Những hạn chế của thương mại điện tử doanh nghiệp cần lưu ý

Khi nhắc đến thương mại điện tử, nhiều người thường đề cập đến những lợi ích mà mô hình này mang lại. Tuy nhiên, bạn đã vô tình bỏ qua những hạn chế của thương mại điện tử, sẽ đem lại những rủi ro tiềm tàng rất lớn cho doanh nghiệp. Hãy cùng Haravan tìm hiểu xem những hạn chế mà bạn cần lưu ý là nhé!

1. Ưu điểm của thương mại điện tử:

Thương mại điện tử và những ưu điểm nổi bật

Thương mại điện tử và những ưu điểm nổi bật

Thương mại điện tử (E-Commerce) là nền tảng diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên trực tuyến. Ví dụ dễ hiểu nhất về thương mại điện tử là mua sắm trực tuyến, nơi mà người bán và người có thể dễ dàng kết nối, trao đổi với nhau mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị có kết nối Internet.
Hiện nay, người bán có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như: Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, Ebay...
Dưới đây là 6 lợi ích to lớn của thương mại điện tử mang đến cho nhà bán hàng hiện nay:

  • Tăng sự hiện diện, khắc phục hạn chế về mặt địa lý
  • Lợi ích của thương mại điện tử giúp mở rộng tệp khách hàng
  • Tối ưu hóa chi phí kinh doanh
  • Cung cấp đa dạng thông tin không giới hạn
  • Tăng khả năng phát triển thương hiệu
  • Dễ dàng chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi

Xem chi tiết 6 lợi ích của thương mại điện tử đối với người bán hàng

2. Hạn chế của thương mại điện tử:

2.1 Bảo mật yếu

Hạn chế của thương mại điện tử khi bảo mật thông tin yếu

Hạn chế của thương mại điện tử khi bảo mật thông tin yếu

Cùng với sự phát triển của công nghệ là những rủi ro về bảo mật an toàn thông tin mạng khi những kẻ xấu luôn rình rập nhằm trục lợi cá nhân hay chiếm đoạt tài sản.
Đối với thương mại điện tử cũng vậy, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin mạng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Họ thường lo lắng và không an tâm khi cung cấp các thông tin cá nhân để mua hàng như số điện thoại, địa chỉ, thông tin thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng,...
Thực tế, đã có nhiều người tiêu dùng bị rò rỉ thông tin bởi sự xâm nhập của các hacker công nghệ. Hậu quả là những thông tin này bị đem đi sử dụng cho những mục đích xấu hay nghiêm trọng hơn là tài khoản ngân hàng bị xâm nhập, gây rủi ro về tài chính. Do đó, người tiêu dùng rất lo ngại cung cấp thông tin thanh toán dù những thông tin này đều đã được mã hóa dữ liệu.
Trong khi các công ty công nghệ, các doanh nghiệp thương mại điện tử luôn nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm công nghệ tiện lợi, hiện đại, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn thì vấn đề này lại là trở ngại cho sự phát triển của thương mại điện tử.

2.2 Thuế (VAT)

Các loại thuế bán hàng là trở ngại của chủ shop

Các loại thuế bán hàng là trở ngại của chủ shop

Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng, là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Theo mof.gov.vn, Chính sách thuế đối với TMĐT của Việt Nam hiện nay đã được bao quát lồng ghép vào các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

  • Đối với thuế GTGT, theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu). Do đó, theo nguyên tắc về địa điểm tiêu dùng, các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam được giao dịch thông qua hình thức TMĐT cho người tiêu dùng Việt Nam đều thuộc trong đối tượng chịu thuế GTGT.
  • Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Ngoài ra, tất cả các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú và không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT điều thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác.

Có thể thấy, từ khi thương mại điện tử chưa phát triển, khi bán hàng trên Facebook đang là thịnh hành thì vấn đề thuế bán hàng luôn được đặt ra và là vấn đề trăn trở của nhiều chủ shop, đặc biệt là những mô hình kinh doanh còn nhỏ, chưa có sự ổn định.

2.3 Bất lợi cho doanh nghiệp có mức giá không phải “rẻ nhất”

Bất lợi cho doanh nghiệp có mức giá bán không phải rẻ nhất

Bất lợi cho doanh nghiệp có mức giá bán không phải rẻ nhất

Ưu điểm cho người tiêu dùng khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử là có thể so sánh giá giữa nhiều cửa hàng khác nhau, sau cùng có thể chọn được sản phẩm có mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, đây lại là hạn chế đối với doanh nghiệp hay nhà bán hàng thương mại điện tử khi không thể đưa ra mức giá tốt nhất.
Thêm nữa, tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay TikTok Shop,... thường xuyên diễn ra các chương trình Flash Sale và tung mã ưu đãi. Các shop tận dụng những cơ hội này để giảm giá sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Nhưng lại có hàng trăm, hàng nghìn shop khác nhau, do đó nhà bán hàng luôn phải đau đầu tính toán khi đưa ra giá bán, đặc biệt là những nhà bán hàng nhỏ, mới bắt đầu kinh doanh.

2.4 Những món hàng giá trị mang rủi ro lớn

Những món hàng giá trị cao có rủi ro lớn

Những món hàng giá trị cao có rủi ro lớn

Sự tiện lợi của thương mại điện tử đó là người tiêu dùng có thể thoải mái shopping, lướt web, xem và chọn mua sản phẩm vào bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần cung cấp thông tin nhận hàng mà không phải tốn công di chuyển đến cửa hàng trực tiếp.
Đối với những sản phẩm nhỏ gọn, giá sản phẩm không quá cao và chất lượng không bị ảnh hưởng trong quá trình di chuyển thì đây chính là lợi thế giúp người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Ngược lại, đối với những sản phẩm có giá trị cao như điện thoại, laptop, máy tính bảng,... dễ xảy ra rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay đơn hàng thất thoát, mà đơn vị vận chuyển sẽ không hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề này, do đó nhà bán hàng sẽ chịu tổn thất đối với những đơn hàng này.

2.5 Phụ thuộc đơn vị vận chuyển

Phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển

Phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển

Khi bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, chủ shop sẽ bị phụ thuộc vào những đơn vị vận chuyển mà nền tảng liên kết. Trong khi đó, thời gian vận chuyển, độ nguyên vẹn của sản phẩm hay thái độ người giao hàng cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Đặc biệt, vào những đợt Flash Sale, lượng đơn hàng tăng mạnh, dẫn tới quá tải ở các đơn vị vận chuyển. Khi cửa hàng bạn đã chuẩn bị đơn và sẵn sàng giao cho khách, nhưng vì một số yếu tố khác khiến cho thời gian giao hàng bị chậm trễ hơn so với dự kiến.

3 Kết luận

Đây là những điểm hạn chế của thương mại điện tử cơ bản và thường gặp nhất dành cho các nhà bán hàng. Không chỉ đối với thương mại điện tử, mà khi kinh doanh hay làm bất cứ việc gì, chủ shop cũng cần tìm hiểu kỹ về những ưu và nhược điểm của hình thức đó, để có những giải pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Top 5 lưu ý khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

13/05/2024 Hien MKT

Sàn thương mại điện tử là gì? Top 5 sàn thương mại điện tử hot 2024

25/03/2024 Hien MKT