Cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh, phụ kiện điện thoại cũng là mặt hàng giàu tiềm năng kinh tế. Nhu cầu khách hàng cao và ổn định, không đòi hỏi vốn quá lớn, dễ tìm nguồn hàng,... là những yếu tố khiến nhiều người lựa chọn mặt hàng này để bắt đầu kinh doanh.
Tuy nhiên, việc quản lý ngành hàng này không hề đơn giản. Hãy cùng Học viện Haravan tìm hiểu những khó khăn và cách giải quyết để có thể bán hàng thuận lợi và đạt được thành công từ việc kinh doanh phụ kiện điện thoại.
1. Khó nắm chính xác số lượng hàng hóa
Sự đa dạng của các mặt hàng phụ kiện điện thoại có thể gây ấn tượng cho bất cứ ai. Mọi nhu cầu của khách hàng đều có thể được đáp ứng với những chiếc ốp lưng đầy màu sắc và kiểu dáng ngộ nghĩnh, những chiếc gậy chụp hình với kích thước khác nhau, muôn kiểu tai nghe, dây sạc, dán màn hình,... Và tất nhiên, mỗi dòng điện thoại chỉ phù hợp với các phụ kiện dành riêng cho nó. Chính sự đa dạng và rắc rối của ngành hàng này khiến việc quản lý sản phẩm trở thành mối đau đầu của các chủ shop phụ kiện điện thoại.
Tuy nhiên, việc quản lý hàng ngàn sản phẩm khác nhau đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều với sự trợ giúp của các nền tảng công nghệ. Cụ thể hơn, chúng là các phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho shop phụ kiện điện thoại. Những phần mềm này giúp chủ cửa hàng lưu trữ thông tin sản phẩm, phân loại theo từng nhóm như công dụng, dòng điện thoại phù hợp, giá cả,... và quản lý tại 1 nơi duy nhất. Mỗi khi có khách hàng hỏi về một mặt hàng, chủ shop chỉ cần tra cứu dữ liệu trên phần mềm là có thể biết được mặt hàng đó còn hay hết, nếu còn thì số lượng là bao nhiêu,... Không cần phải tìm kiếm, 'ngụp lặn' trong hàng ngàn mẫu mã hàng hóa để trả lời cho khách. Người bán bán được hàng nhanh, người mua tìm được sản phẩm ưng ý và hài lòng với cách thức bán hàng chuyên nghiệp.
2. Không kiểm soát được số lượng tồn kho
Với hàng ngàn mẫu mã sản phẩm, nhà bán hàng thường chỉ trưng bày một vài mẫu của từng loại. Các sản phẩm tương tự sẽ giữ trong kho hàng, khi mẫu đó hết mới đem ra trưng bày tiếp. Thông thường, việc quản lý hàng hóa tồn kho được thực hiện qua sổ sách, vốn gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm tra. Người bán hàng không nắm rõ tình hình tồn kho sản phẩm nên không có kế hoạch nhập hàng phù hợp. Tệ hơn, tình trạng thất thoát có thể diễn ra mà chủ cửa hàng không biết được vì không nắm rõ số liệu tồn kho sản phẩm.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ trở nên cực kỳ hữu dụng trong trường hợp này. Số lượng hàng tồn kho của từng mặt hàng luôn được cập nhật tự động sau khi sản phẩm được bán ra. Nhà quản lý có thể nắm được số lượng còn tồn của mặt hàng đó là bao nhiêu chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại. Kiểm soát chính xác dữ liệu tồn kho giúp chủ shop phụ kiện biết được mặt hàng nào bán chạy và sắp hết hàng, mặt hàng nào còn tồn nhiều, từ đó có kế hoạch nhập hàng và thanh lý tồn kho hiệu quả. Tình trạng thất thoát nếu có xảy ra sẽ được phát hiện để có các biện pháp ngăn chặn phù hợp.
3. Tốn quá nhiều nhân lực và thời gian để quản lý bán hàng đa kênh
Phụ kiện điện thoại là một trong những mặt hàng được tìm kiếm và mua sắm online nhiều nhất. Vì vậy, không ít người đã khai thác lợi thế này để mở rộng việc kinh doanh lên các kênh bán online như Facebook, Zalo, các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki,... Vấn đề là mỗi kênh bán hàng lại phải có nhân viên riêng để xử lý đơn hàng, rồi thống kê doanh thu, quản lý giao hàng trên các kênh, hàng loạt việc chồng chéo khiến quá trình bán hàng đa kênh diễn ra kém hiệu quả.
Với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, nhà kinh doanh có thể triển khai bán hàng trên nhiều kênh rất đơn giản và nhanh chóng. Chủ shop phụ kiện iết kiệm tối đa thời gian và công sức khi kinh doanh đa kênh. Bất cứ thông tin đơn hàng được tạo trên các kênh bán online đều được gửi ngay đến điện thoại nhân viên. Nhờ vậy, nhân viên cửa hàng biết được có đơn hàng mới và xử lý hàng nhanh. Đồng thời, phía vận chuyển cũng nhận được thông tin để đến lấy hàng và giao đến tay khách trong thời gian sớm nhất. Tình trạng sót đơn online, hay khách hủy đơn vì giao trễ được hạn chế tối đa.
4. Quản lý doanh thu chưa chặt chẽ
Dù chỉ có một cửa hàng, chủ shop cũng không thể có mặt 24/24 để quản lý hoạt động kinh doanh. Doanh thu buôn bán trong ngày, hiệu suất làm việc của nhân viên, sản phẩm bán chạy, sản phẩm còn tồn nhiều,... những thông tin này không được thống kê chính xác khiến chủ shop không nắm được tình hình kinh doanh của mình.
Phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ cửa hàng phụ kiện điện thoại có thể quản lý việc kinh doanh của mình mọi lúc mọi nơi. Nhà quản lý có thể thoải mái ra ngoài để tìm nguồn hàng mới, khảo sát thị trường, hay đơn giản là đi du lịch cùng gia đinh mà không cần lo lắng việc bán hàng bị ảnh hưởng. Bởi nhà quản lý có thể nắm bắt tình hình bán hàng, lợi nhuận thực tế, số đơn hàng chi tiết hàng ngày chỉ bất cứ nơi đâu với một thiết bị di động được kết nối Internet.
Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ không thể thiếu để các chủ shop kiểm soát việc kinh doanh của mình chặt chẽ, làm tiền đề để đưa thương hiệu phát triển trong tương lại. Đặc biệt, chủ shop kinh doanh phụ kiện điện thoại có thể sử dụng phần mềm này HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Phần mềm Hararetail là nền tảng công nghệ đầu tiên trong cả nước kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Với mục tiêu "Nâng tầm 50.000 doanh nghiệp Việt", Haravan cùng VPBankSME đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp cho thị trường gói giải pháp quản lý bán hàng miễn phí cùng các hỗ trợ tài chính đặc quyền đi kèm nhằm.
Miễn phí vĩnh viễn cho chuỗi 2 cửa hàng và 10 nhân viên. Hararetail là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp và cá nhân đang tìm kiếm một công cụ giúp tăng trưởng kinh doanh hiệu quả. Xóa bỏ mọi mối đau đầu cho chủ shop phụ kiện điện thoại ngay với Hararetail.
Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail biến việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Hararetail - Đồng hành cùng nhà bán lẻ.
Trải nghiệm miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng phụ kiện điện thoại ngay!