Sitemap là gì? Tất tần tật thông tin chi tiết, cụ thể về sitemap

Những thông tin trên nền tảng website được sắp xếp thiếu khoa học chính là con đường nhanh nhất giúp khách hàng bỏ qua sản phẩm của bạn. Một website khoa học, có nhiều lượt tương tác, quan tâm chắc chắn phải là một website với sitemap khoa học. Sitemap là gì mà lại có ảnh hưởng to lớn đến thế với website. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm kiếm câu trả lời bạn nhé!

1. Sitemap là gì?

Sitemap mang lại nhiều giá trị trong việc cải thiện website

Sitemap mang lại nhiều giá trị trong việc cải thiện website

Sitemap là một thuật ngữ thông dụng trong quá trình tạo, chỉnh sửa website. Sitemap dùng để chỉ sơ đồ website, nơi giúp quá trình thu thập của công cụ tìm kiếm và điều hướng trang tốt hơn.
Trong đó, bạn sẽ tạo ra một tập tin có chứa tất cả các URL - các đường link website dẫn đến trang chính của website. Nhờ đó, Google có thể có căn cứ vào số lượng link web được phân bổ và điều hướng người dùng đến với những web quan trọng đến với người dùng.

2. Phân loại sitemap

2.1 Phân loại sitemap theo cấu trúc

Theo cấu trúc, sitemap được chia thành 2 loại phổ biến, bao gồm:

  • XML: XML dành cho các BOT của các công cụ tìm kiếm và có chứa các metadata, các URL của website, các thông tin thay đổi, thông tin thú vị của website.
  • HTML: HTML hiển thị link sẵn cho người dùng để người dùng dễ dàng truy cập vào giao diện. Điều này giúp tăng sự thân thiện của website với người dùng.

Người dùng được khuyên nên sử dụng cả hai cấu trúc gồm XML và HTML để có thể đảm bảo cả điểm SEO và đáp ứng trải nghiệm người dùng.

Phân loại sitemap theo cấu trúc

Phân loại sitemap theo cấu trúc

2.2 Phân loại sitemap theo định dạng

Xét về định dạng, sitemap có 4 loại chính gồm:

  • Image sitemap: Mục đích của image sitemap là lưu trữ các thông tin liên quan đến hình ảnh. Từ đó, người dùng có thể tối ưu khả năng tìm kiế, tăng thứ hạng trên Google.
  • Video sitemap: Các video sitemap dùng để lưu trữ những thông tin và các vấn đề liên quan đến những video trong website. Video là một hình thức giúp Google ghi điểm SEO cho website của bạn và giúp kết nối, tăng cường thứ hạng website của bạn trên Google.
  • News sitemap: Với News sitemap, người dùng sẽ chủ động kiểm soát nội dung gửi đến Google news. Từ đó, các Bot của Google sẽ dễ dàng tìm thấy các nội dung mới trong website của bạn.
  • Mobile sitemap: Giống như tên gọi, mobile sitemap cần cho những website có phần giao diện được sử dụng trên thiết bị di động.

Bên cạnh những phân loại sitemap theo yêu cầu, website còn xuất hiện nhiều kiểu sitemap, có thể kể đến như: Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-tags.xml,… Đây đều là những công cụ hỗ trợ việc SEO website hiệu quả, chất lượng.

Phân loại sitemap theo định dạng

Phân loại sitemap theo định dạng

3. Vai trò của sitemap đối với website

3.1 Vai trò đối với người dùng

Sitemap giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với thông tin mà họ mong muốn tìm kiếm. Người dùng không bị lạc trong kho thông tin khổng lồ trên môi trường Internet. Họ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được công sức tìm kiếm thông tin nhờ vào những sitemap có sẵn.
Đồng thời, quá trình điều hướng người dùng tới đúng nơi mà họ mong muốn sẽ giúp giữ chân người dùng ở lại trang web lâu hơn, tin vào độ uy tín của website. Nhờ vậy, thứ hạng của website trên top Google được cải thiện.

Sitemap có vai trò quan trọng với người dùng

Sitemap có vai trò quan trọng với người dùng

3.2 Vai trò của sitemap với SEO

Với SEO, sitemap chính là tín hiệu giúp Googlebot có thể kết nối và nhận diện về từ khóa, về hiệu quả của website. Các bot của Google sẽ tiếp cận chính xác với website, từ đó đưa website với thông tin đến với khách hàng cần.
Bên cạnh đó, sitemap còn hỗ trợ giải quyết vấn đề xảy đến trên trang web, báo cáo sự cố để bạn có thể khắc phục và tối ưu website khi có lỗi xảy đến.

