PEST là gì mà lại giúp doanh nghiệp có thể hiểu được sự tăng trưởng hoặc suy thoái của thị trường, cơ hội, vị thế kinh doanh và định hướng cho các hoạt động phát triển doanh nghiệp? Làm thế nào để sử dụng mô hình PEST trong Marketing? Hãy theo dõi bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!
1. PEST là gì?
PEST là công cụ phân tích về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động
Mô hình PEST là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là công cụ phân tích về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó có thể nắm được cái nhìn toàn cảnh về nó và nhận dạng được những cơ hội cũng như mối đe dọa tiềm ẩn trong đó.
Các yếu tố trong mô hình PEST bao gồm:
Chính trị - Luật pháp: là các vấn đề bị ảnh hưởng bởi luật pháp và các quy định liên quan. Chúng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn ngay lập tức hoặc trong tương lai.
Kinh tế - Thuế: bao gồm lãi suất, thị trường chứng khoán, lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng.
Xã hội: Là những thay đổi trong xu hướng mua hàng và lối sống của người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn có phương tiện truyền thông, các sự kiện lớn, quảng cáo, đạo đức và các yếu tố công khai.
Công nghệ – Đổi mới, tiếp cận công nghệ, cấp phép và bằng sáng chế, sản xuất, tài trợ nghiên cứu, truyền thông toàn cầu.
Phân tích PEST Marketing là việc nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành kinh tế. Những yếu tố đó bao gồm: chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
Các yếu tố trên là các yếu tố bên ngoài của ngành, và ngành sẽ phải chịu các tác động mà nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp sẽ dựa trên các tác động đó mà đưa ra những hoạt động kinh doanh, chính sách phù hợp với mình nhất.
2. Vai trò của việc phân tích PEST
Vai trò của việc phân tích PEST
Việc phân tích PEST giúp doanh nghiệp hiểu môi trường kinh doanh mà mình nhắm tới. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng và phù hợp đối với từng khu vực, tận dụng tối đa những cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối đe dọa và có thể dễ dàng đối mặt với các thách thức.
Một số biến thể sẽ xuất hiện trong quá trình phân tích PEST, đó là:
SLEPT: thêm yếu tố Legal (Pháp luật).
PESTEL/PESTLE: bổ sung yếu tố Environmental (Môi trường).
STEEPLE: bổ sung yếu tố Ethics (Đạo đức).
STEEPLED: thêm yếu tố Demographic (Nhân khẩu học).
3. Mục đích phân tích PEST
Mục đích phân tích PEST
Nhờ việc phân tích PEST, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển chiến lược của mình một cách chủ động và toàn diện. Tuy nhiên, mục đích chính của mô hình PEST là giúp doanh nghiệp hướng cái nhìn ra các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới nó.
Trong đa số các trường hợp, nếu doanh nghiệp có chuẩn bị từ trước, thì các tác động xấu của thị trường sẽ biến thành những bước nhảy vọt giúp doanh nghiệp có thêm ưu thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác trên thị trường, đặc biệt là với những đối thủ cạnh tranh không có công tác chuẩn bị từ trước.
Doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng pháp luật, xã hội, kinh tế và công nghệ trong môi trường kinh doanh hiện tại để sử dụng công cụ phân tích PEST. Nếu dùng đúng cách, việc phân tích PEST Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội từ những nhân tố này, nắm bắt và quản trị rủi ro.
Việc này giúp doanh nghiệp bạn chủ động hơn với những chiến lược sẵn có thay vì phải đưa ra những quyết định đối phó mà ít có khả năng thành công hơn. Mỗi phần đều liên quan tới các nhân tố có thể ảnh hưởng đến bất kỳ doanh nghiệp nào.
4. Các yếu tố trong mô hình PEST
4.1 Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị trong mô hình PEST
Yếu tố chính trị trong mô hình PEST sẽ giúp doanh nghiệp đo lường mức độ can thiệp của Chính Phủ và mức ổn định của chính trị trong nền kinh tế. Mức độ ổn định của nền kinh tế tại khu vực sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị. Các khía cạnh thường được xét đến ở đây đó là:
- Chính sách thuế
- Những quy định về môi trường
- Ổn định chính trị
- Hạn chế và cải cách thương mại
- Thuế quan
4.2 Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST
Một trong những yếu tố hàng đầu tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp trong kinh doanh là các yếu tố liên quan đến kinh tế. Các nhân tố này được xem xét ở cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thông thường, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau:
- Tăng trưởng kinh tế
- Tỷ giá hối đoái
- Thu nhập khả dụng của người tiêu dùng
- Tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất
- Tỷ lệ thất nghiệp
Do nó ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người tiêu dùng và thay đổi mô hình cung - cầu của nền kinh nên những vấn đề kinh tế trên có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong chiến lược dài hạn của một doanh nghiệp. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp định giá sản phẩm và dịch vụ của họ.
4.3 Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST
Trong thời đại internet phát triển vượt trội như ngày nay thì công nghệ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Từ đó mà việc doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ra thị trường đều sẽ bị ảnh hưởng bởi công nghệ.
Do sự phát triển về công nghệ và Internet mà các doanh nghiệp hiện này đều có xu hướng dịch chuyển sang thương mại điện tử nhiều hơn, marketing theo cách thức mới để có thể tiếp cận tới các khách hàng với hành vi thay đổi do sự phát triển công nghệ nhanh chóng. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải đánh giá công nghệ từ mọi góc độ. Cụ thể:
- Những thay đổi trong công nghệ
- Mức độ nhận thức về công nghệ
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Việc doanh nghiệp đưa ra các quyết định gia nhập hoặc không gia nhập vào một ngành nhất định, đưa hoặc không đưa một số sản phẩm ra thị trường đều có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên. Bạn có thể ngăn doanh nghiệp của mình chi nhiều tiền vào việc phát triển một công nghệ có thể trở nên lỗi thời thông qua việc biết những gì đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.
4.4 Yếu tố văn hóa - xã hội
Yếu tố văn hóa - xã hội trong mô hình PEST
Yếu tố xã hội trong mô hình PEST sẽ giúp bạn phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của thị trường doanh nghiệp. Chính những yếu tố này giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu và hành vi mua hàng của người tiêu dùng Những yếu tố đó bao gồm:
- Các chuẩn mực văn hóa
- Ý thức sức khỏe
- Nghề nghiệp
- Phân bố độ tuổi
- Trình độ học vấn
Điều làm nên một xã hội và giúp cho xã hội đó tồn tại, phát triển chính là văn hóa. Do vậy, thông thường các yếu tố văn hóa sẽ được bảo vệ hết sức chặt chẽ, nhất là văn hóa tinh thần. Các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp khi sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường bởi các vấn đề về văn hóa thường rất phức tạp và chúng mua nét đặc trưng riêng của từng khu vực. Trong việc nhắm đến khách hàng mục tiêu thì các yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với những nhà Marketing.
5. Cách sử dụng mô hình PEST Marketing
5.1 Phân tích các yếu tố trong PEST
Phân tích các yếu tố trong PEST
Như đã chia sẻ ở trên, việc phân tích mô hình PEST chính là tìm hiểu về bốn yếu tố tác động đến doanh nghiệp và khách hàng. Các nhà Marketer cần xem xét kỹ lưỡng yếu tố pháp luật có ảnh hưởng như thế nào nếu đưa chiến lược tiếp thị cho sản phẩm hiệu quả.
Việc phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nắm được khả năng, nhu cầu chi trả của khách hàng mục tiêu đối với loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sắp đưa ra. Cuối cùng, hãy suy nghĩ và xem xét về yếu tố công nghệ để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần khách hàng hơn.
5.2 Phân tích cơ hội của doanh nghiệp
Nhờ việc phân tích PEST, bạn sẽ phân tích các cơ hội mà doanh nghiệp có được như sản phẩm, dịch vụ mới có được đón nhận hay không hoặc cần làm gì để thực hiện chiến lược marketing hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.
Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan
Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
- Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
- Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
- Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
- Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:
- Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
- Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất. Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.
5.3 Phân tích các mối đe dọa với doanh nghiệp
Phân tích các mối đe dọa với doanh nghiệp
Ngoài việc phân tích các cơ hội, doanh nghiệp cần phải suy nghĩ đến các mối đe dọa từ 4 yếu tố trong PEST có thể gây ra. Liệu những thay đổi về bốn yếu tố trong phân tích PEST sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có thể tìm ra phương án giải quyết hoặc tránh được những rủi ro tác động xấu đến mình nhờ việc thăm dò và lường trước các mối đe dọa.
5.4 Thực thi
Khi đã nắm rõ được các yếu tố trong phân tích PEST, tìm ra cơ hội cho doanh nghiệp và có các phương án đề phòng rủi ro. Bạn cần xây dựng chiến lược tiếp thị cụ thể cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
6. Ví dụ về mô hình PEST
Ví dụ về mô hình PEST của Coca-Cola
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc phân tích PEST, sau đây, Haravan sẽ đưa ra ví dụ về mô hình PEST của Coca-Cola:
Yếu tố chính trị:
Những thay đổi trong môi trường kinh doanh mảng nước uống có ga, những quy định về thuế, luật thuế sửa đổi,... yêu cầu Coca Cola phải tuân thủ một cách chặt chẽ.
Coca Cola phải chia thị phần đối với đối thủ cạnh tranh do sự gia nhập ngành của đối thủ, chính sách giá, khả năng cạnh tranh,…
Việc ảnh hưởng của nền chính trị thế giới là một điều không thể tránh khỏi do Coca Cola là một thương hiệu toàn cầu. Theo đó, những bất ổn về dân sự hay những thay đổi của chính phủ nước sở tại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của Coca Cola.
Yếu tố kinh tế:
Do mức lãi suất cho vay dành cho các doanh nghiệp thấp nên Coca Cola có thể xoay vòng vốn một cách hiệu quả. Dựa trên sự phát triển công nghệ, thời gian và chi phí sản xuất sản phẩm được đẩy xuống. Lúc này, chi phí nghiên cứu sản phẩm cũng giảm theo, Coca Cola có thể tung ra thị trường những sản phẩm mới với mức giá thấp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Yếu tố văn hóa xã hội:
Trụ sở của CoCa Cola đặt tại Hoa Kỳ, vì vậy mà mức độ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của người dân ở đây góp một phần rất lớn đến doanh số của thương hiệu này. Tuy nhiên, nhiều công dân Hoa Kỳ có lối sống lành mạnh, không sử dụng các loại nước ngọt có ga. Vì vậy, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến những chiến lược kinh doanh của Coca Cola.
Xét trên thị trường nước giải khát ở Việt Nam, việc sử dụng các loại nước uống có ga đã trở thành một điều không thể đối với người dân nơi đây. Tuy nhiên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như giữ gìn vóc dáng ngày càng được các bạn trẻ quan tâm, vì vậy mà nhóm khách hàng mục tiêu của Coca Cola chuyển dần từ việc sử dụng các loại nước ngọt có ga sang nước lọc, gây không ít khó khăn khi Coca Cola muốn tung các sản phẩm mới ra thị trường.
Yếu tố công nghệ:
Trong thời đại Internet phát triển như vũ bão thì Coca Cola có thể dễ dàng giới thiệu những TVC đến khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như Facebook, Youtube, Tiktok,... Và cũng thông qua những phương tiện truyền thông này, Coca Cola sẽ lồng ghép những chương trình ưu đãi, giảm giá khi khách hàng mua sản phẩm của họ.
Không những vậy, công nghệ hiện đại còn giúp cho Coca Cola nâng cấp từ việc sử dụng chai thuỷ tinh sang những lon thiếc, chai nhựa. Điều này đã khiến cho thương hiệu này mang lại hiệu quả doanh thu vượt bậc bởi sự tiện dụng của nó.
7. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giải thích cho bạn “PEST là gì?”, đồng thời cũng đã chia sẻ cho bạn cách sử dụng mô hình PEST trong Marketing. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về mô hình PEST và có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả vào công việc kinh doanh. Chúc bạn thành công!
------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!