Đánh giá Google Maps tích cực có lợi ra sao đối với doanh nghiệp?

Sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng nóng, doanh nghiệp nào cũng phải “gồng mình” để vượt qua đối thủ. Một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đang vận dụng đó là thu thập số lượng lớn đánh giá Google Maps 5 sao từ khách hàng. Bài viết này sẽ bật mí với bạn cách để nhận được nhiều phản hồi và ý kiến đánh giá tốt hơn nữa.

1. Đánh giá Google Maps là gì?

Đánh giá Google Maps cho phép doanh nghiệp thu thập những phản hồi có giá trị từ khách hàng

Đánh giá Google Maps hay đánh giá Google, Google review được biết đến là một sản phẩm của Google cho phép doanh nghiệp, người bán thu thập phản hồi có giá trị từ những khách hàng đã mua hàng trên website của họ. Tất cả đánh giá sẽ hiển thị mỗi khi khách hàng nhấp vào trang Google Maps, mang lại những thông tin có giá trị cho khách hàng và giúp doanh nghiệp cùng với người bán nhận được sự tin tưởng cao từ phía khách hàng.
Một bài đánh giá trên Google Maps sẽ bao gồm 4 phần chính sau đây:

  • Tên của người đánh giá.
  • Chi tiết về nội dung đánh giá.
  • Xếp hạng sao trên tổng số 5 sao.
  • Hình ảnh hoặc video có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.

2. Tại sao những đánh giá 5 sao trên Google Maps lại quan trọng?

Rất nhiều cuộc khảo sát về thói quen của người tiêu dùng đã được tiến hành và chỉ ra rằng có đến 90% khách hàng sẽ đọc những review về sản phẩm và dịch vụ định mua trước khi quyết định “móc hầu bao”. Con số này đã chứng minh những đánh giá 5 sao trên Google Maps ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của khách hàng. Bên cạnh đó, đánh giá 5 sao còn mang lại một vài lợi ích tuyệt vời khác như:

2.1 Giúp website nhanh lên top Google tìm kiếm

Để SEO địa điểm lên top Google, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách và một trong số đó là thu thập nhiều đánh giá 5 sao trên Google Maps. Những đánh giá tốt sẽ giúp nhiều khách hàng muốn ghé thăm website của bạn. Khi càng có nhiều lượt traffic tự nhiên thì trang web càng dễ dàng chiếm lĩnh vị trí cao trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google.

2.2 Tăng độ tin cậy và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc có nhiều đánh giá 5 sao trên Google Maps như một minh chứng rõ ràng về chất lượng của doanh nghiệp. Chỉ cần nhìn vào những đánh giá này, từng khách hàng cũng cảm thấy tin tưởng và mong muốn dùng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp hơn. Được khách hàng tin yêu cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường có quá nhiều đối thủ.

Những đánh giá Google Maps có tác động rất lớn đến suy nghĩ và quyết định của khách hàng

2.3 Tăng tỷ lệ khách hàng click vào doanh nghiệp của bạn

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn khách hàng sẽ click vào xem liên kết của họ ngay khi liên kết xuất hiện trên một công cụ tìm kiếm nào đó. Tuy nhiên, giữa mong muốn và thực tế luôn lại có khoảng cách vô cùng lớn. Mặc dù bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như công sức cho những chiến lược SEO nhưng nếu khách hàng không nhấp vào thì cũng vô ích.

Trong khi đó, đánh giá 5 sao trên Google Maps được hiển thị ngay bên cạnh tên của doanh nghiệp lại dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ lệ khách click vào liên kết.

2.4 Tăng lượng khách hàng ở địa phương của bạn

Tâm lý chung của hầu hết khách hàng là muốn mua sản phẩm và dịch vụ của những doanh nghiệp ở gần mình nhất có thể. Bởi vậy, việc doanh nghiệp có nhiều đánh giá 5 sao sẽ nhanh chóng được khách hàng chú ý. Họ đang muốn tìm một doanh nghiệp uy tín, đáng tin cậy và bắt gặp ngay doanh nghiệp của bạn thì khả năng cao là họ sẽ liên hệ với bạn để đặt hàng.

Google Maps có nhiều đánh giá tích cực cũng giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới

2.5 Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp

Đây cũng là một trong những lợi ích tuyệt vời mà đánh giá 5 sao trên Google Maps mang lại cho doanh nghiệp. Khi khách hàng đã nhấp vào xem liên kết của doanh nghiệp thì rất dễ hình thành ý định mua một thứ gì đó từ doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những nhận xét mang tính tích cực có khả năng tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng. Từ đó, thôi thúc họ mua sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán một cách nhanh hơn.

3. Để có bài đánh giá chất lượng trên Google Maps, bạn nên làm gì?

3.1 Ưu tiên viết đánh giá bằng điện thoại

Bạn có thể dùng máy tính hoặc điện thoại để viết đánh giá về một địa điểm nào đó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên điện thoại hơn vì loại thiết bị này có hỗ trợ thêm tính năng chụp ảnh và định vị trị trí. Từ đó, Google dễ dàng xác định chính xác bạn đang ở đâu, đánh giá của bạn là thật hay giả mạo.

3.2 Viết đánh giá thực sự “có tâm”

Những bài đánh giá được viết cho có lệ hoặc vô nghĩa thường không đem lại giá trị gì cho cả doanh nghiệp và những khách hàng mới. Bởi vậy, để có một bài đăng thực sự chất lượng thì bạn nên viết “một cách có tâm”, chia sẻ toàn bộ cảm nhận thực tế của mình.


Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể để lại đánh giá trên Google Maps cho doanh nghiệp

3.3 Tuân thủ những nguyên tắc mà Google đưa ra

Bên cạnh việc không viết những nội dung vi phạm chính sách của Google thì bạn cũng cần tuân thủ thêm một số nguyên tắc cơ bản như:
  • Độ dài tối thiểu phải lớn hơn 115 ký tự, đây là cách giúp Google lọc đi những nội dung đánh giá sáo rỗng viết cho có lệ.
  • Chủ động đề cập đến những khía cạnh tốt của địa điểm càng chi tiết sẽ càng tốt.
  • Tránh khen quá mà chỉ khen ở mức độ vừa phải và có xen kẽ một số lý do chưa thích hoặc thật sự ưng ý để người đọc có cảm giác tin tưởng.

3.4 Luôn giữ thái độ tôn trọng

Không phải mọi địa điểm bạn đến đều mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Điều đó lại khiến bạn muốn chia sẻ hoặc đưa ra phản hồi có tính chất tiêu cực để giãi bày cảm giác thất vọng. Bạn hoàn toàn được quyền làm vậy nhưng hãy luôn chắc chắn ý kiến của bạn sẽ mang tính xây dựng. Phần lớn doanh nghiệp thường tiếp thu ý kiến từ khách hàng để cải thiện toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp sẽ dùng những đánh giá trên Google Maps để cải thiện chất lượng sản phẩm của họ

4. Hướng dẫn A - Z về cách thêm, chỉnh sửa và xóa đánh giá Google Maps

Trong phần nội dung tiếp theo của bài viết, bạn sẽ “dắt túi” thêm được cách để viết, chỉnh sửa và xóa bài đánh giá trên Google Maps. Quy trình bao gồm một vài bước vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tham khảo qua một lần thì đã có thể tự mình thực hiện ngay.

4.1 Cách thêm đánh giá trên Google Maps

Để thêm một đánh giá mới cho bất kỳ địa điểm bào, bạn hãy làm đủ 5 bước sau đây:
Bước 1: Nhấp link https://www.google.com/maps để có thể truy cập vào Google maps.
Bước 2: Tại ô tìm kiếm, gõ địa điểm mà bạn muốn viết đánh giá.
Bước 3: Ấn chọn mục Bài đánh giá -> Viết bài đánh giá.
Bước 4: Xếp hạng sao trên tổng số 5 sao.
Bước 5: Viết đánh giá chi tiết và đính kèm hình ảnh (nếu có) rồi nhấp vào mục Đăng để hoàn tất quá trình viết đánh giá trên Google Maps.

Khi viết đánh giá Google Maps cho địa điểm nào đó thì bạn có thể chèn thêm hình ảnh hay video

4.2 Cách chỉnh sửa hoặc xóa bài đánh giá trên Google Maps

Sau khi viết đánh giá trên Google Maps, bạn nhận thấy mình viết chưa hoàn chỉnh, sai lệch thông tin nên muốn sửa hay xóa hẳn thì nên làm thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng trong vòng “một nốt nhạc”.
Bước 1: Nhấp link https://www.google.com/maps để có thể truy cập vào Google Maps.
Bước 2: Tại góc trên phía trái của giao diện, bạn nhấp vào biểu tượng có 3 gạch - Menu.
Bước 3: Nhấp vào mục Đóng góp của bạn -> Bài đánh giá và kéo xuống bài mà bạn muốn chỉnh sửa hoặc xóa.
Bước 4: Góc bên trái ở phía trên của mỗi bài đánh giá sẽ xuất hiện dấu 3 chấm dọc, bạn nhấp chuột trái vào đó sẽ thấy hiện ra 3 tùy chọn: xóa bài đánh giá, thêm ảnh và chỉnh sửa bài đánh giá.
Bước 5: Bạn nhấp vào tùy chọn phù hợp và làm theo phần hướng dẫn đã được thiết lập sẵn để hoàn thành việc chỉnh sửa hoặc xóa đánh giá.

5. Bạn nên làm gì để nhận được nhiều đánh giá 5 sao trên Google Maps?

Làm thế nào để có thể nhận được nhiều review 5 sao hơn trên Google Maps là thắc mắc mà một vài người đang đặt ra. Bài viết đã tìm hiểu và tổng hợp 3 cách tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, doanh nghiệp của bạn nhất định nên thử qua:

5.1 Hướng dẫn khách hàng cách viết đánh giá

Cách tiếp theo hỗ trợ doanh nghiệp tăng nhanh số lượng đánh giá 5 sao trên Google Maps đó là hiển thị cách để lại đánh giá. Thực tế, không phải toàn bộ khách hàng đều biết cách viết đánh giá. Đấy là lý do khiến một vài người có xu hướng bỏ qua. Bởi vậy, doanh nghiệp của bạn hãy hướng dẫn khách hàng thao tác theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Gmail.
Bước 2: Tìm kiếm trên Google doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Nhấp vào doanh nghiệp để bắt đầu quá trình đánh giá.
Bước 4: Lựa chọn xếp hạng sao, viết và gửi đánh giá.

5.2 Nhắc nhở khách hàng viết đánh giá cho bạn

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể tăng số lượng bài review Google bằng cách chủ động nhắc nhở khách hàng hãy viết bài đánh giá cho doanh nghiệp qua:
  • Hòm thư điện tử.
  • Nhắc trực tiếp ngay khi bạn gửi hóa đơn cho khách.
  • Nhắc khi chuẩn bị kết thúc cuộc trò chuyện thông qua điện thoại.


Bạn có thể thu thập thêm nhiều bài đánh giá trên Google Maps bằng cách nhắc khách hàng viết

6. Bạn có nên thuê dịch vụ đánh giá 5 sao Google Maps hay không?

Như bài viết đã đề cập ở trên, đánh giá 5 sao trên Google Maps thật sự quan trọng. Doanh nghiệp càng có nhiều bài đánh giá và điểm xếp hạng tích cực hơn thì càng dễ lọt top Google tìm kiếm, cải thiện lợi thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận.

6.1 Ưu điểm của việc mua đánh giá 5 sao Google Maps

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thay vì ngồi chờ những đánh giá 5 sao từ mỗi khách hàng của mình thì đã chủ động chi tiền để mua thêm đánh giá. Đây là một phương án hay giúp doanh nghiệp:
  • Khắc phục tình trạng Google Maps có quá ít đánh giá bởi khách hàng hoặc bận rộn, không biết viết hoặc không có hứng thú với việc review.
  • Chủ động tạo ra những đánh giá hay và chất lượng để tạo dựng uy tín, niềm tin và sự tin tưởng nơi khách hàng.
  • Nhận được sự hỗ trợ tận tình của bên cung ứng dịch vụ khi có những vấn đề liên đến đến Google Maps phát sinh và cần được giải quyết.

Mua thêm đánh giá Google Maps mang tính tích cực cũng là cách hay doanh nghiệp nên thử

6.2 Khi nào bạn nên thuê dịch vụ đánh giá trên Google Maps?

Không có một thời điểm cụ thể nào được đưa ra đối với câu hỏi: Khi nào thì bạn nên thuê dịch vụ đánh giá trên Google Maps. Bất kỳ khi nào bạn cũng có thể chọn dịch vụ này, nhất là khi doanh nghiệp của bạn mới xác minh được Google Maps.

Tại thời điểm này, Google sẽ bắt đầu cho map của doanh nghiệp xuất hiện ở trên bản đồ. Những khách hàng đầu tiên có thể vào xem doanh nghiệp và để lại ý kiến, phản hồi của họ sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán.

Một trường hợp khác doanh nghiệp của bạn cũng nên thuê dịch vụ review 5 sao Google Maps đó là khi doanh nghiệp liên tục nhận được review tiêu cực từ phía đối thủ. Doanh nghiệp cần nhanh chóng có những review 5 sao mới có thể kịp thời hạ review 1 sao xuống nhằm kéo điểm trung bình của review lên.

6.3 Hạn chế còn tồn tại của tool đánh giá Google Maps

Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ một thông tin rất quan trọng đó là Google đã cập nhập hệ thống phát hiện spam “siêu đỉnh”. Bên cạnh đó, Google vẫn liên tục cải tiến hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm phát hiện ý định spam đánh giá của bạn ngay từ lúc đầu. Do đó, những đánh giá được viết bằng tool không thực sự hiệu quả như trước nữa. Đấy cũng là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn dịch vụ review Google Maps bằng người thật.

7. Một vài câu hỏi có liên quan đến việc viết đánh giá Google Maps

Google Maps đang càng lúc càng chiếm ưu thế hơn trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm Google. Bởi vậy, phát triển Google Maps là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình này, rất nhiều doanh nghiệp và người dùng đã đặt ra một số thắc mắc, phổ biến nhất chính là:

7.1 Nội dung đánh giá không được hiển thị là do đâu?

Thực tế, hiện tượng lạ lùng này có thể xuất phát từ nhiều lý do như:
  • Google phải xử lý cùng lúc xử lý, chọn lọc và kiểm duyệt một số lượng lớn nội dung đánh giá.
  • Có quá nhiều đánh giá về cùng một địa điểm được gửi trong cùng một khoảng thời gian khiến số lượng đánh giá đột ngột tăng, nhất là đánh giá tốt.
  • Nội dung đánh giá vi phạm chính sách của Google; vô nghĩa và không có giá trị; mang tính quảng cáo; không liên quan đến địa điểm; tạo ra sự xung đột quyền lợi giữa các doanh nghiệp;...
  • Nội dung review có liên quan đến bản quyền, chứa thông tin cá nhân và bí mật quốc gia.
  • Trong nội dung review Google có chèn thêm số điện thoại, email cùng với liên kết đến website.
  • Nội dung bị Google xếp vào dạng spam địa điểm.
  • Tài khoản dùng để viết đánh giá là tài khoản mới được khởi tạo.

Đánh giá trên Google Maps có thể sẽ không được hiển thị do lỗi từ phía bạn hoặc Google

7.2 Đâu là những nội dung bị cấm đăng khi đánh giá Google Maps?

Dù bài đánh giá trên Google Maps có định dạng chữ, ảnh hoặc video thì cũng đều bị Google từ chối xuất bản trong trường hợp chứa nội dung bị cấm hoặc hạn chế:
  • Nội dung nhằm đe dọa gây tổn hại cả về sức khỏe và tinh thần cho cá nhân, tổ chức hay một nhóm người nhất định.
  • Nội dung khiến một người nào đó bị trở thành đối tượng tình dục hóa hay vật hóa không mong muốn.
  • Nội dung như lời kêu gọi hành động trực tiếp nhằm thể hiện hành vi bạo lực để chống lại những cá nhân, nhóm người được bảo vệ.
  • Nội dung có chủ ý khiêu khích và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về hành động phạm pháp hoặc hành vi phi đạo đức.
  • Nội dung có sử dụng ngôn từ khiêu dâm hoặc thô tục nhằm xúc phạm người khác.
  • Nội dung có chứa hình ảnh về những tư thế khiêu dâm hay khỏa thân mặc rất ít quần áo dù đã được làm mờ.
  • Nội dung cổ vũ những hoạt động nguy hiểm có thể gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, tài sản, sư an toàn, động vật hay môi trường.
  • Nội dung chứa ảnh ngược đãi trẻ vị thành niên; dung túng, tôn vinh hay thể hiện hành vi ngược đãi trẻ vị thành niên theo hướng tích cực.
  • Nội dung kích động bạo lực và cổ vũ cho những hành động khủng bố, tôn vinh những cuộc tấn công khủng bố.

Nếu bài đánh giá Google Maps có chứa những nội dung bị Google cấm thì cũng sẽ không được hiển thị

8. Kết luận

Mong rằng với những thông tin có trong bài viết này, bạn đã hiểu đánh giá Google Maps là gì. Đồng thời, với vai trò là một khách hàng thì bạn cũng rõ về cách tạo ra những bài đánh giá thực sự có giá trị. Hay trong vai trò doanh nghiệp, bạn biết mình nên làm gì để ngày càng nhận được nhiều đánh giá 5 sao hơn trên Google Maps giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh mỗi ngày.

>> Đọc thêm:

Hướng dẫn chạy Quảng cáo Google Ads tăng chuyển đổi hiệu quả từ A-Z (2022)

Điểm qua 08 Lợi ích của quảng cáo Google Ads trong kinh doanh online

Lập một chiến dịch quảng cáo Google adwords hiệu quả

Để bắt đầu với chiến dịch Google Ads tối đa hoá hiệu suất, nhà bán hàng cần có sẵn một trang website thương mại điện tử và tài khoản Merchant Center. Nếu bạn đã có website tại Haravan, Haravan sẽ tự động đăng ký và tạo tài khoản Google Merchant Center cho bạn. Nếu bạn muốn tự tạo tài khoản cho mình, thì đây là những bước bạn cần làm.

  • Điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong đơn đăng ký: tên doanh nghiệp và quốc gia
  • Chọn thanh toán trên trang web của tôi
  • Đọc kỹ các điều khoản và quy định. Chọn Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản dịch vụ của Google Merchant Center
  • Chọn Create Account / Tạo tài khoản
  • Ngoài ra, khi triển khai chiến dịch Google Ads với Haravan, nhà kinh doanh sẽ chỉ cần thực hiện 3 bước thay vì 6 bước triển khai bài bản.

Nhận hoàn ngay 5.600.000 VNĐ khi lần đầu khởi tạo chiến dịch với Haravan

Haravan hỗ trợ triển khai đa dạng định dạng Google Ads phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngân sách và mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, đồng hành cùng nhà bán lẻ, Google và Haravan đang có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các khách hàng lần đầu triển khai quảng cáo Google. Hoàn ngay 5.600..000 VNĐ ngân sách quảng cáo khi chi tiêu ngân sách tối thiểu 5.600.000 VNĐ trong vòng 60 ngày đầu tiên kể từ ngày khởi tạo chiến dịch.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Cơ hội kinh doanh là gì? Cách để bạn lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt

13/06/2023 MKT Anh

Decor là gì? Cập nhật xu hướng kinh doanh đồ decor lợi nhuận cao 2023

18/07/2023 MKT Ha

Startup là gì? Các yếu tố giúp bạn khởi nghiệp thành công

20/07/2023 MKT Anh