Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook (P1)

Quảng cáo trả phí là một vấn đề gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu lên kế hoạch và theo dõi cẩn thận, nó có thể là một nguồn sinh lợi đáng giá cho việc bán hàng cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nhưng nếu không có kế hoạch và phương pháp sử dụng cụ thể nó có thể trở thành bài học đắt giá. Một trong những lựa chọn giúp quảng cáo hiệu quả hơn đó là Đối tượng khách hàng tùy chỉnh trên Facebook (Facebook Custom Audiences). Với đối tượng tùy chỉnh, bạn có thể nhắm mục tiêu lại tới những người đã thực sự tương tác với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: khách hàng và người truy cập website. Khi chạy chiến dịch quảng cáo với Đối tượng tùy chỉnh, bạn sẽ biết chính xác những người nào đang thấy quảng cáo của bạn. Từ đó, bạn có thể tạo ra thông điệp phù hợp để tiếp cận lại những người này, việc này sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cũng như mang đến đầu tư tốt nhất cho bạn.

Các loại Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook Có 4 loại Đối tượng tùy chỉnh. Với mỗi loại, bạn có thể chia nhỏ thành các tập khách hàng khác nhau. Bạn càng cụ thể tập đối tượng khách hàng của mình, hiệu quả quảng cáo sẽ càng tốt hơn.

Doi-tuong-tuy-chinh-facebook-2

1. Danh sách khách hàng (Customer List)

Dùng dữ liệu khách hàng như địa chỉ email và số điện thoại để tạo nên tập Đối tượng tùy chỉnh. Bạn có thể tải lên toàn bộ danh sách hoặc chia nhỏ, phân loại các tập khách hàng khác nhau. Miễn là khách hàng có sử dụng các thông tin liên hệ này trùng hợp với thông tin của họ trên Facebook, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận quảng cáo tới họ. Hãy nhớ rằng, bạn cần phải có sự cho phép, bạn không thể tải lên một danh sách email hay số điện thoại ngẫu nhiên nào.

2. Lưu lượng truy cập trang web (Website Traffic)

Quảng cáo cho bất kì ai đã truy cập website của bạn trong vòng 180 ngày qua, miễn là họ cũng đang đăng nhâp vào Facebook. Bạn cũng có thể chọn khung thời gian và hành vi của người truy cập website để nhắm mục tiêu dựa trên những trang mà họ đã ghé thăm. Ví dụ: bạn có thể nhắm mục tiêu tới những người chỉ xem trang sản phẩm trong vòng 30 ngày qua.

3. Hoạt động trong ứng dụng (App Activity)

Nếu bạn có một ứng dụng mobile, bạn cũng có thể tạo Đối tượng tùy chỉnh dựa trên các hoạt động của họ trên app. Tiếp thị tới những người đã tương tác với Ứng dụng của bạn trong vòng 180 ngày qua, miễn là họ cũng đang đăng nhập trên Facebook.

4. Tương tác trên Facebook

Nếu bạn đã thử nghiệm với quảng cáo video trên facebook thì đây cũng là cách tuyệt vời giúp bạn tạo danh sách những người đã tương tác với video của bạn trên facebook. Bạn cũng có thể chọn khung thời gian cũng như loại tương tác như: Những người xem video tối thiểu 3s, những người xem video tối thiểu trong 10s… Với bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào 2 dạng Đối tượng tùy chỉnh là Danh sách khách hàng Lưu lượng truy cập trang web vì chúng được dùng phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo trên facebook.

>> Xem tiếp bài viết: "Với Facebook Pixel, Quảng cáo trên Facebook sẽ dễ dàng hơn rất nhiều"

Dùng Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook như thế nào?

Có hàng trăm cách giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của Đối tượng tùy chỉnh Facebook. Bạn có thể chọn từ một loạt các thông số để tạo những Đối tượng tùy chỉnh cụ thể nhất. Việc chọn đối tượng càng cụ thể sẽ giúp bạn tối ưu quảng cáo càng tốt hơn. Dưới đây là một vài lợi ích tuyệt vời của Đối tượng tùy chỉnh:

1. Phát triển đối tượng của bạn trên Facebook

Nói chung, email là thông tin liên hệ chính được ưu tiên trong viêc taọ khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng. Nếu bạn có một website, việc kéo khách hàng like trang facebook được coi như là một bước đầu tiên chứ không phải mục tiêu của bạn. Mục tiêu của bạn phải là bán hàng hoặc thu thập những thông tin tiềm năng có thể giúp bạn bán hàng về sau. Chính vì vậy, việc ép khách hàng ghé thăm website trở thành đối tượng khách hàng của bạn trên các phương tiện truyền thông thực sự là không nên, bởi chúng làm sao nhãng mục tiêu bạn thực sự muốn khi khách ghé thăm website của bạn. Hãy tập trung vào mục tiêu bán hàng, sau đó hãy nghĩ đến việc lôi kéo khách hàng kết nối các kênh còn lại. Thay vào đó, bạn có thể tạo tập đối tượng trên Facebook bằng cách nhắm mục tiêu lại những người đã ghé website và để lại thông tin đăng ký rồi rời đi. Lúc này, bạn đã thực sự có được địa chỉ email của họ để lái họ qua thích trang fanpage của mình. Hơn nữa, những người này ít nhất một lần tiếp cận với thương hiệu của bạn nên có nhiều khả năng họ sẽ phản hồi với các quảng cáo của bạn.

2. Upsell với khách hàng hiện tại

Bạn có thể dùng tạo Đối tượng tùy chỉnh dựa trên danh sách những khách hàng đã thực sự mua hàng và dùng nó để Upsell đối với những khách hàng này. Nếu bạn có nhiều hơn một sản phẩm để bán, đây sẽ là một cách tuyệt vời giúp cải thiện giá trị vòng đời khách hàng của bạn. Theo như Marketing Metrics: “Xác suất bán hàng cho một khách hàng tiềm năng mới từ 5 – 20%. Xác suất bán hàng cho một khách hàng cũ từ 60 - 70%” Khách hàng đã mua sản phẩm của bạn, hãy dùng quảng cáo với Đối tượng tùy chỉnh để giới thiệu them những phụ kiện hoặc sản phẩm liên quan. Bằng cách đưa ra mức giá ưu đãi cho những khách hàng này trong một thời gian nhất định, chắc chắn sẽ kích thích họ đi đến hành động mua hàng ngay lập tức.

3. Nhắm mục tiêu tới những khách hàng đã rời bỏ giỏ hàng

Đối với những người không mua hàng thì sao? Theo thống kê, trung bình chỉ có 2% khách hàng thực sự mua hàng khi họ lần đầu tiên ghé thăm website của bạn. Hãy dùng Đối tượng tùy chỉnh để tiếp cận 98% còn lại. Một khi khách đã đi tới giỏ hàng, bạn cũng có được data của họ. Lưu data này trên Đối tượng tùy chỉnh, bạn hoàn toàn có thể tạo những quảng cáo nhắm đến đối tượng khách hàng “bị bỏ rơi” này. Có rất nhiều lý do khiến khách hàng bỏ qua giỏ hàng, có thể họ quá bận và không có cơ hội để hoàn thành mua hàng. Nhưng nếu họ thêm một cái gì đó vào giỏ hàng, thì đây thực sự là cơ hội tốt cho bạn. Hãy theo dõi và tiếp cận lại họ thật nhanh ngay trên Facebook trước khi họ quên đi giỏ hàng đang thực hiện dở dang này, hoặc tệ hơn là họ mua hàng ở nơi khác.

4. Bán cho những người đăng ký đang hoạt động

Những người chưa bao giờ nghe đến doanh nghiệp của bạn trước đó thì rất khó kích thích họ mua hàng. Hầu hết chúng ta thường không mua hàng trong lần đầu tiên ghé thăm bất kì một website nào. Chúng ta cần có thời gian để tìm hiểu và tham khảo mới dám đi đến quyết định mua hàng hay không. Điều này cũng lý giải tại sao rất khó bán hàng cho những người lạ trên Facebook. Cải thiện tỉ lệ chuyển đổi bằng cách Bán cho những người đăng ký đang hoạt động – tức những người thường mở email của bạn. Điều này không chỉ giúp họ nhận thức hơn về thương hiệu của bạn mà còn khuyến khích họ đọc những thông điệp bạn muốn gửi tới. Dùng dịch vụ Email marketing để tìm kiếm những người đăng ký thực sự có tương tác với bạn và thêm họ vào Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook. Đây là tập khách hàng tuyệt vời bạn có thể nhắm mục tiêu cho những quảng cáo của mình.

5. Nhận phản hồi từ khách hàng

Phản hồi từ khách hàng là giá trị cực kì lớn đối với các chủ doanh nghiệp. Những phản hồi tốt nhất là phản hồi đến từ những người đã sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Việc nhận được phản hồi thường xuyên sẽ giúp bạn chắc chắn rằng khách hàng của mình có happy hay không. Thậm chí, những phản hồi này cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc lên ý tưởng cũng như cải thiện chiến dịch marketing/sản phẩm cho mình. Hãy dùng Facebook để theo dõi những khách hàng sau khi họ mua hàng và kích thích họ thực hiện những khảo sát nhỏ. Thay vào đó, họ sẽ được nhận những ưu đãi riêng sau khi hoàn tất bảng khảo sát chẳng hạn.

6. Quảng cáo sản phẩm động trên Facebook

Hầu hết Đối tượng tùy chỉnh cần được thiết lập thủ công. Với những website có nhiều sản phẩm, việc thiết lập thủ công như vậy sẽ gây khó khăn và mất nhiều thời gian của bạn. Quảng cáo sản phẩm động trên Facebook cung cấp một giải pháp tự động hơn. Những người truy cập website sẽ nhìn thấy quảng cáo dựa trên những sản phẩm họ đã xem trên website (xem sản phẩm nào quảng cáo lại sản phẩm đó), và quảng cáo sẽ bám víu họ cho đến khi họ thực hiện hành động mua hàng. Với quảng cáo này, bạn chỉ cần thiết lập các thông số cũng như tạo các mẫu quảng cáo. Sau đó, chúng sẽ tự động chạy, tự động tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng.

7. Xây dựng danh sách email khách hàng

Việc xây dựng danh sách email khách hàng luôn là ý tưởng tốt cho bất cứ doanh nghiệp thương mại điện tử nào. Đó là cách đáng tin cậy nhất giúp bạn giữ liên lạc với khách hàng đang hoạt động cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Song song với việc xây dựng danh sách khách hàng trên website, bạn cũng có thể dùng Facebook để xây dựng danh sách khách hàng cho doanh nghiệp của mình. Bằng việc nhắm mục tiêu tới những người đã vào website của bạn, bạn sẽ có được nhiều người đăng ký email hơn. Bởi những người đã ghé thăm website của bạn, đã biết đến bạn thì nhiều khả năng họ sẽ tin tưởng để lại địa chỉ email hơn là những người hoàn toàn lạ.

Đừng quên tính năng “Loại trừ”

Bạn cũng có thể tạo danh sách những khách hàng “loại trừ” trên Đối tượng tùy chỉnh để tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn. Ví dụ: nếu bạn chạy quảng cáo để kích thích những người truy cập website đăng ký thông tin email thì hãy loại trừ danh sách những người đã đăng ký hiện tại, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá. Một ví dụ khác như nếu bạn chỉ có duy nhất một sản phẩm để bán, và bạn muốn dùng Facebook để tiếp cận lại những người đã vào website của mình, hãy loại trừ những người đã thực sự mua hàng để tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn. Không sử dụng “Loại trừ” là một trong những lỗi mà khá nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải khi dùng Đối tượng tùy chỉnh trên facebook. Bởi nếu bạn cứ liên tục tạo những quảng cáo cho những người đã thực sự có hành vi chuyển đổi là rất tốn kém. Hãy luôn luôn nghĩ làm thế nào để phân khúc đối tượng khách hàng của mình hơn bằng cách “Loại trừ”.

Làm thế nào để thiết lập Đối tượng tùy chỉnh? hãy xem tiếp bài viết: "Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook (P2)"

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về Đối tượng tùy chỉnh trên Facebook (P2)

25/05/2017 Hang Nguyen

Chọn kênh Social Media nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

25/05/2017

16 cách dùng Video cho chiến lược Social Media Marketing (P1)

25/05/2017 Hang Nguyen