Domain hay còn gọi là tên miền, là yếu tố đóng vai trò quan trọng khi xây dựng và phát triển website doanh nghiệp. Đặc biệt, tên miền là yếu tố bắt buộc phải có khi bạn muốn tạo lập website. Vậy domain là gì? Những thông tin cần thiết để lựa chọn một tên miền cho website là gì? Hãy cùng Haravan tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Tên miền là gì? Domain là gì?
Domain hay còn gọi là tên miền, là yếu tố quan trọng khi phát triển website
Domain hay còn gọi là tên miền, được ví như một địa chỉ nhà của một trang web chạy trên Internet. Đây là một liên kết ngắn mà người dùng gõ vào thanh URL khi muốn truy cập vào website của bạn. Bên cạnh đó, một domain hiệu quả có thể thu hút người dùng đến với website và giúp website tăng lượng truy cập.
Một số ví dụ cụ thể về tên miền như: haravan.com, google.com, facebook.com,...
2. Thành phần của tên miền Website
Một domain name sẽ tương ứng với một địa chỉ website của bạn. Thông thường, domain sẽ bao gồm 2 phần chính:
- Tên: gồm các chữ cái từ a - z, các số 0 - 9, dấu gạch ngang “-“, tổng ký tự không quá 255. Ví dụ: hocvien, haravan,...
- Phần mở rộng: bắt đầu bằng dấu chấm “.”. Một số loại phổ biến: .com, .net, .org,... Ví dụ: .com (viết tắt của commercial - thương mại, là loại tên miền phổ biến nhất) hoặc .net (viết tắt của network - mạng lưới, thường dùng phổ biến cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet),...
3. Các loại domain name phổ biến
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi doanh nghiệp mà domain sẽ có những loại phổ biến như sau:
Các loại domain phổ biến và thành phần của domain website
3.1 TLD (Tên miền cấp cao nhất) là gì?
TLD là viết tắt của “top-level domain” - Tên miền cấp cao nhất là phần cuối cùng sau dấu chấm của một tên miền và là phần mở rộng domain được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS.
Ví dụ: Tên miền “www.vietnix.vn”, thì “vn” là tên miền cấp cao nhất.
Có rất nhiều tên miền cấp cao nhất, nhưng những TLD phổ biến nhất là .com, .org và .net. Ở Việt Nam phổ biến là .vn. Ngoài ra, các TLD khác ít được biết đến hơn như: .biz, .club, .info, .agency,…
Theo IANA (Internet Assigned Numbers Authority) - là tổ chức cấp phát số hiệu Internet chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại dưới đây:
ccTLD – Tên miền quốc gia cấp cao nhất: (Country-code top-level domain - ccTLD) là các domain được sử dụng ở một quốc gia cụ thể theo mã ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) như .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh, .es cho Mỹ (United States), .es cho Tây Ban Nha,… Chúng được sử dụng bởi các website muốn nhắm mục tiêu đến người dùng ở một quốc gia cụ thể. Và cho thấy người dùng truy cập đúng địa chỉ trang web của một quốc gia (ngôn ngữ địa phương).
gTLD – (Tên miền cấp cao nhất dùng chung): (Generic top-level domain - gTLD) là tên miền được sử dụng phổ biến và được dùng trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào. Phổ biến như .com, .net, .org, .biz, .tech. Có 3 ký tự trở lên trừ .gov, .mil bị giới hạn chỉ được dùng trong tổ chức chính phủ (Government) và quân đội (Military) và còn một số dành cho các tổ chức khác nhau.
Trong tên miền cấp nhất dùng chung được chia ra 2 loại: sTLD và iTLD.