4. Hướng dẫn cách tạo sitemap cho trang web

4.1 Tạo sitemap thông thường

Bước 1: Bạn truy cập vào đường link http://www.xml-sitemaps.com/
Tại đây, có đến hơn 500 sitemap miễn phí với nhiều kiểu mẫu đa dạng, phong phú và phục vụ được mọi mong muốn của người dùng. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng tính năng nâng cao thì bạn có thể sử dụng gói trả phí.
Bước 2: Sau khi đã truy cập vào link, bạn điền địa chỉ URL website của bạn. Sau đó, bạn nhấn nút Start để hoàn tất quá trình tạo sitemap.
Bước 3: Khi đã nhận được danh sách các file sitemap, bạn chú ý đến các file quan trọng là sitemap.xml, sitemap.html, ror.xml và urllist.txt để từ đó tiến hành tải sitemap phù hợp.
Bước 4: Bạn tiến hành tải file XML Sitemap về và sử dụng Notepad ++ để mở file sitemap đã tải. Sau đó, bạn thực hiện điều chỉnh thông số Priority cho các URL theo mong muốn của bản thân.
Bước 5: Để hoàn tất quá trình, bạn up file XML lên website và cập nhật Sitemap đã được thực hiện vào công cụ SEO Google Webmaster.

Hướng dẫn tạo sitemap thông thường

Hướng dẫn tạo sitemap thông thường

4.2 Tạo sitemap với website WordPress

Với website WordPress, công cụ hỗ trợ được tin dùng là Yoast SEO plugin. Đây là công cụ phổ biến nhất hiện nay hỗ trợ SEO cho các website.
Để tạo sitemap cho WordPress, bạn tiến hành thực hiện theo các bước:
Bước 1: Cài đặt Plugin Yoast SEO:
Thực hiện chi tiết bằng cách truy cập vào Plugin, sau đó chọn Add new, Tìm kiếm Plugin Yoast SEO, chọn Install Now để cài đặt và nhấn vào Activate.
Bước 2: Bạn sẽ tiến hành kích hoạt Plugin Yoast SEO:
Bạn nhấn vào SEO trên menu, chọn vào Feature, chọn “On”.
Chỉ với hai bước đơn giản, bạn đã dễ dàng hoàn thiện tải sitemap với website WordPress.

Tạo sitemap với website WordPres

Tạo sitemap với website WordPress

4.3 Cách tạo sitemap xml

  • Kiểm tra xem Website đã có sitemap XML chưa?

Tiến hành kiểm tra như sau:
Bạn truy cập vào yourwebsite.com/sitemap.xml hoặcyourwebsite.com/sitemap_index.xml để kiểm tra được xem website của bạn đã có sitemap chưa.

  • Tạo sitemap XML tự động, thủ công

Bạn sẽ sử dụng công cụ lấy dữ liệu trang web để tiến hành tạo sitemap. Gợi ý phù hợp cho bạn là xml-sitemaps.com - công cụ cho phép thu thập tới 500 sitemap miễn phí.
Điều đơn giản bạn cần làm là nhập URL Website và sẽ nhận lại file sitemap.xml với tất cả các trang mà tool tìm thấy khi kết nối thông tin.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sitemaps.org - đây là đơn vị hỗ trợ tạo dựng sitemap và giúp bạn làm nên phiên bản sitemap tốt nhất, hiệu quả nhất cho bản thân.

Tạo sitemap với XML

Tạo sitemap với XML

5. Cách xem sitemap của website

Người dùng có thể xem sitemap của website bằng cách truy cập vào cú pháp:
Link website/ sitemap.xml. Sau khi bạn truy cập vào web, bạn sẽ thấy dữ liệu sitemap hiện lên trên màn hình.
Với công cụ SEOQUAKe, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và xem các sitemap.

6. Những mẹo sitemap SEO mà bạn nên biết

6.1 Submit Sitemap lên Google

Việc gửi các sitemap lên Google là cần thiết và quan trọng. Khi bạn gửi sơ đồ trang web lên Google, bạn có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Để thực hiện việc gửi Sitemap lên Google, bạn vào trang tổng quan, chọn Sitemap, nhập sitemap và chọn vào mục “Gửi sơ đồ trang web”. Mục đích của việc gửi sơ đồ trang web là giúp bạn tối ưu SEO.
Khi Google nhận diện được sự minh bạch, rõ ràng và cách sắp xếp sitemap thông minh của bạn, Google sẽ đẩy thứ hạng tìm kiếm web của bạn trên Google như một cách ghi nhận sự đánh giá.
Ngoài ra, trong quá trình gửi sitemap lên Google, bạn còn có cơ hội được tìm kiếm, được khắc phục một số lỗi sai để từ đó tạo dựng hình ảnh website chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Submit sitemap lên Google

Submit sitemap lên Google

6.2 Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap của bạn

Sitemap là quan trọng và cần thiết. Nhưng không phải vì thế mà bạn lợi dụng việc sử dụng sitemap.
Tuyệt đối không thực hiện điều hướng Google Bot đến các trang chất lượng và nội dung thấp. Bởi, các bot của Google sẽ hiểu những trang web chất lượng thấp này không phải địa chỉ uy tín để người dùng tham khảo. Chất lượng sitemap quy định độ uy tín của website và về lâu dài, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của website.
Hãy hướng sitemap đến với những nội dung có chất lượng tốt. Trang website có thông tin tốt là các trang chuẩn SEO, có nội dung, có hình ảnh, có video đều được chuẩn SEO. Hoặc, web sẽ uy tín hơn khi có được những đánh giá từ khách hàng.

SEO thông qua các sitemap chất lượng

SEO thông qua các sitemap chất lượng

6.3 Giảm kích thước file nhỏ nhất có thể

File lớn không phải là lợi thế đối với website. Bởi, các sitemap có file nhỏ sẽ giúp tăng độ tiếp cận và gắn kết website của bạn với người dùng.
Quy định và con số phù hợp trong sitemap đó là chứa tối đa 5.000 URM, còn kích thước tệp tăng từ 10MB – 50MB.
Trong trường hợp có quá nhiều thông tin quan trọng, bạn nên tạo các file sitemap để giảm thiểu độ nặng của kích thước file lên máy chủ website.

6.4 Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi website có thay đổi quan trọng

Việc hạn chế cập nhật, sửa đổi cũng là một cách tối ưu File Sitemap.xml đơn giản và hiệu quả. Việc bạn cố đánh lừa các công cụ tìm kiếm bằng việc cập nhật thời gian sửa đổi không mang lại giá trị nếu bạn không tạo những thay đổi quan trọng.
Việc thay đổi, cập nhật ngày tháng về lâu dài có thể khiến Google mất thiện cảm vì bạn cập nhật liên tục nhưng không tạo ra thay đổi. Chỉ khi bạn có giá trị mới, mang đến giá trị mới có website, sitemap thì hãy cập nhật sitemap chính đáng.

Cập nhật sửa đổi sitemap khi có thay đổi quan trọng

Cập nhật sửa đổi sitemap khi có thay đổi quan trọng

6.5 Các vấn đề về lập chỉ mục: Cô lập chỉ mục bị lỗi

Với Google Search Console, bạn không thể giúp bạn lập chỉ mục cho tất cả trang web và càng không thể gửi thông báo cụ thể cho bạn khi trang web gặp lỗi.
Tình trạng lỗi xảy đến nhiều với nhiều website thương mại điện tử. Trong trường hợp này, để giải quyết những vấn đề về lỗi kỹ thuật và để tối ưu sitemap hiệu quả, bạn cần thay đổi cách tiếp cận vào tạo dựng sitemap sao cho ổn. Bạn có thể tạo sơ đồ trang cho từng sản phẩm, sau đó thử nghiệm để chọn lựa, cân nhắc sitemap phù hợp.

7. Kết luận

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi sitemap là gì. Sitemap thật sự là công cụ hữu ích, giá trị cho website. Nếu bạn mong muốn cải tiến web và thu hút người dùng thì đừng bỏ qua việc đầu tư cho sitemap bạn nhé!


Haraweb - Tất cả những gì bạn cần để thiết kế website kinh doanh vượt trội. Dù bạn đang kinh doanh bất cứ ngành hàng nào, Haravan đều hỗ trợ bạn xây dựng website kinh doanh, quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất.
- Thiết kế giao diện website dễ dàng với hơn 400 giao diện có sẵn.
- Website chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo chuẩn Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
- Tính năng responsive cho nhiều thiết bị, hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.
- Website tốc độ cao, băng thông không giới hạn, miễn phí hosting.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: