Bài viết dành cho những ai mới bắt đầu bước vào làm SEO, cung cấp những kiến thức căn cơ nhất trong lĩnh vực SEO.
1. SEO là gì ?
Theo thống kê, hiện tại trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ website đang hoạt động. Và mỗi ngày có gần 4 triệu bài viết được xuất bản, như vậy cứ mỗi phút trôi qua chúng ta có thêm gần 3000 bài viết. Khi bạn đọc được đến dòng này thì có khoảng 50 bài viết được publish rồi đó.
Gần 4 triệu bài viết, liệu có cách nào giúp bài viết của bạn nổi bật giữa con số "triệu đối thủ" này đây?
Và bạn buộc phải tìm cách để website của bạn nổi bật với các công cụ tìm kiếm. Và bạn chọn Google search engines vì thị phần tìm kiếm của công cụ này lên đến 91,86%( riêng tại Việt Nam là 92,22%).
Thị phần của các công cụ tìm kiếm toàn cầu
Thị phần của các công cụ tìm kiếm tại Việt Nam
Hơn 90% người kinh doanh bán hàng online trên mạng lựa chọn chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua Google.
Những con số có thể bạn đã dự đoán được:
- 5 trang đứng đầu kết quả tìm kiếm của google chiếm tỷ lệ click cao nhất( 67%).
- Có thể liên tưởng giữa chuyện xuất hiện và không xuất hiện ở trang 1 kết quả tìm kiếm như ranh giới giữa thịnh vượng và phá sản.
Có một câu chuyện vui trong giới SEOer như thế này:" nếu muốn giấu một cái xác, bạn sẽ không tìm thấy nơi nào hoàn hảo hơn trang 2 của kết quả tìm kiếm google".
Và nhiệm vụ của SEO đó chính là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, đúng với tên đầy đủ của nó: Search Engine Optimizer.
Chính vì thị phần của Google quá lớn, nên khi nói đến bộ máy tìm kiếm, ai ai cũng hiểu rằng đang nói đến Google.
Giờ bắt đầu vào phần chính nhé, có phải muốn tìm kiếm thông tin gì đó trên google chúng ta phải gõ từ khóa vào đúng không? Doanh nghiệp bạn đang kinh doanh, đang bán mặt hàng gì thì đó chính là từ khóa mà người tiêu dùng sẽ gõ vào google.
Xem video sau đây để hiểu khái quát về cách mà Google đánh giá 1 website:
Như vậy, khi mà bạn tìm kiếm một từ khóa trên Google, Google sẽ hiển thị những trang web mà nó xếp hạng cao trong sự phù hợp với từ khóa của bạn.
Hiện nay đang phổ biến 2 trường phái làm SEO: SEO mũ trắng & SEO mũ đen. Mình nói ngắn gọn như vầy:
SEO mũ đen( Black Hat SEO):
- Chỉ tập trung tối ưu nội dung để công cụ tìm kiếm( máy) chấm điểm chứ không quan tâm gì đến cảm nhận của người đọc, không mang lại giá trị cho người đọc ( con người).
- Nội dung cực kì nghèo nàn, nhồi nhét từ khóa, đi link đủ kiểu. Làm khó chịu cho người đọc.
- Sử dụng những thủ thuật để lách luật, thường thì nó sẽ lên top rất nhanh vì Google chưa phát hiện.
=> Một lưu lượng tìm kiếm lớn sẽ đổ về những website này, có thể những website này sẽ bán được một vài sản phẩm( sản phẩm đặc biệt duy nhất, sản phẩm ngách). Và rồi khách hàng sẽ rời đi vì nội dung quá nghèo nàn.
Cái Kết: Những website này sẽ được google cho ra đảo mãi mãi, dù cho admin các trang này có hối cải cũng không xoay chuyển được kết quả. ( Tất nhiên nếu bán sản phẩm độc, duy nhất thì họ không cần quan tâm đến chuyện này vì họ "bán xong phắn").
SEO mũ trắng( White Hat SEO):
- Nếu như xác định SEO một cách lâu dài và bền vững thì nên đi theo cách này. Vì nó tập trung vào con người, truyền tải nội dung tốt, có giá trị đến người đọc.
- Mặc dù nó không lên hạng nhanh chóng, nó sẽ lên từ từ nhưng một khi đã ở đỉnh cao thì nó sẽ ở đó mãi( trừ khi có 1 đối thủ khác làm tốt hơn nó).
2. Các thành phần chính của SEO
SEO gồm có 2 thành phần chính là SEO On-page và Off-page.
On-page: Tập trung đến việc cải thiện các yếu tố bên trong trang web của bạn, như tối ưu tốc độ( pagespeed, javascripts, css, images,...), nội dung trang web, liên kết nội bộ( internal link), thẻ tittle, Heading, thẻ ALT, sitemap, robox.txt, Thẻ meta keyword và meta description( dù google không còn coi trọng yếu tố này nữa nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến "nhãn quan" của người trong trang tìm kiếm).
Off-page: Các yếu tố bên ngoài như backlink, chia sẻ lên mạng xã hội, các luồng traffic,...
Điểm mà google chấm cho thứ hạng từ khóa của bạn sẽ bằng điểm On-Page + Off-page.
TỐI ƯU ON-PAGE
- Nội dung
Những yếu tố trong SEO On-page mình đã đề cập ở trên, bất kì yếu tố nào bạn cũng có thể cải thiện nhưng khó nhất chính là nội dung.
Bạn sẽ vui đến mức nào nếu như search trên google ra kết quả đúng cái mình tìm. Bạn trân trọng những trang web/blog truyền tải đúng nội dung có giá trị đến với bạn. Và Google cũng thế, nó trân trọng điều đó bằng cách đưa nội dung của bạn lên vị trí cao trong bảng xếp hạng.
BillGate đã từng nói "Contents is King", và nó luôn đúng. Đã xác định SEO bền vững thì cái cần tập trung chính là nội dung.
Làm nội dung như thế nào thì chính bạn là người hiểu rõ nhất. Bạn có thể tham khảo qua 1 số bài viết để triển khai ý tưởng làm nội dung để đưa thông điệp của bạn đến với người dùng một cách tốt nhất: Bí kíp trở thành THÁNH CONTENT bán hàng
Cần lưu ý khi làm nội dung:
+ Nội dung bạn cần unique( độc nhất).
+ Không được trùng lặp nội dung( đây là một cách nói nhẹ của việc copy và paste nội dung). Nếu có copy thì xin phép tác giả, viết lại và để nguồn rõ ràng tùy theo thỏa thuận của bạn với tác giả.
-> Lưu ý, sau khi chỉnh sửa xong tuyệt đối không nên đăng nguyên bản lên các trang mạng xã hội hoặc site khác lớn, uy tín bởi vì google sẽ index những trang đó trước và bạn vô tình trở thành kẻ tội đồ. Nên chỉnh sửa trước khi đăng lên những trang khác hoặc đợi google index trang của bạn trước đã.
+ Viết theo kiểu tự nhiên.
+ Nghiên cứu từ khóa, từ khóa bạn suất hiện ở tiêu đề bài viết, trong url, đầu các đoạn văn, trong thẻ miêu tả,... đừng cố nhồi nhét lặp lại từ khóa. Mật độ từ khóa tầm 4-6% là ổn.
Tầng suất đăng bài cũng không ảnh hưởng nhiều. Nếu bạn cập nhật lại nội dung bài cũ, không cần đăng nhiều bài mới nhưng phải đảm bảo nội dung của bạn luôn đúng và mới nhất thì vẫn lọt vào mắt xanh của google.
+ Tóm lại, về mặt nội dung, bạn hãy đặt mình là đối tượng khách hàng, sau đó hãy đặt bút xuống viết( à, gõ phím nữa :)).
a) Thẻ Tittle ( tiêu đề)
+ Đảm bảo rằng từ khóa của bạn xuất hiện trong thẻ Tittle. Đặt ở đầu càng tốt. Đây là 1 trong hơn 200 tiêu chí đánh giá của google và nó cực kì quan trọng đấy. Lưu ý rằng nếu đặt ở ngay đầu tiêu đề mà cảm thấy đọc có vẻ hơi khó chịu thì thôi bỏ đi nhé, đặt ở giữa hoặc cuối cũng được.
+ Định dạng tiêu đề theo thẻ bao gồm : H1, H2, H3, H4, H5, H6. Nên nhớ, chỉ cần duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang( tối đa 70 ký tự), các thứ tự về sau giống như là cây danh mục( H1 là I., H2 là 1., H3 là a.). Ví dụ:
H1: Giải mã những bí ẩn về SEO
--H2: SEO là gì
--H3: Làm SEO có khó không?
--H2: Các thành phần chính của seo
--H3: Tối ưu On-Page
--H3: Tối ưu Off-Page
--H4:...
--H5:....
Các thẻ này càng rõ ràng thì bọ tìm kiếm của google càng dễ dàng hiểu nội dung trang của bạn, từ đó truyền tải đến người dùng.
b) Meta Description( thẻ mô tả)
Đây là vị trí của Meta Description trên kết quả tìm kiếm của Google, tối đa 160 ký tự, dài hơn cũng được nhưng trên trang tìm kiếm sẽ hiển thị thiếu nội dung làm người tìm kiểm không nắm được bao quát bài viết bạn đang nói gì:
Như đã nói, dù Google không còn đề cao meta description nhưng qua hình ảnh trên, liệu bạn có nhấp vào 1 kết quả tìm kiếm nếu như nó không mô tả hoặc sơ lược qua nội dung bạn cần đọc?
Google không thể nào xem được hình ảnh giống như con người được, nó đọc được hình ảnh bằng những mô tả thông qua tên file ảnh và miêu tả về hình ảnh bằng thẻ Alt. Để tốt cho SEO hình ảnh thì bạn có thể tham khảo cách sau:
-Tên file ảnh: viết bằng nội dung không dấu, trùng với tiêu đề H1,
Ví dụ tiêu đề của mình là: " Giải mã những bí ẩn về SEO"
Mình đặt tên file ảnh là: "giai-ma-nhung-bi-an-ve-SEO.jpg"
Lưu ý: Đầu tư nội dung tốt nên tự chụp ảnh cho bài viết của mình, hiện nay các công cụ như điện thoại, phần mềm đều hỗ trợ tốt cho bạn có thể sản xuất hình ảnh. Đóng dấu logo website của bạn lên hình ảnh cũng được, dễ lắm :)
Xem thêm: Cách chụp sản phẩm đẹp mắt chỉ bằng smartphone
e) Sitemap
Sitemap hiểu nôm na là sơ đồ, chứa tất cả các đường dẫn( url) của một trang web. Con nhện trong video mà Matt Cutts nhắc tới bạn nhớ chứ? Nó bò từ trang này đến trang khác của bạn, mỗi lần bò là mỗi lần nó lấy tín hiệu phản hồi để lập chỉ mục.
Sitemap thật sự quan trọng cho SEO nhé các bạn. Vì website có sitemap rõ ràng sẽ hướng cho google thu thập thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Loại bỏ được những gì mình không muốn google cập nhật thường xuyên cũng như quy định thời gian update (chỉnh sửa) của bài viết, hay mỗi bài viết đó có bao nhiêu hình ảnh, muốn Google Index những hình ảnh nào...
Đây cũng là nhân tố mà google khẳng định có ảnh hưởng đến SEO. Nó là cái gì nhỉ?
Có chìa khóa xanh tức là có SSL. Hiểu nôm na là thông tin như password, số thẻ tín dụng đều được mã hóa và bảo mật khi truy cập vào website.
TỐI ƯU OFF-PAGE
Có 3 yếu tố bạn cần lưu ý khi SEO Off-page:
Uy tín của trang
Backlink( link trỏ từ các trang khác về)
Social
a. Uy tín của trang ( Trust)
Trong yếu tố uy tín của trang lại bao gồm 4 thành phần nhỏ:
Authority
Bounce rate
Domain age
Indentity
Authority: Là chỉ số đánh giá độ mạnh yếu của trang. Các trang web có chất lượng cao thì chỉ số này cao. Trong này lại có thêm 2 mục nhỏ nữa: :3 ( SEO vất vả quá các bạn nhỉ)
DA (domain authority): đại diện cho cả blog của bạn, thang điểm 1 đến 100
PA (page authority): cái này là tập con của DA, nó đại diện chất lượng cho 1 bài viết/trang trên blog của bạn (ví dụ: blog bạn tổng thể là dở (sorry), nhưng cũng có 1 vài bài viết hay, thì cái PA cho bài viết hay này sẽ cao, mặc dù DA của bạn là thấp)
Tuy có 2 chỉ số như vậy, nhưng khi nói đến Authority thì người ta mặc định là DA, tức là chất lượng tổng thể. Xem video sau đây để thư giãn và hiểu hơn nhé:
Bounce rate: Tỷ lệ thoát trang( % người thoát trang sau khi xem trang đầu tiên), đây là kẻ thù của những blackhat SEO, những website có traffic cao nhưng không có chất lượng.
Google đang ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Lưu ý yếu tố này có liên quan mật thiết đến tốc độ tải trang nữa nhé, nếu nội dung hay mà tải lâu thì người ta cũng rời bỏ nhanh đấy, close tab :)
Bạn có thể giữ chân người dùng lại bằng các liên kết nội bộ( internal link). Khách truy cập sẽ tò mò vào xem các liên kết này và con bọ tìm kiếm của google nó cũng vậy. Nên đặt những liên kết có lượt xem nhiều và có liên quan đến bài hoặc 1 vấn đề nhỏ trong bài( như khi nãy tôi có đặt liên kết xem thêm ở phần "yếu tố ALT - liên quan đến hình ảnh).
Mẹo cho các bạn: có thể chèn thêm video để tăng thêm thời gian người dùng ở lại trang, tuy nhiên vẫn không đi sai quan điểm của một SEOer mũ trắng nhé :).
Có 1 thống kê sau đây về khả năng hiển thị của những bài viết có độ dài trên 2000:
Còn bài dài ngắn theo cá nhân tôi nghĩ không quan trọng ,quan trọng là nội dung và cách truyền tải của bạn như thế nào thôi, content có thể ra ở nhiều dạng, ngắn thì viết chữ, dài quá thì cô động lại bằng hình ảnh, hoặc dạng infographic...
Domain age: Tuổi thọ của tên miền. Các tên miền có tuổi thọ càng cao thì độ uy tín càng tăng. Google cũng hiểu "kính lão đắc thọ" nhỉ :) . Tuy nhiên, với 1 domain có tuổi thọ cao mà các yếu tố còn lại không chuẩn thì coi như vứt hoặc bán lại cho người khác cho khỏe.
Indentity : Nhận diện thương hiệu. Các máy tìm kiếm sẽ cố gắng xác minh độ tin cậy, nguồn gốc và các tác giả của một website.
b) Backlink
Đây là một trong những yếu tố cực kì quan trọng trong SEO off-page. Nếu như content is king thì link có thể xem như "hoàng hậu". Gọi là backlink vì nó nằm ở trang web của người ta, khi người ta click vào thì đi tới trang của bạn và con bot của google nó cũng đi theo.
Trước đây, chỉ cần có backlink càng nhiều càng tốt thì bạn sẽ được lên top. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác. Quan niệm backlink đã thay đổi sau khi Google cập nhật thuật toán Panda (2-2011) và đặc biệt là Penguin (4-2012). Số lượng không còn được google coi trọng nữa, mà là chất lượng. Những trang chất lượng ở đây là những trang có DA (Domain Authority) cao (thông thường DA từ 50 trở lên). Tuy nhiên đặt Backlink ở những trang DA cao không hề dễ, vì họ xét duyệt rất kỹ. Họ không muốn danh tiếng của họ bị hủy hoại chỉ vì cái backlink của bạn.
Giải pháp? Hãy đầu tư viết nội dung hay,bổ ích, phù hợp rồi hãy liên hệ với những trang chất lượng, lúc nãy họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn vì muốn có thêm nhiều nguồn cho đọc giả tham khảo thêm.
- Anchor text: có thể hiểu anchor text là đoạn text hiển thị có chứa liên kết khi người đọc click vào.
Để Anchor text thật tự nhiên, tuyệt đối không dùng các từ như "tại đây", "xem tại đây", "click tại đây",...phải có ngữ nghĩa, chủ ngữ vị ngữ đầy đủ.
Những lưu ý thêm khi đặt backlink:
Không nên đặt ở những trang có nội dung dở.
Backlink khi trỏ nên trỏ về 1 bài viết có nội dung giải quyết 1 vấn đề cụ thể nào đó, chứ không phải là một bài viết chung chung. Càng không nên trỏ về trang chủ.
đang rất được google để ý, tuy nhiên thật sự không thân thiện với người đọc lắm.
c) Social - Mạng xã hội
Nhiều bạn hay thắc mắc, sau khi đăng bài mới trên website của mình xong, họ lấy link đăng lên các trang như facebook hay twitter thì có được google cộng điểm cho website hay không vì những trang mạng xã hội này có DA rất cao.
Tất nhiên là không! Nghe có vẻ buồn lòng thật đấy nhưng đó là sự thật. Theo Matt Cutts, mặc dù Google là 1 cỗ máy tìm kiếm siêu năng lực, nhưng nó cũng đành bó tay với số lượng bài đăng của facebook và tweet mỗi ngày. Nếu Google index hết mỗi khi xảy ra thay đổi như vậy, nó không thể cập nhật hết được, và có thể xếp hạng, mang thông tin sai đến người dùng.
Tuy nhiên với cách làm như vậy, nó sẽ có tác dụng gián tiếp cho website của bạn, lượng người dùng đông đảo của các mạng xã hội là 1 nguồn traffic đang kể. Mà traffic từ mạng xã hội cũng là một yếu tố đánh giá của google.
Bạn có thể dùng google Plus, vì đây là đứa con cưng của google, tuy nhiên cần lưu ý:
Tránh trùng lập nội dung.
Không nên chỉ copy và paste link vào, nên có 1 đoạn trích dẫn giới thiệu sơ lược rồi hãy đưa link.
Hẹn gặp lại,
SEO có vẻ không đơn giản như bạn nghĩ, nhưng nó không hề khó. Mình chỉ cung cấp những thông tin căn bản được google cập nhật. Nếu muốn chuyên sâu hơn, thì bạn tạo sự khác biệt với đối thủ của bạn thông qua tư duy, am hiểu về sản phẩm, thương hiệu, người dùng, đối tượng tiếp nhận... mà bạn muốn SEO.
Đừng vội bỏ cuộc khi chưa thấy kết quả hoặc chỉ nhìn được những dấu hiệu 1 cách khách quan, hãy tìm hiểu và học hỏi liên tục từng ngày, chúc các bạn có những dự án SEO thành công.