4 Yếu tố giúp tăng hiệu quả cho Email Marketing

Câu hỏi: Có bao nhiêu trong số các bạn đã đăng kí dùng thử free 1 phần mềm nhưng rồi hủy ngay sau khi nhận được email marketing?

Hầu hết ai cũng đã từng như vậy ít nhất 1 lần. Lí do chính vì có thể mail marketing quá tồi tệ nên mặc nhiên phần mềm kia cũng không hề tốt đẹp gì. Với các công ty kinh doanh phần mềm, đây là một vấn đề nhức nhối. Email chính là dòng máu của rất nhiều nhà cung cấp phần mềm, vì vậy đánh mất subscriber (người theo dõi) sẽ làm cho việc đạt được mục tiêu bán hàng trở nên thật xa vời.

Hãy cùng điểm qua 3 yếu tố giúp tăng hiệu quả cho Email Marketing của bạn tại đây:

1. Tiêu đề Email cần rõ ràng và ngắn gọn

Người nhận biết rõ thứ họ sắp đọc được trong mail, vì vậy đừng lo lắng khi tiêu đề mail không bao gồm hết thông tin trong nội dung. Nó tạo ra sự mong đợi ở khách hàng rằng bạn sẽ đem đến cho họ những gì bạn nói. Hãy để email marketing thực sự là chính nó, không hơn, không kém.

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing

Ví dụ: “Chào mừng bạn đến [tên công ty]”.

Ví dụ: Vero Vero là một công ty chuyên cung cấp phần mềm Email Marketing. Công ty này đã làm chính xác điều kể trên với Email gửi cho khách hàng sau khi đăng kí vào blog của họ. Tiêu đề là: “Welcome to the Vero blog” (Chào mừng đến với blog của Vero). Người nhận được nhắc lại về trang họ đã đăng kí (thông tin từ blog), nó đến từ đâu (Vero) và đây là Email đầu tiên từ Vero (từ “Chào mừng/Welcome” là một dấu hiệu cho điều đó)

2. Các thông điệp kêu gọi hành động (CTA = Call To Action) xuyên suốt Email

Rất nhiều Email marketing chỉ nhắc lại thông tin hoặc chứa quá nhiều đường link khiến người đọc ngừng ngay sau chỉ vài dòng đầu.

Hãy thử đưa 1 dòng kêu gọi hành động đơn lẻ vào email của bạn xem.

Lần tới, thử đưa 1 đường link cho người đọc đăng nhập vào tài khoản mới của họ, hoặc thông báo nhắc nhở về 1 đặc điểm giải quyết vấn đề họ đang quan tâm. Nếu không thì hãy giữ cho nó đơn giản hết mắc có thể.

Ví dụ: Vero

Bạn có thể đã chú ý thấy rằng email chào mừng của Vero đi ngược lại quan điểm này và có nhiều hơn 1 CTA trong đó. Nhưng chúng cực kì đơn giản nên người đọc có thể chọn đọc hoặc bỏ qua.

- CTA đầu tiên chứa link dẫn tới trang About Us (về chúng tôi) của Vero. Đó là trang được liên kết vào nên người đọc có quyền chọn xem trang hay tiếp tục đọc.

- CTA thứ hai mang 1 danh sách các bài post của blog. Họ lại tiếp tục trích dẫn 1 cách đơn giản, và người đọc vẫn có thể đọc chúng ngay lập tức hay dành cho khi khác.

- CTA thứ 3, đồng thời cuối cùng là một bộ địa chỉ email tiếp nhận phản hồi từ khách hàng khi họ có yêu cầu cần giải đáp.

Có tới 3 CTA trong 1 email, nhưng tất cả đều vô cùng đơn giản. Đây chính là chìa khóa bạn cần ghi nhớ khi thực hiện emailmarketing.

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing

Xem nguồn trang: Source

Ví dụ: Tictail

Dưới đây chúng tôi đưa ra 1 ví dụ tốt hơn về 1 CTA trong 1 mail marketing. Chúng ta sẽ xem qua về Tictail - 1 công ty mang lại giải pháp phần mềm thương mại điện tử. Sau khi đăng kí, người đọc được mời tới tham quan trang dashboard của họ ngay lập tức. Rất đơn giản và gọn gàng, với giao diện đẹp thu hút người dùng click vào.

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing-3

Xem nguồn trang: Source

3. Hình ảnh và cảm nhận tạo sự thống nhất

Để tránh bị đưa vào hòm spam, bạn cần cực kỳ chú ý đến việc tạo nhứng email marketing sao cho chúng không giống spam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua những đặc điểm thương hiệu hiện tại để rồi người nhận sẽ chẳng biết bạn tới từ đâu và tại sao bạn xuất hiện trong hòm mail của họ.

Điều cần chú ý: Màu sắc, logo, font chữ, tên công ty… Tất cả đều phải phản ánh những gì đang có trên website của bạn.

Ví dụ: Buffer

Buffer đã làm rất tốt với email marketing và sử dụng logo, font chữ cũng như màu sắc.

Đây là website chính của Buffer:

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing-4

Và đây là email marketing:

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing-5

Xem nguồn trang: Source

Ví dụ: Shopify

Email chào mừng của Shopify cũng tương tự như Buffer, cũng được viết theo tông giọng tương tự khi họ nói chuyện với khán giả, mà cụ thể ở đây chính là các chủ doanh nghiệp.

Đây là website chính của họ:

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing-6

Và đây là email chào mừng:

3-yeu-to-tang-hieu-qua-email-marketing-7

4. Tip bonus cho bạn: Đừng vội vàng gửi ngay email marketing

Bạn có thể vừa gửi email ngay khi khách vừa đăng kí. Bạn muốn chắc chắn rằng mình thật thân thiện trong mắt khách hàng. Nhưng đôi khi làm vậy lại tạo ra cảm giác tiêu cực về công ty kinh doanh phần mềm của bạn.

Tại sao? Bởi vì những email đó trong mắt người dùng là 1 dạng email tự động. Đặc biệt khi bạn ở một múi giờ hoàn toàn khác với nọ. Chẳng có lí do nào mà bạn có thể gửi mail cá nhân vào 3 giờ sáng ở múi giờ của mình cả.

Điều lên làm: Gửi 1 email nhanh để xác nhận việc đăng kí, và chỉ thật ngắn gọn đơn giản vậy thôi. Chỉ 1 câu ngắn gọn: “Cảm ơn vì đã đăng kí. Email giới thiệu của chúng tôi sẽ sớm được gửi cho bạn”, hay tương tự như vậy. Sau đó gửi email marketing cho khách trong thời gian làm việc của bạn, bất kể người dùng ở vị trí nào.

Bạn sẽ bằng cách đó tạo ra cảm giác email được soạn thảo một cách cá nhân và gửi tới khách hàng, dẫu cho nó có thể là mail tự động. Các khách hàng sử dụng phần mềm của bạn cảm nhận được điều đó, và từ đây tăng khả năng đưa họ trở thành những khách hàng trung thành. Thậm chí họ có thể biết email chào mừng được gửi tự động, họ vẫn có một cảm giác không phải như vậy, một cảm giác được chăm sóc đặc biệt mà chúng ta đều thích. Đây là lí do vì sao email mang tính cá nhân hoạt động tốt hơn các loại khác.

Kết

Email marketing không đơn giản để thực hiện tốt. Một vài công ty kinh doanh phần mềm lấp đầy các email loại này với thông tin khiến cho khách hàng chỉ muốn chạy xa ngay lập tức. Những công ty thành công chào mừng người dùng mới một cách đơn giản, chân thành và trực tiếp, cũng như chăm sóc khách hàng bằng cách gửi những email được viết và gửi đúng giờ, mang theo thông tin thật sự hữu ích.

Sử dụng 4 tips trên đây sẽ giúp tạo dựng các email marketing hiệu quả cho khách hàng sử dụng phần mềm. Hình ảnh công ty của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn, và chắc chắn sẽ lọt vào tầm ngắm yêu thích của khách hàng sớm thôi.


Nguồn: Julia Borgini - Kissmetrics

Việt hóa bởi Uplevo

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: