Merchandise là gì? Phân loại công việc của Merchandise

Vị trí merchandiser luôn là vị trí thu hút rất nhiều ứng viên tham gia trong ngành công nghiệp may mặc. Đây là công việc được xem như cầu nối giữa nhà máy sản xuất với khách hàng. Vậy merchandise là gì? Công việc của merchandiser gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!v

1. Merchandise là gì?

Merchandise là gì

Công việc của merchandise là quản lý đơn hàng

Merchandise là làm gì? Theo nghĩa khái quát, merchandise thường được dùng để chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ sản phẩm.

Mặt khác, cũng có một nghề được gọi là merchandise. Trong đó, công việc của merchandise là quản lý đơn hàng. Chức danh này bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất và thương mại. Trong suốt quá trình sản xuất, giao nhận sản phẩm, nhân viên merchandise đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tại Việt Nam, trong ngành công nghiệp may mặc, thuật ngữ merchandise thường được sử dụng phổ biến.

Công việc của nhân viên quản lý đơn hàng merchandiser là điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi sản phẩm đến được tay người dùng mặc dù họ không tham gia trực tiếp vào giai đoạn sản xuất. Họ phụ trách toàn bộ việc liên lạc với bên bán vật liệu, vận hành khâu sản xuất trong xưởng, cuối cùng là điều hành việc bán hàng cũng như quản lý đơn hàng.

2. Vai trò của merchandise đối với doanh nghiệp

Merchandise là gì

Vai trò của merchandise đối với doanh nghiệp

Vị trí merchandiser sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thương mại:

  • Cần đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và đạt được hiệu quả tối đa do quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Vì vậy, vai trò của người phụ trách quan sát, theo dõi và điều phối là vô cùng quan trọng.
  • Cần giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra và lập kế hoạch xử lý trong trường hợp cần thiết. Quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều bước khác nhau, do đó, một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến việc ngưng trệ quá trình sản xuất. Từ đó mà merchandiser ra đời nhằm theo dõi và tính toán các nguyên liệu một cách cẩn thận và chính xác nhất, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối đa.

3. Phân loại công việc của merchandise

3.1 Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Merchandise là gì

Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Theo dõi và quản lý trình trạng đơn hàng với khách hàng xuất khẩu là công việc của nhân viên quản lý đơn hàng FOB. Cụ thể, bạn sẽ gửi lại mẫu mới cho khách hàng sau khi nhận lại mẫu từ họ và chỉnh sửa. Bạn sẽ báo giá FOB sau khi đã thống nhất bản thiết kế với khách hàng. Cuối cùng là ký hợp đồng. Sở dĩ gọi là quản lý đơn hàng FOB do FOB là điều kiện xuất khẩu chính ở thị trường Việt Nam.

Từ đây, nhân viên vị trí merchandiser sẽ chủ động làm việc với các nhà cung ứng vật liệu và tiến hành sản xuất theo yêu cầu. Cuối cùng, đơn hàng sẽ được vận chuyển để xuất khẩu sang nước ngoài.

3.2 Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Công việc của merchandise quản lý đơn hàng CMT (Cut - Make - Trim) là theo dõi những đơn hàng gia công ở từng công đoạn, từ cut (cắt vải theo mẫu rập), make (khẩu ráp) và trim (gia công loại bỏ chỉ thừa và đóng gói).

Khác với nhân viên quản lý đơn hàng FOB, thì công việc của nhân viên quản lý đơn hàng CMT không cần phụ trách cung ứng nguyên vật liệu mà tất cả nguồn nguyên vật liệu này đều được bên đặt hàng gia công cung ứng.

3.3 Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Merchandise là gì

Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa sẽ phụ trách theo dõi và quản lý tất cả các đơn hàng cung ứng cũng như sản xuất cho ngành hàng may mặc trong nước. Đặc biệt, nhân viên merchandise cũng sẽ phụ trách việc lịch hàng để kịp thời cung cấp ra thị trường đối với những thị trường bán lẻ. Điều này sẽ giúp các bộ phận khác giảm tải được khối lượng công việc.

3.4 Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Người chịu trách nhiệm với tất cả các công việc được nhắc đến ở trên chính là merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp. Vì vậy mà công việc này yêu cầu một vị trí khá khắt khe. Do đó, để đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc, bạn cần có khả năng làm việc năng suất, tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

4. Mô tả chi tiết công việc của merchandise

4.1 Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng FOB

Merchandise là gì

Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng FOB

Công việc của nhân viên quản lý đơn hàng FOB gồm:

  • Tiến hành mua nguyên liệu mới để phục vụ cho việc làm sản phẩm mẫu.
  • Làm giá FOB (Free on board) bao gồm: bảng giá nhân công, giá trị khấu hao tài sản, giá nguyên vật liệu.
  • Giới thiệu mẫu thiết kế mới đến khách hàng, khắc phục các lỗi của sản phẩm, thậm chí có thể chỉnh sửa các mẫu theo nhu cầu của họ.
  • Tiến hành báo giá, xác nhận giá từ khách hàng, sau đó soạn thảo hợp đồng.
  • Thống nhất giá cả, số lượng hàng hóa với các nhà cung ứng nguyên vật liệu. Nhập hàng và xác định ngày giao hàng của nhà cung ứng.
  • Chuẩn bị sản xuất: đồng bộ nguyên vật liệu sản xuất.
  • Lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng.
  • Theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất: thông báo cắt, vào chuyền và kiểm soát số lượng cắt, vào và ra chuyền tại xưởng sản xuất.
  • Giao hàng cho khách hàng sau khi sản phẩm hoàn thành.

4.2 Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng gia công CMT

Công việc của nhân viên quản lý đơn hàng gia công CMT bao gồm:

  • Nhận thông tin đơn hàng từ khách hàng, báo giá cho họ và làm hợp đồng.
  • Chuẩn bị sản xuất: Đồng bộ nguyên phụ liệu, làm mẫu PP, giao hàng, nhận thông tin duyệt mẫu và gửi tài liệu sản xuất cho xưởng may.
  • Theo dõi sản xuất: Thông báo cắt vào chuyền sản xuất, kiểm soát số lượng hàng vào và nguồn hàng ra, theo dõi, quản lý tiến độ sản xuất.
  • Tiến hành giao hàng cho khách hàng sau khi hoàn thành sản phẩm.

4.3 Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Merchandise là gì

Vị trí merchandiser quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Công việc của nhân viên quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa bao gồm:

  • Theo dõi doanh số và hàng hóa để đạt được mục tiêu bán hàng.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng ở tất cả các cấp.
  • Kiểm tra việc sắp xếp mẫu của cửa hàng hằng ngày.
  • Báo cáo doanh số hàng tháng cho người quản lý.
  • Quản lý trong việc bán hàng, hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường để xác định khách hàng, từ đó đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp, đạt mục tiêu danh mục sản phẩm.
5. Những kỹ năng cần có để trở thành merchandiser

Merchandise là gì

Những kỹ năng cần có để trở thành merchandiser

Để trở thành một merchandise sáng giá cho nhà tuyển dụng, bạn cần:

Về trình độ:

  • Có kinh nghiệm trong quản lý đội nhóm, vận hành công việc.
  • Am hiểu về các nguyên liệu may mặc.
  • Có trình độ ngoại ngữ tốt.
  • Thành thạo tin học văn phòng.

Về kỹ năng:

  • Biết cách sắp xếp, quản lý thời gian.
  • Chịu được áp lực cao.
  • Nắm rõ các xu hướng bán hàng và sản xuất mới nhất.
  • Nhạy bén, linh hoạt bắt kịp sự thay đổi trong thị trường thương mại.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.
  • Ghi nhớ nhanh thông tin của từng danh mục sản phẩm.

6. Cơ hội việc làm vị trí merchandiser

6.1 Garment Merchandiser

Merchandise là gì

Cơ hội việc làm của Garment Merchandiser

Nhiệm vụ chính của Garment Merchandiser là xác định rõ những vấn đề về mẫu cũng như các yêu cầu về sản xuất và phát triển thêm mẫu mới. Đồng thời, họ phải cập nhật thêm các nhận xét mới về sản phẩm từ khách hàng và thu thập các mẫu sản phẩm mới nếu cần. Garment Merchandiser cần theo dõi quá trình sản xuất và giao hàng tới khách hàng thường xuyên, đồng thời lập báo cáo bàn giao sản phẩm theo quy định.

6.2 Merchandising Executive – B’s Mart

Merchandise là gì

Cơ hội việc làm của Merchandising Executive

Vị trí merchandiser executive cần phải chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý tổng thể toàn bộ quy trình quản lý đơn hàng. Khi làm việc tại vị trí này thì bạn sẽ phải xác định cụ thể theo một nhóm sản phẩm cần mua và đảm bảo đáp ứng kịp thời những nhu cầu của khách hàng.

Các merchandise executive cần tiến hành thêm hoạt động nghiên cứu, phân tích và đánh giá lại thị trường để hoàn thành được những mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và cổ phiếu.

6.3 Nhân viên Merchandise

Nhân viên Merchandise là người chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi đơn hàng, doanh số và lượng hàng hóa bán ra. Ngoài việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và người quản lý hàng hóa, merchandiser còn phải hỗ trợ quản lý thăm các cửa hàng để kiểm tra và báo cáo doanh thu hàng tháng. Vị trí này đòi hỏi người làm phải có khả năng phân tích và đánh giá các thông tin về sản phẩm và thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.

Merchandise là gì

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

7. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Merchandise là gì?”, đồng thời cũng đã nêu ra những công việc mà một merchandise cần phải làm. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về merchandise và có thể trở thành một merchandise sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Merchandise là gì

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: