Nghề lập trình viên là gì? Giải đáp các thắc mắc về lập trình viên

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về công nghệ, lập trình viên là công việc hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ. Vậy, nghề lập trình viên là gì, cần làm những công việc như thế nào? Những vấn đề xoay quanh công việc lập trình viên cũng như kỹ năng cần có để có thể làm việc là gì? Cùng tìm hiểu các vấn đề quanh công việc này qua bài viết sau đây.

1. Nghề lập trình viên là gì?

Nghề lập trình viên (Programmer hay Developers) là một công việc tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng bằng cách viết code bằng các ngôn ngữ lập trình. Các lập trình viên phải có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Python, Ruby,..

Nghề lập trình viên là một công việc tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng  bằng cách viết code bằng các ngôn ngữ lập trình

Nghề lập trình viên là một công việc tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng bằng cách viết code bằng các ngôn ngữ lập trình
(Nguồn ảnh: FreePik)

Nghề lập trình viên có thể chia thành nhiều chức năng chuyên môn khác nhau như lập trình viên web, phát triển ứng dụng hay database. Tuỳ thuộc vào công việc và yêu cầu chuyên môn mà người làm nghề sẽ làm việc độc lập hay làm việc nhóm.

2. Vai trò của nghề lập trình viên là gì?

Vậy, vai trò của lập trình viên là gì? Trong công ty hay trong một dự án, những công việc cần làm của nghề lập trình viên bao gồm:

  • Thiết kế và phát triển các ứng dụng và phần mềm dựa trên yêu cầu của khách hàng hoặc công ty.
  • Giải quyết các vấn đề kỹ thuật và phát hiện các lỗi trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng và phân tích thông tin để đưa ra các cải tiến.
  • Thử nghiệm, kiểm tra và mô phỏng ứng dụng để đảm bảo chất lượng cho người dùng.
  • Bảo trì và hỗ trợ các ứng dụng đã phát triển để đảm bảo hoạt động ổn định.
  • Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mới để cải thiện hiệu quả phát triển sản phẩm.
  • Lập trình viên cũng có thể đóng vai trò giảng viên hướng dẫn, đào tạo công việc cho thực tập sinh, người mới vào nghề.

Nghề lập trình viên có nhiều vai trò quan trọng trong công ty

Nghề lập trình viên có nhiều vai trò quan trọng trong công ty

Như vậy, lập trình viên đóng vai trò rất quan trọng trong công ty. Với khối lượng công việc lớn, tuỳ thuộc vào cấp độ công việc mà lập trình viên sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Vậy, các cấp độ của nghề lập trình viên là gì?

3. Các cấp độ nghề nghiệp của lập trình viên

Nghề lập trình viên có thể chia thành những cấp độ như:

  • Trainee
  • Junior Developer
  • Middle Developer
  • Senior Developer
  • Leader

Công việc cụ thể của từng cấp độ như sau:

  • Trainee: Hay nhân viên tập sự là những người mới làm quen với công việc.
  • Junior Developer: Là những lập trình viên có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của công ty, có khả năng đọc code, sửa code, và phát triển các tính năng cơ bản cho phần mềm.
  • Middle Developer: Là những người đã có khả năng tự động hóa hóa các quy trình, thực hiện các tác vụ phức tạp và phát triển các tính năng mới cho phần mềm. Ngoài ra, họ có khả năng giám sát và tư vấn cho các junior developer.
  • Senior Developer: Là những lập trình viên đã có kinh nghiệm làm việc lâu dài, hiểu rõ công việc cần làm. Do đó, họ có thể tư vấn và thiết kế hệ thống phần mềm, định hướng công việc
  • Leader: Là người lãnh đạo, dẫn dắt team để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Hơn nữa, định hướng làm việc cho cả team, phát triển công việc theo hướng phù hợp với yêu cầu.

4. Kỹ năng và năng lực cần thiết cho lập trình viên

Để trở thành lập trình viên, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng cần thiết từ kỹ năng chuyên môn tới những kỹ năng làm việc hiệu quả. Vậy, những kỹ năng cần có của nghề lập trình viên là gì?

4.1 Kỹ năng chuyên môn

Những kỹ năng chuyên môn cần có của nghề lập trình viên rất nhiều và yêu cầu rất cao. Những kỹ năng cần thiết điển hình có thể kể đến như:

  • Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, C++,.. và đầy đủ các công cụ và kỹ thuật liên quan đến lập trình
  • Kỹ năng phân tích thiết kế, xác định yêu cầu, đọc và viết mã nguồn

Lập trình viên cần nhiều kỹ năng chuyên môn liên quan đến lập trình như C++, Java…

Lập trình viên cần nhiều kỹ năng chuyên môn liên quan đến lập trình như C++, Java…

4.2 Kỹ năng làm việc

Ngoài những kỹ năng chuyên môn cần thiết, người làm lập trình viên cũng cần trau dồi nhiều kỹ năng làm việc để hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Các kỹ năng cần thiết như:

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để có thể truyền đạt thông tin và hỗ trợ đồng đội trong quá trình phát triển phần mềm
  • Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng nghiên cứu và tự học để có thể tạo ra các giải pháp mới, nền tảng sáng tạo cũng như nâng cao năng lực bản thân.
  • Kỹ năng quản lý thời gian để đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn
  • Kỹ năng tương tác, đàm phán với khách hàng nhằm hiểu rõ nhu cầu khách hàng và đáp ứng chúng
  • Kiên trì, chăm chỉ và chịu áp lực trong công việc để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

4.3 Lập trình viên cần học gì?

Như vậy, để trở thành lập trình viên thì bạn cần học tập, trau dồi rất nhiều kỹ năng cần thiết. Đồng thời, trong quá trình làm việc cần không ngừng học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. Trước tiên, muốn trở thành lập trình viên, bạn nên lựa chọn một ngành học phù hợp, có thể lựa chọn một trong số những ngành học như sau:

  • Công nghệ thông tin
  • Hệ thống thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Mạng máy tính và viễn thông

Đây là một số ngành học phổ biến tại một số trường như Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Đại học Công Nghệ Thông Tin… Ngoài ra, vẫn có các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm khác đào tạo về ngành nghề này. Tuy nhiên, việc học tập, rèn luyện là rất cần thiết, không nên chỉ giới hạn trong kiến thức trên ghế nhà trường. Bản thân người học cũng cần đào sâu tìm hiểu, phát triển không ngừng để đáp ứng kịp thời với sự phát triển không ngừng của công nghệ.

5. Các lĩnh vực phát triển cho lập trình viên

5.1 Lập trình viên web

Lập trình viên web là một kiểu lập trình viên chuyên về xây dựng các trang web và ứng dụng web. Công việc của lập trình viên web bao gồm:

  • Thiết kế và phát triển các trang web và ứng dụng web sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript, PHP hoặc Ruby on Rails.
  • Tạo ra các trang web tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm cả máy tính, điện thoại và máy tính bảng.
  • Tạo ra các trang web tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm cả máy tính, điện thoại và máy tính bảng

Tạo ra các trang web có khả năng tương tác với người dùng, bao gồm các tính năng như hộp thoại đăng nhập, các biểu mẫu đăng ký.

Tạo ra các trang web có khả năng tương tác với người dùng, bao gồm các tính năng như hộp thoại đăng nhập, các biểu mẫu đăng ký.

  • Xây dựng đầy đủ chức năng cần thiết của các trang web theo yêu cầu của khách hàng.
  • Đảm bảo bảo mật và an toàn cho các trang web, bao gồm chống lại các cuộc tấn công từ phía hacker.
  • Tối ưu hóa hiệu suất các trang web như tăng tốc độ tải trang, tối ưu hoá trải nghiệm người dùng.
  • Bảo trì và nâng cấp các trang web đã phát triển để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả. Phát triển trang web theo nhu cầu khách hàng và người dùng.

5.2 Lập trình viên phát triển game

Lập trình viên phát triển game là chuyên viên có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và tạo ra các trò chơi điện tử và ứng dụng liên quan. Công việc của lập trình viên phát triển game bao gồm: thiết kế, lập trình và tối ưu hoá các tính năng của game. Đồng thời, test lỗi game và cập nhật các tính năng liên tục để tạo trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Lập trình viên phát triển game đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng ở lĩnh vực lập trình, về ngôn ngữ lập trình và các công cụ phát triển game. Ngoài ra, lập trình viên phát triển game còn cần có khả năng tư duy sáng tạo, phát triển game mới lạ và luôn cập nhật xu hướng mới nhất.

5.3 Lập trình viên phần mềm

Lập trình viên phần mềm là chuyên viên có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và triển khai các phần mềm hoặc ứng dụng. Lập trình viên phần mềm cần nắm được nhu cầu của khách hàng, thiết kế ra những giải pháp phần mềm phù hợp. Đồng thời, cần test lỗi và theo dõi phần mềm trong quá trình hoạt động và thử nghiệm.

5.4 Lập trình viên ứng dụng di động

Lập trình viên ứng dụng di động là người có nhiệm vụ phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, v.v. Công việc của lập trình viên ứng dụng di động bao gồm thiết kế và phát triển các tính năng của ứng dụng. Đồng thời, tối ưu hóa trải nghiệm cũng như bảo mật cho người dùng.

5.5 Lập trình viên quản lý dữ liệu (Databases developers)

Đây là công việc quản lý dữ liệu của một tổ chức, hay một công ty. Quy mô công việc lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quy mô công ty, lượng dự liệu cần khai thác và quản lý. Công việc chính của Database developers là thiết kế cơ sở dữ liệu, tối ưu hoá, nâng cấp cơ sở dữ liệu…

Công việc chính của Database developers là thiết kế cơ sở dữ liệu, tối ưu hoá, nâng cấp cơ sở dữ liệu…

Công việc chính của Database developers là thiết kế cơ sở dữ liệu, tối ưu hoá, nâng cấp cơ sở dữ liệu…

Ngoài những công việc nêu trên, nghề lập trình viên còn có rất nhiều loại hình chuyên môn và đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Do đó, đây là một ngành nghề rất rộng, đồng thời, rất nhiều cơ hội công việc và phát triển trong tương lai.

6. Kết luận

Qua bài viết trên, các bạn đã nắm được những vấn đề cơ bản về nghề lập trình viên là gì, các công việc và vai trò của nghề lập trình viên cũng như các kỹ năng cần thiết để làm công việc này. Đây là ngành nghề rất có tiềm năng phát triển, có sự đãi ngộ hấp dẫn và cần thiết trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần học tập cũng như trau dồi kỹ năng không ngừng để tránh bị lỗi thời.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: