Khi nhắc đến bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến Lazada, Tiki, Sendo và đặc biệt là ông lớn Shopee. Hiện nay, từ những nhà bán hàng nhỏ lẻ không có mặt bằng đến những doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi cũng bắt đầu mở gian hàng trên sàn để theo kịp xu hướng kinh doanh trực tuyến. Đối với các nhà kinh doanh và bán hàng online thì Shopee là một kênh không thể bỏ qua do đây đang là sàn thương mại điện tử “top of mind’ với người tiêu dùng Việt Nam.
Ở bài viết này, Haravan sẽ hỗ trợ bạn cách chăm sóc khách hàng sau bán hàng và bán lại cho khách hàng trên sàn Shopee hiệu quả từ đó tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí với giải pháp đến từ Haravan.
1. Khó khăn khi kinh doanh nên sàn thương mại điện tử Shopee:
Theo thống kê của Iprice, tính đến hết tháng 3/2019, Shopee đứng ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam với 40.7711.200 lượt/tháng, sau đó là Tiki và Lazada. Do đó số lượng nhà bán hàng trên Shopee cũng là một con số không nhỏ và mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Khi ở một môi trường cạnh tranh cao như vậy thì các nhà bán hàng không thể tránh được những khó khăn khi kinh doanh trên sàn. Dưới đây là hạn chế mà các nhà bán hàng sẽ gặp khi kinh doanh trên Shopee:
Chi phí để chốt một đơn hàng quá lớn
Để bán được một được một đơn hàng thì chủ shop phải bỏ ra các chi phí vận hành cơ bản như: Phí quản lý, phí thanh toán, phí dịch vụ, phí vận chuyển, phí hoa hồng,... Bên cạnh đó còn phải kể đến các chi phí marketing để tăng đơn như phí cho các đợt Flash Sale, Mega Sale, phí chạy ads, phí “chạy thầu” từ khóa,.....
Ví dụ về chi phí của một đơn hàng trên Shopee
Chi phí của các sàn quá cao, buộc các nhà bán hàng phải tăng giá thành sản phẩm thì mới có thể nhận lại lợi nhuận. Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên tâm lý của khách hàng ai cũng muốn mua hàng với giá cả rẻ nhất. Nếu sản phẩm tăng giá thì khách hàng sẽ tìm mua shop khác tương tự có giá bán rẻ hơn. Từ đó, các shop phải cạnh tranh nhau về giá và mức độ cạnh tranh rất khóc liệt.
Cạnh tranh khốc liệc giữa các nhà bán hàng về giá cả và lòng tin của khách hàng:
Cạnh tranh giữa các nhà bán hàng trên Shopee vô cùng khốc liệt
Hầu hết, trên các sàn thương mại điện tử. trong đó có Shopee, họ không có chính sách bảo vệ giá bán nên tình trạng các shop bán phá giá là không thể tránh khỏi trên sàn. Bên cạnh đó, khả năng cao các shop bán hàng ‘real’, hàng chính hãng sẽ phải cạnh tranh với các shop bán hàng nhái, hàng kém chất lượng khác vô cùng khóc liệt về giá cả của sản phẩm. Việc chạy theo giá thành thấp cũng dẫn đến việc các sản phẩm giả được bán trên sàn rất phổ biến, nên làm sao để khách hàng tin tưởng và lựa chọn shop của bạn cũng lả một bài toán khó cho các nhà bán hàng hiện nay.
Khó tiếp cận và bán lại cho khách đã mua qua công cụ chat của Shopee
Tin nhắn các shop gửi đi quá nhiều nhưng không hiệu quả
Số lượng khách hàng nhận được tin nhắn từ các shop mà họ đã mua qua hay quan tâm là cực kỳ lớn. Điều này dẫn đến việc khách hàng dễ bỏ qua tin nhắn của bạn dưới cả trăm tin nhắn đến từ các shop ngoài kia mà còn khiến khách hàng cảm thấy phiền hà vì mình bị spam tin nhắn quá nhiều. Từ đó sẽ gây ấn tượng xấu cho khách hàng mà việc tiếp cận lại để thuyết phục khách hàng mua lần nữa không hiệu quả. Và cũng vì thế tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ chốt đơn trên Sàn cũng không cao như mong đợi.
Đặc biệt, Shopee có rất nhiều chính sách nghiêm ngặt trong việc nhắn tin với khách hàng như: không được chat các từ khóa nhạy cảm (hủy đơn, bỏ đơn,...) hay không được giao dịch ngoài sàn (chủ shop nếu để lại thông tin như zalo, số điện thoại, thông tin sàn khác sẽ bị chặn chat với khách ngay lập tức),...
Tuy nhiên, các nhà bán hàng trên Shopee đừng quá lo lắng vì những hạn chế trong việc tương tác với khách hàng đã nêu trên vẫn sẽ có cách khắc phục. Các nhà bán hàng có thể điều hướng khách hàng từ Shopee về kênh dễ tiếp cận và tương tác khách hàng hiệu quả hơn đó là Facebook Messenger.
Việc điều hướng khách hàng về Facebook Messenger sẽ giúp các nhà bán hàng tránh được các hạn chế về chính sách chat của Shopee.Chẳng những thế, đây là nền tảng được sử dụng rất phổ biến ngày nay, nhất là giới trẻ. Vì thế, việc tiếp cận và chăm sóc lại cho khách hàng cũ cũng như khả năng bán được nhiều đơn hàng từ đây hơn khi so với sàn là vô cùng khả thi.
Nhưng làm thế nào để tương tác với số lượng lớn khách hàng trên Messenger không tốn phí chạy tin nhắn tài trợ? Thấu hiểu được khó khăn của các nhà bán hàng trong việc kinh doanh trên sàn thì vừa qua, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã hợp tác với công ty công nghệ Haravan cho ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ để giúp các nhà bán hàng chăm sóc và bán lại nhiều lần cho khách hàng cũ miễn phí với chi phí 0 đồng.
2. Giải pháp Thông báo Định kỳ giúp dễ dàng chăm sóc và bán lại cho khách hàng cũ trên Shopee
Chăm sóc và bán lại cho khách hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee
Tính năng Thông báo Định kỳ là một tính năng mới, vừa được triển khai trên nền tảng HaraSocial (được phát triển bởi Haravan). Đây là nền tảng cung cấp các giải pháp bán hàng hiệu quả hơn trên kênh Facebook, Zalo, Instagram & Livestream. Để có thể sử dụng miễn phí tính năng Thông báo Định kỳ, các chủ Shop hãy đăng ký dùng thử HaraSocial để có thể tự mình trãi nghiệm tính năng này một cách trọn vẹn nhất.
Đăng ký dùng thử HaraSocial miễn phí 14 ngày tại đây
Tính năng Thông báo định kỳ trên Facebook Messenger là gì?
Đây là tính năng giúp các chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận lại khách hàng cũ bằng việc Fanpage của nhà bán hàng được phép gửi hàng loạt các thông báo bán hàng đến người mua theo các kịch bản phù hợp với từng đối tượng khách hàng và được gửi trong thời gian cụ thể trong Messenger. Nó giúp các nhà kinh doanh có thể dễ dàng tương tác với khách hàng cũ đã từng tương tác với chatbot tự động với đa dạng chủ đề khác nhau như khuyến mãi, thông tin hữu ích (tips sử dụng sản phẩm, mẹo,...), thông báo sản phẩm mới, nhắc lịch hẹn, lịch Livestream với chi phí hợp lý.
Vì sao bạn nên sử dụng Thông báo Định kỳ thông qua nền tảng HaraSocial (được phát triển bởi Haravan)?
Tính năng này chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của khách hàng. Luồng vận hành sẽ chia làm hai giai đoạn chính: chủ Shop sẽ gửi tin nhắn yêu cầu xác nhận đồng ý nhận tin nhắn để thu hút khách hàng nhận tin. Khách hàng sẽ đăng ký nhận tin nhắn tư vấn và chăm sóc của shop theo tần suất định kỳ nếu họ có quan tâm đến chủ đề mà chủ shop đưa ra. Sau khi khách hàng nhấn chọn “đồng ý” thì các thông báo sẽ gửi đến khách hàng theo đúng tin nhắn yêu cầu của Shop.
Ứng dụng thức tế của tính năng Thông báo định kỳ
Nhờ tính năng Thông báo Định kỳ, bạn chỉ cần lên kịch bản sẵn và nhận được sự đồng ý của khách hàng, chatbot sẽ giúp bạn chăm sóc họ tự động mà không cần phải mất thời gian để nhắn tin cho từng khách hàng nữa. Khi khách hàng nhấn chọn “Đồng ý nhận tin”, đó là lúc bạn thu lại cho mình một tệp khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm của bạn ở hiện tại và cả trong tương lai sau này.
Không giống như các tin nhắn quảng cáo thông thường khác, tính năng Thông báo Định kỳ giúp cho các chủ Shop tương tác mật thiết với khách hàng mà không lo bị vi phạm chính sách của Facebook (chính sách không được gửi tin nhắn cho khách hàng quá 24 giờ) trên HaraSocial. Nếu các chủ Shop vi phạm luật này nhiều lần sẽ bị Facebook khóa Fanpage vĩnh viễn.
3. Cách điều hướng khách hàng từ Shopee sang Facebook Messeger
Cách áp dụng tính năng Thông báo định kỳ trên Shopee
Đối tượng sẽ được áp dụng giải pháp này sẽ là những khách hàng đã mua sản phẩm của Shop trên Shopee. Sẽ có một QR được đính kèm với card cảm ơn được dán trên gói hàng hoặc đính trên bao bì sản phẩm. Các chủ shop nên viết thêm nội dung hấp dẫn đi kèm nhằm thu hút khách hàng quét mã như tặng voucher giảm giá, tặng quà cho đơn tiếp theo,... Khách hàng sau khi quét mã này sẽ được điều hướng về Facebook Messenger.
Ứng dụng thực tế sau khi khách hàng quét mã QR
Khi bạn càng thu hút được nhiều khách hàng đăng kí nhận tin thì tệp khách hàng tiềm năng của bạn sẽ càng lớn. Khi đó, bạn không cần phải bỏ tiền và công sức để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới, những người chưa chắc sẽ mua sản phẩm của bạn. Từ những người khách hàng đã mua qua sản phẩm của bạn, họ sẽ có xu hướng tin tưởng hơn do họ đã từng trãi nghiệm qua, hơn thế nữa, việc nhắc lại sản phẩm định kỳ cũng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ hơn từ đó tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn và bán hàng hiệu quả hơn mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí quảng cáo.
Chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản, bạn đã có thể bắt đầu kết nối với khách hàng cũ vào duy trì tương tác với họ. Chăm sóc và bán lại cho khách hàng cũ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn đồng hành cùng HaraSocial và Haravan.
HaraSocial - Giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả trên Facebook, Instagram, Livestream & Zalo.