Dofollow là gì? Tác hại của việc lạm dụng quá nhiều Dofollow

Nếu như Nofollow là dạng liên kết không được tính backlinks đến website của bạn, không làm tăng PageRank của website nhưng cũng không ảnh hưởng đến PageRank của website thì Dofollow hoàn toàn ngược lại. Vậy Dofollow là gì? Lợi ích của Dofollow là gì? Nếu quá nhiều Dofollow có bị ảnh hưởng gì không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Nofollow là gì? nofollow có ảnh hưởng như thế nào?

dofollow la gi tac hai cua viec lam dung qua nhieu dofollow hinh anh 1

Dofollow là gì?

Thuộc tính rel=”dofollow” có nghĩa trái ngược lại với nofollow: khi người quản trị sử dụng thuộc tính này cho thẻ a nghĩa là đã khai báo cho Bot Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác hiểu rằng, liên kết này uy tín truyền Page Rank, hướng Bot đi theo. Đối với thuộc tính này trong code chúng ta không cần phải thêm vào, mặc định không có rel=”value” thì Bot Google tự hiểu là dofollow.(Value ở đây có thể là nofollow, home, me, author, category-tag …). Trường hợp bạn thêm vào cũng không ảnh hưởng gì tới ý nghĩa của thẻ a đó:

<a href=”http://thuycuong.vn” title=”Thuy Cuong” rel=”Dofollow”>Thuy Cuong</a>

Dofollow tốt hơn hay Nofollow tốt hơn ?

Đương nhiền là Dofollow tốt hơn rồi vì nó truyền PR, hướng Bot Google theo liên kết đó tới website của bạn. Tôi nhớ không nhầm thì Google chưa có công bố rằng liên kết chứa thuộc tính rel=”nofollow” không phải là tín hiệu để đánh giá xếp hạng 1 website. Thực ra dofollow và nofollow đều tốt, chúng ta xây dựng sao cho có tính tương tác với người dùng, có traffic từ liên kết đó.

Tỷ lệ dofollow và nofollow như thế nào thì hợp lý ?

Cũng rất khó có thể đưa ra được 1 tỉ lệ nào là hợp lý, sao cho dofollow nhiều hơn nofollow và tất cả liên kết đó có traffic, liên kết từ những website cùng lĩnh vực chí ít là bài viết đó cùng lĩnh vực chủ đề với website của chúng ta.

Việc làm dụng quá nhiều dofollow liệu có tốt ?

Nó sẽ không tốt nếu như chúng ta không lựa chọn đúng kênh hoặc đôi khi chúng ta xây dựng hệ thống site vệ tinh kém chất lượng (bài viết ít, nội dung sao chép kém chất lượng…). Rất nhiều bạn có hệ thống site vệ tinh từ blogspot, wordpress, rồi domain root nhưng hầu như chưa tận dụng được việc xây dựng liên kết, tạo backlink dựa trên hệ thống site vệ tinh đó cho tốt. Mình sẽ dành một bài viết khác về chiến lược setup site vệ tinh tạo backlink sao cho hợp lý vào hiệu quả nhất.

Khi đã nắm vững kiến thức làm SEO, bạn nên tạo ngay 1 website để thử nghiệm tài năng của mình. Có thể sử dụng công cụ tự thiết kế website kinh doanh online từ nền tảng công nghệ mà Haravan cung cấp - bất chấp việc bạn có biết về kiến thức công nghệ hay không bởi vì luôn có hướng dẫn cụ thể trong từng bước thực hiện!

Xem thêm:


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

SEO Onpage là gì ? 10 điều cần thực hiện để Website bạn lên top với SEO Onpage

25/05/2017 Hồng Đức

Các Bước Làm Website Chuẩn SEO Nhanh Lên Top với Haravan

25/05/2017 0

3 kỹ thuật SEO cho website bán hàng di động

25/05/2017