chương trình của Haravan nhé!

Nguồn: Thinking With Google

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

08 chiến thuật tối ưu tiêu đề hiệu quả khi chạy quảng cáo Google Shopping

04/01/2022 Thùy Linh

Nhận hoàn tiền ngay 5.600.000 VNĐ khi khởi tạo chiến dịch Quảng cáo Google lần đầu với Haravan 2022

21/02/2022 Thùy Linh

Tổng hợp 6 ngành hàng quảng cáo hiệu quả trên kênh Google Shopping hot nhất 2022

05/04/2022 Thùy Linh