- sTLD - (Tên miền cấp cao nhất được tài trợ): (Sponsored top-level domain) là các tên miền cấp cao bị giới hạn như ở trên đã đề cập như .gov, .mil. Ngoài ra, còn có .edu (cho tổ chức giáo dục), .asia (cho các công ty thị trường Châu Á), .post (cho bưu chính), .coop, .museum,…
- uTLD - (Tên miền cấp cao nhất không được tài trợ): (uTLD) cà các tên miền cấp cao chẳng hạn như: .biz, .pro, .name, .info.
- iTLD - (Tên miền cấp cao nhất hạ tầng): Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (Infrastructure top-level domain) là tên miền .arpa đại diện cho ARPA và dành riêng cho ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng.
Các loại tên miền khác: Test top-level domain (tTLD), restricted generic top-level domains (grTLD), Internationalized country code top-level domains (IDN ccTLD),…
3.2 Tên miền cấp 2
Phía dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2 (SLD). Tên miền cấp hai là những tên đứng ngay bên trái .com, .net và những tên miền cấp cao nhất khác.
Ví dụ: Vietnix.vn thì vietnix là tên miền cấp 2.
3.3 Tên miền cấp 3
Tên miền cấp 3 là tên miền được viết ngay bên trái tên miền cấp hai. Có thể có cả tên miền cấp 4, cấp 5, không giới hạn,…
4. Mục đích của việc sử dụng tên miền
Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một tên đại diện trên môi trường mạng internet thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số, tên miền có thể được chuyển đổi sang dạng địa chỉ IP của máy chủ thông qua DNS toàn cầu. Giúp người dùng dễ tìm kiếm cũng như liên lạc với các trang web và bất cứ dịch vụ liên lạc nào dựa trên địa chỉ IP nào khác.
Thông qua việc lựa chọn tên miền hiệu quả, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và tạo dấu ấn trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, những với những lý do dưới đây, bạn lại cần phải mua tên miền:
- Tạo chiến lược quảng cáo riêng biệt đến các thị trường mục tiêu khác nhau.
- Cung cấp cho khách hàng nhiều cách hơn để tìm bạn khi tìm kiếm trên Internet.
- Bảo vệ thương hiệu và nhận dạng trực tuyến của bạn.
- Có một tên miền sẽ giúp bạn tăng sự tin cậy đối với những người truy cập.
5. Sự khác biệt giữa hosting và domain
Sự khác biệt giữa web hosting và domain name
Để có một trang web bạn cần cả domain và hosting, mặc dù hai thành phần này thường được mua cùng nhau, nhưng chúng thực sự là hai thứ khác nhau.
Nếu tên miền cung cấp cho mọi người cách tìm trang web của bạn thì hosting là không gian trên máy chủ (máy tính từ xa) có cài đặt các dịch vụ internet và bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.
Hãy nghĩ các tên miền giống như là địa chỉ nhà của trang web và web hosting giống như mảnh đất chứa ngôi nhà là trang web của bạn. Bạn có thể có địa chỉ trước khi xây nhà nhưng để khoe tất cả hình ảnh trên trang web của bạn, bạn sẽ cần một nơi để đặt chúng. Bạn không thể tạo trang web mà không mua tên miền trước, mặc dù bạn có thể có tên miền mà không cần tạo trang web.
Cả hai yếu tố hosting và domain thật sự quan trọng với website của bạn, chúng hoạt động song song với nhau và hiểu sự khác biệt giữa hai yếu tố này trước khi chuẩn bị tạo trang web là một việc quan trọng cần làm.
6. Cách đặt tên và những lưu ý khi đặt tên miền
Như đã đề cập ở trên, tên miền là yếu tố quan trọng khi thiết kế website, không chỉ đơn giản là địa chỉ để người dùng tìm kiếm mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi đặt tên miền cho website thương hiệu. Dưới đây là những cách đặt tên miền bạn có thể tham khảo:
- Tên miền dễ nhớ, dễ phân biệt: nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu và không bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Hạn chế hoặc không nên dùng các ký tự đặc biệt và số khi đặt tên miền cho website.
- Tên miền mang tính tích cực: những thông tin tích cực thường dễ gây ấn tượng và ghi nhớ tốt với người dùng. Một tên miền mang tính tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn.
- Tên miền phù hợp với lĩnh vực, dịch vụ: để tránh gây hiểu nhầm cho người dùng khi truy cập vào website thì tên thương hiệu, sản phẩm, tên công ty, người dùng là những yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn tên miền. Thông qua tên miền có thể nói lên chức năng, công việc hoặc thậm chí là mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp.
- Tên miền ngắn gọn, khó viết sai: một tên miền ngắn gọn, dễ đọc, dễ viết sẽ tránh trường hợp khách hàng viết sai và không truy cập đúng địa chỉ cần tìm. Trong khi đó, nếu tên miền dài, rắc rối, khó nhớ, bạn có thể mất đi nhiều khách hàng tiềm năng khi cố gắng truy cập website của bạn.
Cách đặt tên miền và những lưu ý khi đặt tên miền
7. Đăng ký và quản trị tên miền hiệu quả
Bạn có thể đăng ký tên miền dễ dàng, nhanh chóng thông qua các nhà dịch vụ đăng ký đã được chứng nhận.
- Đây là một số gợi ý nơi đăng ký tên miền nước ngoài bạn có thể tham khảo: Domain.com, NameSilo, Bluehost, Host Gator,...
- Nếu bạn có ý định đăng ký tên miền trong nước có thể tham khảo: iNet, Mắt Bão, Hostvn,...
Thao tác đăng ký tên miền thông thường tại các website như sau:
- Bước 1: Truy cập website bạn muốn đăng ký
- Bước 2: Kiểm tra tên miền có hợp lệ hay không?
- Bước 3: Chọn đuôi cho tên miền và thực hiện thanh toán.
- Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin đăng ký.
- Bước 5: Xác định chủ sở hữu của tên miền.
Một vài lưu ý cần tham khảo để chọn nhà đăng ký tên miền uy tín:
- Được ICANN và VNNIC công nhận.
- Có chứng nhận và hợp đồng thời gian dài.
- Hỗ trợ khách hàng tận nơi.
- Chi phí hợp lý, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
- Cung cấp đầy đủ các bổ sung dịch vụ khi cần thiết.
Quản trị tên miền được hiểu là người điều hành website đó, được cấp một tài khoản quản trị. Chủ tài khoản có khả năng thay đổi thông tin trên website, xóa sửa nội dung trang web, chịu trách nhiệm việc duy trì trả phí tên miền và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra sai phạm hoặc sai quy định pháp luật.
8. Hướng dẫn liên kết website Haravan với tên miền
Khi bạn sử dụng HaraWeb, sau khi kích hoạt website sẽ chạy dưới tên miền con (sub domain) ví dụ như https://noithat.myharavan.com. Nếu bạn có tên miền riêng, bạn có thể thực hiện trỏ tên miền để website Haravan có thể chạy trên tên miền riêng này. Để thực hiện trỏ tên miền, bạn có thể thực hiện theo các thao tác như sau:
8.1 Thêm tên miền riêng của bạn vào Cấu hình Tên miền trên trang quản trị để lấy địa chỉ IP Haravan
Bước 1: Tại trang quản trị, chọn mục Kênh bán hàng -> chọn Website và chọn Tên miền
Chọn website và chọn tên miền muốn liên kết
Bước 2: Chọn Kết nối tên miền hiện có
Cho kết nối tên miền hiện có để liên kết
Bước 3: Nhập tên miền riêng của bạn và chọn Kết nối tên miền. Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị địa chỉ IP của Haravan, bạn hãy sao chép lại địa chỉ IP này
Sao chép địa chỉ IP được đề nghị của Haravan
8.2 Đăng nhập vào tài khoản tên miền của bạn và thực hiện thêm địa chỉ IP của Haravan vào record www và record @
Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tên miền trên thị trường với giao diện quản lý tên miền khác nhau và thao tác cũng sẽ khác nhau. Haravan sẽ hướng dẫn bạn trỏ tên miền trên giao diện của Mắt bão, đối với các nhà cung cấp khác, bạn có thể thao tác tương tự.
Bước 1: Tại trang quản trị Mắt bão, bạn chọn Quản lý tên miền → chọn Tên miền của bạn đã mua.
Hướng dẫn trỏ tên miền trên giao diện Mắt bão
Bước 2: Chọn Bản ghi DNS → chọn Tạo bản ghi cho 2 record www (type A) và @ (type A) -> Gắn địa chỉ IP đã copy vào 2 bản ghi này
Tạo bản ghi DNS tại Mắt bão
Kết quả sau khi tạo hai bản ghi thành công
Bước 3: Thực hiện nhập tên miền như Bước 1. Khi tên miền được thêm thành công, bạn chọn Thay đổi tên miền chính để chọn tên miền vừa thêm và chọn Đồng ý
Chọn Thay đổi tên miền chính để chọn tên miền vừa thêm
Haravan cho phép bạn trỏ nhiều tên miền về website, tuy nhiên, bạn chỉ có thể chọn 1 tên miền để làm tên miền chính.
Để chọn lại một tên miền khác làm tên miền chính thay cho tên miền hiện tại đang sử dụng, bạn thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Tại mục Kênh bán hàng, bạn chọn Website → Tên miền -> Chọn Thay đổi tên miền chính
Thay đổi tên miền chính
Bước 2: Chọn tên miền mới và bấm Đồng ý.
8.3 Lưu ý sau khi trỏ DNS về Haravan
Thông thường, sau khi trỏ tên miền xong, bạn phải đợi một khoảng thời gian để tên miền được DNS toàn cầu. Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ và hạ tầng viễn thông mà khoảng thời gian này sẽ dài ngắn khác nhau, nếu nhanh sẽ từ 30 phút đến 2h đồng hồ, lâu hơn sẽ từ 24h đến 48h để được kích hoạt.
9. Giải thích về SSL và những vấn đề sẽ phát sinh liên quan
9.1 SSL và lỗi chứng chỉ bảo mật SSL là gì?
Theo chia sẻ tại wiki.matbao.net, SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn.
SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời.
SSL và lỗi chứng chỉ bảo mật SSL
Lỗi chứng chỉ SSL xảy ra khi trình duyệt web không thể xác minh chứng chỉ SSL được cài đặt trên một trang web. Thay vì kết nối bạn, trình duyệt của bạn sẽ hiển thị thông báo lỗi, cảnh báo bạn rằng trang web có thể không an toàn.
9.2 Các loại lỗi chứng chỉ bảo mật SSL thường gặp
Tổng hợp tại thuthuatcntt.net, có một số loại lỗi chứng chỉ SSL khác nhau có thể xảy ra trên trang web của bạn, dưới đây là một số lỗi thường gặp:
Lỗi chứng chỉ SSL không đáng tin cậy: Lỗi này chỉ ra rằng chứng chỉ SSL được ký hoặc phê duyệt bởi một công ty mà trình duyệt không tin cậy. Điều đó có nghĩa là công ty, được gọi là tổ chức phát hành chứng chỉ (CA), không có trong danh sách các nhà cung cấp chứng chỉ đáng tin cậy được tích hợp sẵn của trình duyệt hoặc chứng chỉ do chính máy chủ cấp. Chứng chỉ do máy chủ cấp thường được gọi là chứng chỉ tự ký.
Lỗi chứng chỉ SSL không đáng tin cậy
Lỗi tên không khớp: Lỗi này cho biết rằng tên miền trong chứng chỉ SSL không khớp với URL được nhập vào trình duyệt. Thông báo này có thể được gây ra bởi một cái gì đó đơn giản như “www.” Giả sử chứng chỉ đã được đăng ký cho www.yoursite.com và bạn nhập vào https://yoursite.com. Sau đó, bạn sẽ gặp lỗi tên chứng chỉ SSL.
Lỗi chứng chỉ bảo mật không khớp tên
Lỗi nội dung hỗn hợp: Lỗi này cho biết rằng trang an toàn (trang được tải bằng HTTPS trong thanh địa chỉ) có chứa phần tử đang được tải từ trang không an toàn (trang được tải bằng HTTP trong thanh địa chỉ). Ngay cả khi chỉ có một tệp không an toàn trên một trang - thường là hình ảnh, khung nội tuyến, hoạt ảnh Flash hoặc đoạn mã JavaScript - trình duyệt của bạn sẽ hiển thị thông báo lỗi thay vì tải trang.
Lỗi chứng chỉ bảo mật nội dung hỗn hợp
Lỗi chứng chỉ SSL hết hạn: Lỗi này xảy ra khi chứng chỉ SSL của trang web hết hạn. Theo tiêu chuẩn ngành, chứng chỉ SSL không được có tuổi thọ dài hơn 398 ngày . Điều đó có nghĩa là mọi trang web cần phải gia hạn hoặc thay thế chứng chỉ SSL của nó ít nhất hai năm một lần.
Lỗi chứng chỉ SSL hết hạn
Lỗi bị thu hồi chứng chỉ SSL: Lỗi này cho biết CA đã hủy hoặc thu hồi chứng chỉ SSL của trang web. Điều này có thể là do trang web có được chứng chỉ bằng thông tin đăng nhập sai (cho dù do vô tình hay cố ý), khóa đã bị xâm phạm hoặc cấp sai khóa.
Lỗi chứng chỉ bảo mật bị thu hồi
Lỗi giao thức SSL chung: Lỗi này đặc biệt khó giải quyết vì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm:
- Chứng chỉ SSL được định dạng không đúng mà trình duyệt không thể phân tích cú pháp.
- Chứng chỉ không được cài đặt đúng cách trên máy chủ.
- Chữ ký điện tử bị lỗi, chưa được xác minh hoặc thiếu.
- Việc sử dụng một thuật toán mã hóa lỗi thời.
- Tường lửa hoặc phần mềm bảo mật khác can thiệp vào bảo vệ SSL.
- Một vấn đề trong chuỗi tin cậy của chứng chỉ, chuỗi chứng chỉ tạo nên mã hóa SSL của trang web của bạn.
Lỗi giao thức SSL chung
9.3 7 cách khắc phục lỗi chứng chỉ bảo mật SSL
Với những lỗi chứng chỉ bảo mật SSL được nêu ở trên, thuthuatcntt.net hướng dẫn bạn 7 cách khắc phục dưới đây:
Cách 1: Chẩn đoán sự cố bằng công cụ trực tuyến
Để bắt đầu, hãy sử dụng một công cụ trực tuyến để xác định sự cố gây ra lỗi chứng chỉ SSL trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng một công cụ như Trình kiểm tra SSL, Trình kiểm tra chứng chỉ SSL hoặc Kiểm tra máy chủ SSL, công cụ này sẽ xác minh rằng chứng chỉ SSL được cài đặt và chưa hết hạn, tên miền có được liệt kê chính xác trên chứng chỉ hay không, v.v.
Để sử dụng công cụ, chỉ cần sao chép và dán địa chỉ trang web của bạn vào thanh tìm kiếm.
Cách 2: Cài đặt chứng chỉ trung gian trên máy chủ web của bạn
Nếu vấn đề là CA của bạn không đáng tin cậy, thì bạn có thể cần cài đặt ít nhất một chứng chỉ trung gian trên máy chủ web của mình. Chứng chỉ trung gian giúp trình duyệt xác định rằng chứng chỉ của trang web được cấp bởi tổ chức cấp chứng chỉ gốc hợp lệ.
Cách 3: Tạo yêu cầu ký chứng chỉ mới (CSR)
Nếu bạn vẫn gặp lỗi chứng chỉ không đáng tin cậy, thì có thể bạn đã cài đặt chứng chỉ không chính xác. Trong trường hợp đó, bạn có thể tạo CSR mới từ máy chủ của mình và phát hành lại từ nhà cung cấp chứng chỉ của bạn. Các bước sẽ khác nhau tùy thuộc vào máy chủ của bạn.
Cách 4: Nâng cấp lên địa chỉ IP chuyên dụng
Nếu bạn gặp lỗi tên không khớp, thì vấn đề có thể là địa chỉ IP của bạn. Cách khắc phục lỗi chứng chỉ bảo mật do không khớp IP.
Khi bạn nhập tên miền của mình vào trình duyệt, trước tiên nó sẽ kết nối với địa chỉ IP trang web của bạn và sau đó chuyển đến trang web của bạn. Thông thường, một trang web có địa chỉ IP riêng. Nhưng nếu bạn sử dụng một loại lưu trữ web khác với lưu trữ chuyên dụng, trang web của bạn có thể đang chia sẻ địa chỉ IP với nhiều trang web.
Nếu một trong những trang web đó không được cài đặt chứng chỉ SSL, thì trình duyệt có thể không biết trang web nào nó phải truy cập và hiển thị thông báo lỗi tên không khớp. Để giải quyết vấn đề, bạn có thể nâng cấp lên địa chỉ IP dành riêng cho trang web của mình.
Cách 5: Nhận chứng chỉ Wildcard SSL
Nếu bạn vẫn gặp lỗi tên không khớp, thì bạn có thể cần nhận chứng chỉ Wildcard SSL. Loại chứng chỉ này sẽ cho phép bạn bảo mật nhiều tên miền phụ cũng như tên miền gốc của bạn. Ví dụ: bạn có thể nhận được một Chứng chỉ SSL đa miền để bao gồm tất cả các tên sau:
- mysite.com
- mail.mysite.com
- autodiscover.mysite.com
- blog.mysite.com
Cách 6: Thay đổi tất cả các URL thành HTTPS
Nếu bạn gặp lỗi nội dung hỗn hợp trên một trong các trang web của mình, hãy sao chép và dán URL vào WhyNoPadLock.com để xác định các phần tử không an toàn. Khi bạn đã xác định được các phần tử, hãy chỉnh sửa mã nguồn của trang và thay đổi URL của các phần tử không an toàn thành HTTPS.
Cách 7: Gia hạn chứng chỉ SSL của bạn
Nếu chứng chỉ SSL của bạn hết hạn, bạn sẽ phải gia hạn nó ngay lập tức. Các chi tiết của quá trình gia hạn thay đổi tùy thuộc vào máy chủ lưu trữ web hoặc CA bạn đang sử dụng, nhưng các bước vẫn giữ nguyên. Bạn sẽ cần tạo CSR, kích hoạt chứng chỉ của mình và cài đặt nó.
10. Kết luận
Domain là gì? Bài viết có lẽ đã giới thiệu cho bạn những ý tưởng tổng quan, cách trỏ tên miền về Haravan và những lỗi thường gặp về tên miền. Thật khó để tìm được những domain name độc đáo và ấn tượng. Vì thế, việc thực hiện nghiên cứu là một trong những bước quan trọng nhất đối với những ai đang tìm kiếm một tên miền cho website của mình. Chúc bạn thành công!
Haraweb - Tất cả những gì bạn cần để thiết kế website kinh doanh vượt trội. Dù bạn đang kinh doanh bất cứ ngành hàng nào, Haravan đều hỗ trợ bạn xây dựng website kinh doanh, quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất.
- Thiết kế giao diện website dễ dàng với hơn 400 giao diện có sẵn.
- Website chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo chuẩn Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
- Tính năng responsive cho nhiều thiết bị, hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.
- Website tốc độ cao, băng thông không giới hạn, miễn phí hosting.