VAT là thuế gì? Thuế VAT có tính cho dịch vụ thiết kế website không?

Mỗi khi mua sắm quần áo trong siêu thị, ăn uống tại nhà hàng,... bạn thường bắt gặp dòng chữ VAT hay thuế VAT được in trên hóa đơn. Vậy bạn có tò mò VAT là thuế gì và vì sao siêu thị, nhà hàng,... lại tính thêm VAT? Liệu rằng đây là cách để những đơn vị kinh doanh này gia tăng lợi nhuận? Những kiến thức cơ bản nhất về thuế VAT sẽ được chia sẻ với bạn ngay sau đây.

1. Thuế VAT là gì?

Người tiêu dùng phải chi trả thuế VAT nhưng lại không trực tiếp đóng thuế VAT cho Nhà nước

Người tiêu dùng phải chi trả thuế VAT nhưng lại không trực tiếp đóng thuế VAT cho Nhà nước

Trước khi tìm hiểu về vai trò của thuế VAT, những đối tượng phải chịu thuế VAT hoặc không thì bạn cần hiểu rõ thuế VAT là gì. VAT thực chất là một cụm từ viết tắt của: Value - Added Tax trong tiếng Việt có ý nghĩa: thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây được biết đến như loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của dịch vụ/hàng hóa phát sinh trong quá trình đi từ khâu sản xuất, lưu thông cho đến khâu tiêu dùng.
Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng kể từ năm 1954. Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng ở khoảng 130 nước. Tại kỳ họp thứ XI của Quốc hội khóa IX, Việt Nam đã chính thức thông qua luật này và bắt đầu thi hành từ ngày 1/1/1999.
Thuế VAT đánh trực tiếp vào người tiêu dùng những dịch vụ/hàng hóa phải chịu loại thuế này. Tuy người tiêu dùng là người chi trả nhưng doanh nghiệp hay tổ chức bán những dịch vụ/hàng hóa đó mới đảm nhận vai trò là người nộp thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp/tổ chức sẽ cộng thuế VAT vào giá bán dịch vụ/hàng hóa mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua như bạn thấy.

2. Thuế VAT bao gồm những loại nào?

Mỗi doanh nghiệp/tổ chức đều buộc phải đóng thuế VAT cho ngân sách của Nhà nước. Tùy theo mức độ tiêu thụ của từng loại dịch vụ/hàng hóa, mỗi doanh nghiệp/tổ chức sẽ đóng một mức thuế khác nhau. Mức thuế VAT phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Không chịu thuế.
  • Mức 0% áp dụng với dịch vụ vận tải quốc tế, dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ không chịu thuế VAT dựa theo quy định xuất khẩu.
  • Mức 5% áp dụng đối với dịch vụ/hàng hóa như: nước sạch, sản phẩm thủ công, dụng cụ y tế, đồ dùng sử dụng trong giảng dạy và học tập,...
  • Mức 10% được áp dụng đối với những dịch vụ/hàng hóa không thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế, chịu thuế 0% và 5%.

Thuế VAT được chia thành nhiều loại khác nhau để áp dụng cho từng hàng hóa và dịch vụ

Thuế VAT được chia thành nhiều loại khác nhau để áp dụng cho từng hàng hóa và dịch vụ

3. Tầm quan trọng của thuế VAT

Thuế VAT đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Thông tin chi tiết về top 2 vai trò cơ bản nhất của thuế VAT đã được bài viết tổng hợp phía dưới, mời bạn tham khảo nhé!

3.1 Thuế VAT trong hoạt động lưu thông hàng hóa

Đối với hoạt động lưu thông hàng hóa, thuế VAT sẽ giúp cho giá cả của dịch vụ/hàng hóa trở nên chính xác và hợp lý hơn, giảm thiểu tối đa vấn đề thuế chống thuế. Đồng thời, giúp ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cả 2 quá trình sản xuất, xuất khẩu.

3.2 Thuế VAT trong hoạt động quản lý kinh tế nhà nước

Thuế VAT cũng thể hiện rõ những vai trò đặc biệt của mình trong hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước, cụ thể là:

  • Tạo ra một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách của Nhà nước.
  • Tạo ra sự dễ dàng cho quá trình tổ chức và quản lý thuế vì không phải xem xét và phân tích về tính hợp lệ của những khoản chi phí.
  • Nâng cao mức giá vốn với hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ cho toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh những mặt hàng nội địa.
  • Hỗ trợ hiệu quả công cuộc chống thất thu thuế.
  • Cải thiện tính tự giác trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của người lao động.
  • Tăng cường công tác hạch toán nhằm thúc đẩy quá trình mua - bán có đầy đủ chứng từ và hóa đơn.

Thuế VAT vừa giúp tăng ngân sách của Nhà nước lại vừa hạn chế tình trạng thuế chồng thuế

Thuế VAT vừa giúp tăng ngân sách của Nhà nước lại vừa hạn chế tình trạng thuế chồng thuế

4. Danh sách những đối tượng chịu thuế và được miễn thuế VAT

Đây cũng là một trong những câu hỏi liên quan đến thuế VAT nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Vấn đề này đã được Bộ Tài chính quy định rõ ràng và cụ thể trong Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.

4.1 Những đối tượng không phải chịu thuế VAT

Chiếu theo Điều 4 của Thông tư, những đối tượng không chịu thuế hay được miễn thuế VAT bao gồm:

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản chưa chế biến thành những sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường của những cá nhân/tổ chức tự sản xuất và bán ra.
  • Sản phẩm giống cây trồng (cây giống, hạt giống,...) và giống vật nuôi (con giống, trứng giống, phôi, tinh dịch, vật liệu di truyền,...).
  • Sản phẩm muối được tạo ra từ nước biển, muối tinh, muối i - ốt, muối mỏ tự nhiên mà có thành phần chính là NaCl (Natri Clorua).
  • Tưới, tiêu nước; cày và bừa đất; nạo và vét kênh mương nội đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ hỗ trợ thu hoạch sản phẩm của nông nghiệp.
  • Nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê nhà,
  • Chuyển quyền sử dụng đất ở/đất canh tác.

Luật pháp Việt Nam có quy định rõ ràng về những đối tượng được miễn thuế hoặc chịu thuế VAT

Luật pháp Việt Nam có quy định rõ ràng về những đối tượng được miễn thuế hoặc chịu thuế VAT

  • Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học và những dịch vụ bảo hiểm khác có liên quan đến con người.
  • Bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm vật nuôi cùng những dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác.
  • Bảo hiểm tàu/thuyền/trang thiết bị và những dụng cụ thiết yếu khác để phục vụ cho hoạt động đánh bắt thủy sản.
  • Những dịch vụ ngân hàng, tài chính và kinh doanh chứng khoán.
  • Dịch vụ viễn thông công ích, bưu chính và internet được phổ cập theo những chương trình của Chính phủ.

4.2 Đối tượng phải chịu thuế VAT

Vậy đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm những gì? Cũng ở Thông tư này, Bộ Tài Chính nêu rõ đối tượng chịu thuế VAT chính là những dịch vụ và hàng hóa sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, gồm cả dịch vụ/hàng hóa mua của cá nhân/tổ chức ở nước ngoài. Danh sách đối tượng phải chịu thuế sẽ loại trừ toàn bộ đối tượng được miễn thuế như bài viết vừa đề cập trước đó.

5. Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế VAT là khi nào?

Không có một thời điểm cụ thể nào để xác định nghĩa vụ thuế VAT cho tất cả dịch vụ/hàng hóa. Thay vào đó, thời điểm mà mỗi dịch vụ/hàng hóa bắt đầu phải chịu thuế VAT sẽ có sự khác nhau.

Hàng hóa hay dịch vụ khác nhau sẽ có thời điểm xác định nghĩa vụ thuế VAT khác nhau

Hàng hóa hay dịch vụ khác nhau sẽ có thời điểm xác định nghĩa vụ thuế VAT khác nhau

  • Đối với bán hàng hóa: khi người bán giao hàng hóa cho người mua dù người bán đã thu được tiền hàng hay chưa.
  • Đối với cung ứng dịch vụ: đó có thể là thời điểm nghiệm thu khi hoàn thành xong việc cung ứng dịch vụ hay thời điểm khách hàng ứng tiền trước. Thời điểm nào diễn ra trước thì sẽ phát sinh nghĩa vụ tính thuế ngay tại thời điểm đó.
  • Đối với lắp đặt, thi công xây dựng: ngay khi nghiệm thu, bàn giao công trình hay hoàn thành hết những hạng mục công trình đã ký kết trong hợp đồng dù đã thu được thiền hay chưa.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: thời điểm tiền hành làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

6. Công thức giúp bạn xác định chính xác thuế VAT

Trong phần nội dung tiếp theo của bài viết, mời bạn làm quen với công thức hay phương pháp tính thuế VAT. Hiện nay, có 2 phương pháp đang được vận dụng trong doanh nghiệp đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp sẽ đăng ký 1 trong 2 phương pháp này.

Có 2 phương pháp xác định thuế VAT đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

Có 2 phương pháp xác định thuế VAT đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

6.1 Phương pháp tính thuế VAT khấu trừ

Phương pháp này áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp có đặc điểm:

  • Thực hiện đầy đủ tất cả chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, chứng từ, hóa đơn và luật thuế.
  • Doanh thu của năm từ trên 1 tỷ đồng. Trường hợp doanh thu đạt dưới 1 tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện đủ những chế độ trên thì vẫn có thể áp dụng phương pháp này.
  • Công thức tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ sẽ được thể hiện như sau: Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra - Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ, trong đó:
  • Số thuế VAT đầu ra chính bằng tổng số thuế VAT của tất cả dịch vụ hay hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra và ghi trên hóa đơn VAT.
  • Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ sẽ bằng giá tính thuế bán ra nhân với thuế suất của những loại dịch vụ/hàng hóa do Nhà nước quy định.

Doanh nghiệp sẽ đăng ký phương pháp xác định thuế VAT ngay thời điểm mới thành lập

Doanh nghiệp sẽ đăng ký phương pháp xác định thuế VAT ngay thời điểm mới thành lập

6.2 Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế VAT trực tiếp lại được áp dụng với những:

  • Cơ sở kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp có mức doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm.
  • Cơ sở kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp mới được thành lập.
  • Hộ gia đình hay cá nhân hoạt động kinh doanh.
  • Cá nhân/tổ chức nước ngoài hoạt động hoặc kinh doanh ở Việt Nam nhưng lại không thành lập pháp nhân ở Việt Nam dựa theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Tổ chức nước ngoài không thực hiện tất cả chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, chứng từ, hóa đơn và luật thuế.
  • Những tổ chức kinh tế khác không phải là hợp tác xã và doanh nghiệp.
  • Công thức tính thuế VAT trực tiếp có dạng: Số thuế VAT phải nộp = tỷ lệ % x doanh thu, trong đó:
  • Tỷ lệ % sẽ phụ thuộc vào mức Nhà nước đã quy định đối với từng loại hàng hóa/dịch vụ.
  • Doanh thu bằng tổng tiền những sản phẩm thực tế được ghi trên hóa đơn hàng hóa đối với những sản phẩm phải chịu thuế VAT, bao gồm những khoản phí thu thêm.

Mỗi phương pháp xác định thuế VAT cũng được áp dụng với từng nhóm đối tượng riêng

Mỗi phương pháp xác định thuế VAT cũng được áp dụng với từng nhóm đối tượng riêng

7. Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Một vấn đề được rất nhiều cá nhân/tổ chức quan tâm chính là dịch vụ phần mềm có nằm trong danh sách phải chịu thuế VAT hay không. Theo khoản 12 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, phần mềm máy tính (gồm có sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế với mức thuế suất 0%.
Tuy nhiên, theo Công văn số 22099/CT-HTr ban hành ngày 03/11/2005 của Cục Thuế thành phố Hà Nội đã có ý kiến bổ sung về vấn đề này. Cụ thể đó là hoạt động thiết kế website sẽ được xếp vào nhóm dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế VAT. Nói cách khác, những công ty cung cấp 2 sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm sau trong nội địa thì sẽ được miễn thuế VAT:

  • Lập trình phần mềm.
  • Thiết kế website.

8. Hóa đơn cho dịch vụ thiết kế website là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hóa đơn dịch vụ thiết kế website chính là chứng từ sử dụng để thanh toán website với số lượng cụ thể thể hiện ngay trong hóa đơn. Loại hóa đơn này có tác dụng như một tờ giấy biên nhận hay biên lai.

Dịch vụ thiết kế website được miễn thuế VAT theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Dịch vụ thiết kế website được miễn thuế VAT theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Hóa đơn cho dịch vụ thiết kế website được thể hiện theo 3 hình thức là:

  • Tự in: công ty thiết kế website in ra để phục vụ chính việc cung cấp dịch vụ website của mình.
  • Đặt in: cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hoặc bán cho những đơn vị kinh doanh.
  • Điện tử: hóa đơn sẽ được lập, xuất và lưu trữ 100% trên phương tiện điện tử. Đồng thời, hóa đơn được quản lý theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử.

9. Ví dụ về mẫu hóa đơn dịch vụ thiết kế website mới nhất

Những công ty chuyên nghiệp luôn xuất hóa đơn thiết kế website cho khách hàng để đảm bảo khách hàng có đầy đủ hóa đơn và chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước khi tiến hành giao dịch. Với vai trò là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế trang web, bạn nên tự lập mẫu hóa đơn để phục vụ cho hoạt động của công ty.
Trên internet, bạn chỉ cần tìm kiếm mẫu hóa đơn dịch vụ thiết kế website là có thể tìm thấy rất nhiều mẫu chỉ trong nháy mắt. Mẫu dưới đây cũng thuộc số đó, mời bạn tham khảo qua!

Công ty thiết kế website sẽ xuất hóa đơn có kèm thuế VAT cho những khách hàng của mình

Công ty thiết kế website sẽ xuất hóa đơn có kèm thuế VAT cho những khách hàng của mình

10. Cách viết hóa đơn thiết kế website để có căn cứ tính thuế VAT

Nhờ có hóa đơn cho dịch vụ thiết kế website nên toàn bộ quá trình hợp tác giữa công ty thiết kế và khách hàng đã được lưu lại bởi một bằng chứng xác thực. Bên cạnh đó, hóa đơn cũng thể hiện tính minh bạch cùng với sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Mỗi khi lập hóa đơn thiết kế website, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

10.1 Cách ký hiệu thuế suất

Dịch vụ thiết kế website được miễn thuế VAT chứ không phải chịu thuế suất 0%. Đây là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau nên trong phần thuế suất thuộc hóa đơn, bạn tuyệt đối không được ghi “0%” mà buộc phải dùng ký hiệu “X” hoặc “/”.

10.2 Những nội dung quan trọng không thể thiếu trong hóa đơn

Đối với một hóa đơn dùng cho dịch vụ thiết kế website cần có đủ những nội dung như:

  • Tên hóa đơn.
  • Ký hiệu hóa đơn.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Số hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ và mã số thuế của công ty thiết kế website.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng và đơn giá của hàng hóa/dịch vụ.
  • Thành tiền chưa tính thuế VAT, thuế suất thuế VAT, tổng số tiền thuế VAT tăng theo mỗi loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế VAT và tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế VAT.

Dịch vụ thiết kế website được miễn thuế VAT nên doanh nghiệp cần lưu ý khi điền mức thuế suất

Dịch vụ thiết kế website được miễn thuế VAT nên doanh nghiệp cần lưu ý khi điền mức thuế suất

  • Chữ ký số và chữ ký điện tử của cả công ty thiết kế và khách hàng.
  • Thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ thiết kế website.
  • Mã của cơ quan thuế nếu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Yêu cầu phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
  • Tỷ lệ % chiết khấu thương mại và khuyến mại (nếu có).

10.3 Cách xử trí hiệu quả khi phát hiện sai sót trong hóa đơn

Trong quá trình lập hóa đơn thiết kế website, bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng sai sót. Vậy khi nhận thấy hóa đơn chưa chính xác thì bạn nên xử lý ra sao? Cùng “bỏ túi” ngay 2 cách sắp được bài viết chia sẻ nhé!
Bạn đã gửi hóa đơn cho khách mà chưa bàn giao trang web hoặc bàn giao rồi nhưng khách chưa kê khai thuế: lập hóa đơn mới để thay thế cho hóa đơn cũ. Hóa đơn cũ vẫn cần được lưu trữ để phục vụ cho mục đích tra cứu.
Bạn gửi hóa đơn và khách đã kê khai thuế: lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và có đầy đủ chữ ký của cả 2 bên. Sau đó, 2 bên lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và kê khai đầy đủ những điều chỉnh theo đúng luật định về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

Khi phát hiện sai sót trong hóa đơn tính thuế VAT thì doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh

Khi phát hiện sai sót trong hóa đơn tính thuế VAT thì doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh

11. Kết luận

Trên đây là toàn bộ phần giải đáp của bài viết đối với câu hỏi VAT là thuế gì, thuế VAT quan trọng như thế nào và đâu là những đối tượng chịu/không chịu thuế VAT. Mong rằng bạn đã hiểu rõ để có thể ứng dụng thành thạo vào cuộc sống cũng như công việc thường ngày. Nếu thấy bài viết này giá trị thì bạn đừng ngần ngại chia sẻ với những người bạn xung quanh mình.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: