Cách lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm đúng phong thủy và những lưu ý quan trọng

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên. Vì thế cách lau dọn bàn thờ nên được thực hiện chỉn chu và tuân theo các nguyên tắc nhất định không chỉ vào mỗi dịp cuối năm mà cả những ngày thường.

1. Nên dọn bàn thờ thần tài vào ngày nào?

Cách lau dọn bàn thờ

Nên lau dọn bàn thờ sau ngày 23 tháng Chạp

Thật ra việc lau dọn bàn thờ không cần quá quan trọng phải chọn đúng ngày tốt mới thực hiện. Chỉ cần bạn cảm thấy bàn thờ không được sạch sẽ thì nên lau chùi ngay để không gây ô uế nơi thờ tự. Nhưng để tránh rơi vào đúng ngày xấu, không có lợi cho việc thờ cúng linh thiêng, gia chủ nên chọn ngày hoàng đạo.

Theo quan niệm dân gian cho rằng nên lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm là sau ngày 23 tháng Chạp, vì thời điểm này đã đưa ông Công Ông Táo về trời nên quá trình xê dịch bàn thờ mới không gây mạo phạm, ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh bàn thần tài hay dọn dẹp nhà cửa cần thực hiện trước đêm giao thừa, vì ông bà ta sợ rằng đầu năm mới quét dọn sẽ đưa mọi tài vận ra khỏi nhà.

Đặc biệt đối với những cửa hàng kinh doanh có thể chọn vệ sinh nơi thờ cúng từ ngày 23 - 25 tháng Chạp và không nên lau chùi vào khung giờ 12h - 13h hay sau 18h tối.

Quan trọng nhất vẫn là lòng thành và tâm ý của gia chủ đối với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Dựa vào những chia sẻ của Haravan, bạn có thể chọn một ngày đẹp cuối năm để thực hiện tổng vệ sinh cùng cách lau dọn bàn thờ thật cẩn thận và tươm tất nhé.

2. Cách lau dọn bàn thờ chỉn chu theo 7 bước

Để rước may mắn và tài lộc về nhà, bạn cần tuân thủ một số quy tắc nhất định và biết cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn theo quy trình 7 bước sau.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết

Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, bạn cần chuẩn bị khăn sạch và các đồ dùng lau dọn sạch dùng riêng cho bàn thờ. Bạn không nên dùng nước lã mà nên thay thế bằng rượu trắng pha loãng với nước và gừng để lau chùi bàn thờ. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có tượng phật hay ảnh phật thì không nên dùng rượu để lau dọn mà chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch.

Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị lễ vật như: Gà luộc, thịt luộc, trái cây, nhang, đèn, giấy cúng,…

Bước 2: Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi lau chùi, gia chủ cần đặt lễ vật lên bàn thờ. Sau đó thắp nén hương và đọc văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ thần tài:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con kính lạy Hoàng thiên và Hậu thổ chư vị Tôn thần

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

- Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

- Con kính lạy các ngài Thổ địa và Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………

Ngụ tại: …………………………………………..

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!”

Cách lau dọn bàn thờ

Đợi đến khi tàn nhang rồi bạn hãy bắt đầu tiến hành cách lau dọn bàn thờ.

Bước 3: Lau chùi bàn thờ

Hạ các đồ cúng và các món đồ muốn lau dọn xuống. Rồi dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng hay nước ấm để tiến hành lau toàn bộ các đồ thờ cúng, đặc biệt là những nơi có tàn hương và bụi bẩn. Sau đó dùng tiếp khăn khô lau lại từng vật phẩm thờ cúng thật sạch (trừ bát hương). Lưu ý không để đồ thờ cúng lăn lóc mà sắp xếp thật ngay ngắn.

Cách lau dọn bàn thờ

Cách lau dọn bàn thờ chuẩn là sử dụng nước ấm

Bước 4: Vệ sinh và thay tro bát hương

Một trong những điều tối kỵ trong thờ cúng là xê dịch bát hương thần tài. Nên bạn cần nhẹ nhàng lấy một tay giữ bát hương đứng yên, tay còn lại gạt tàn hương, nhưng chú ý không được tự rút chân nhang rồi vứt đi. Mà bạn nên tỉa từng chân nhang cho đến khi số chân nhang còn lại trên bát hương là số lẻ. Phần chân nhang đó sau khi tỉa xong sẽ đốt và đem thả xuống sông suối.

Cách lau dọn bàn thờ

Không vứt hết chân nhang khi lau dọn bàn thờ

Bước 5: Thay tro trong bát hương

Bạn có thể mua tro ở các tiệm kinh doanh đồ thờ cúng hay sử dụng tro từ rơm nếp tự làm.

Sau đó dùng một chiếc thìa nhỏ và sạch đã được thanh tẩy múc từng chút lượng nhỏ tro ra để tránh hao tán tài sản. Nhưng động tác đổ tro mới vào bát hương cần thực hiện dứt khoát nhằm tốt cho đường tài lộc. Cả 2 giai đoạn làm thật nhẹ nhàng để không làm xê dịch hướng của bát hương.

Tiếp theo, bạn cần lau xung quanh bát hương thật sạch và đặt lại các món đồ vào vị trí cũ.

Bước 6: Đặt lại đồ thờ đúng vị trí

Cuối cùng bạn cần đặt lại các đồ cúng lên bàn thờ như vị trí ban đầu. Thay nước, chum muối, gạo mới xong sẽ tiến hành khấn xin, thỉnh các thần về và báo cáo đã dọn dẹp xong.

Cách lau dọn bàn thờ

Sau khi dọn dẹp xong nên đặt lại đồ thờ đúng vị trí

3. Các lưu ý cần ghi nhớ khi dọn dẹp bàn thờ

Để tránh mạo phạm đến thần linh và giữ gìn tài lộc trong nhà, bạn cần lưu lại một số điều kiêng kỵ trong cách lau dọn bàn thờ sau đây:

  • Đừng làm xê dịch, đổ bể các món đồ thờ. Vì việc này có thể khiến gia chủ không gặp may mắn trong chuyện công việc, gia đình và cuộc sống.

  • Phải dùng đồ sạch về dùng riêng cho việc vệ sinh bàn thờ như: chổi quét, khăn lau, khăn khô,...

  • Không dùng khăn nhúng nước lạnh mà phải ngâm khăn sạch cùng rượu gừng hay nước ấm để các món đồ thờ cúng.

  • Nên lau khô ảnh thờ, bài vị bằng giấy vì dễ bị nước làm hư hỏng

  • Không gian bàn thờ cần thông thoáng, không chứa các vật dễ cháy gần hương vì nó có thể gây bốc cháy cả bàn thờ.

  • Không được rút hết chân nhang mà cần để lại tầm 5 chân hương cũ và không được đổ hết tro trong bát hương ra ngoài. Bởi quan niệm dân gian cho rằng điều này sẽ gây tán tài và bất ổn cho gia đình.

4. Các vật phẩm phong thủy mang lại tài lộc

Cách lau dọn bàn thờ

Vật phẩm phong thủy Tỳ Hưu chiêu tài hút lộc và trừ tà cho gia chủ

Nhiều người tương truyền có những món đồ phong thủy khi đặt lên bàn thờ sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Có thể kể đến như:

  • Tỳ Hưu: có công dụng xua đuổi tà khí, mang lại bình an và thu hút tiền tài, may mắn đến cho gia chủ.

  • Ngũ Phúc Lâm Môn: có nghĩa là năm điều phúc cùng đến cửa, đem đến nhiều phúc lợi cho người sử dụng.

  • Ngũ Phúc Tụ Tài: thường được đặt ở các cửa hàng kinh doanh nhằm tích trữ tài lộc, giúp các hoạt động buôn bán thuận buồm xuôi gió.

  • Cóc ngậm tiền: đây là linh vật giúp gia tăng tiền tài. Khi trưng bày món đồ này ở cửa hàng, người xưa khuyên nên quay mặt cóc ra ngoài vào buổi sáng và quay vào trong vào buổi tối để nhận về may mắn.

  • Long quy: giúp hóa giải vận xui, khẩu thiệt và gia tăng tài lộc gấp nhiều lần cho gia chủ.

  • Bộ Hoa Mai Chiêu Tài: giúp chiêu tài phúc khí cho gia chủ vô cùng hiệu quả nhờ cách thức xoay vòng luân hồi của 5 cánh hoa mai.

5. Kết luận

Cách lau dọn bàn thờ vẫn quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành tâm và tôn kính. Vậy nên khi cảm thấy bàn thờ không được sạch sẽ hãy lau chùi, không nhất thiết phải chờ đến ngày cận Tết. Nhớ áp dụng các bước vệ sinh bàn thờ cùng các lưu ý mà Haravan vừa chia sẻ trong bài viết để tân trang lại nơi thờ cúng linh thiêng nhé


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Checkpoint là gì

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: