3 Điều cần biết khi làm việc với giới truyền thông

Dạo gần đây tôi thấy rất nhiều bạn bè của mình là những phóng viên, BTV, chủ trang… giăng những dòng status đầy bất mãn lên facebook cá nhân về việc bị doanh nghiệp và các chuyên viên PR hạch sách một cách không – biết – điều.

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, và thiết nghĩ những cái status của giới làm báo thì những người làm báo sẽ đọc được nhiều hơn là những người làm kinh doanh, chủ doanh nghiệp. Đôi khi nhiều cảm xúc không thể đến tai các ông chủ nhiều tiền và những nhân viên PR (nghĩ mình) nhiều quyền lực một cách tự nhiên được.

8-25-2014 10-35-22 AM

Những status như thế này hết sức nguy hiểm với việc tạo dựng hình ảnh đến công chúng của các doanh nghiệp

Kết quả là gì?

  • Giới truyền thông sẽ tự động có ác cảm và tránh xa thương hiệu, doanh nghiệp của các bạn, đơn giản vì tiếng xấu đồn xa. Kể cả khi bạn có nhiều tiền, doanh nghiệp của bạn cũng chỉ tồn tại một mối quan hệ sòng phẳng: có tiền- có bài. Không có tiền: chào nhớ!
  • Thậm chí không có tiền ban cũng sẽ được lên bài: bài tiêu cực đó mà!

Thẳng thắn mà nói, phóng viên cũng là con người, và đôi khi họ rất “bẩn tính”, họ có thể không được phép “ăn không nói có” với những thông tin trong bài viết. Nhưng với những ví dụ tiêu cực minh họa cho một vấn đề nào đó, doanh nghiệp của bạn sẽ chễm chệ ngồi trong ví dụ này (không có thứ gì là hoàn toàn tốt đẹp cả, doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn đôi khi cũng có những điểm yếu).

  • Điểm yếu lớn nhất của các ông chủ nhiều tiền là: tôi đã chi tiền, tại sao không được những thứ XYZ trong bài?
  • Điểm yếu thứ nhì của các ông chủ là: tuyển cho mình những chuyên viên PR kém cỏi. Vì những người giỏi sẽ biết cách làm việc với truyền thông và là người nói cho sếp của mình biết việc gì có thể, việc gì không trước những yêu cầu của sếp.
Quan hệ công chúng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR)là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.

(theo wikipedia)

Và trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng tiêu dùng nói chung, truyền thông là chiếc cầu nối quan trọng nhất. Vì vậy đó cũng là một bộ phận quan trọng mà doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ tốt.

Trong 5 năm làm báo và 2 năm làm việc với các doanh nghiệp, tôi xin đưa ra 1 góp ý nho nhỏ mà một khi bạn làm chủ doanh nghiệp, bạn phải biết:

1- Đừng đòi hỏi cái tên doanh nghiệp của bạn ở khắp các bài viết

Nếu doanh nghiệp của bạn đứng ra tổ chức một sự kiện xã hội và mời các phóng viên tới đưa tin. Đừng sống chết đòi logo của mình phải có mặt ở khắp các hình ảnh trong sự kiện. Cũng đừng mơ mộng quá nhiều vào việc bài viết có nhắc tới tên thương hiệu của bạn.

Mục đích của phóng viên là đưa tin về sự kiện xã hội đó, chứ không phải đưa tin về doanh nghiệp của bạn. Trừ khi bạn kí hợp đồng mua bài đăng tin (hay còn gọi là bài PR) với giá từ 3tr – 45tr tùy báo.

Giải pháp là: Hãy để truyền thông làm việc của truyền thông: để họ tự do thổi bùng những vấn đề thuộc về sự kiện. Còn lại hãy sử dụng kênh cộng đồng để khẳng định vai trò: công ty/ doanh nghiệp của bạn là người tổ chức sự kiện này. Đơn giản vì nếu không ai biết đến sự kiện đó thì cái tên đơn vị tổ chức sự kiện còn có nghĩa lý gì đối với cộng đồng?

2- Chấp nhận việc bài viết về công ty bạn có thể không được lên trang

Đừng “xôi thịt” với phóng viên theo kiểu Tiền trao cháo múc!

Bạn phải hiểu bản chất của quy trình làm việc báo chí là: phóng viên không phải là người quyết định việc bài lên hay không. Những người quản lý cấp cao sẽ làm việc đó. Vì vậy đương nhiên có những rủi ro về việc bài không thể lên đúng dự kiến, hoặc bị cắt phần thông tin của doanh nghiệp. Đó là việc DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT VÀ CHẤP NHẬN RỦI RO này.

Nếu muốn chắc chắn việc bài lên, bạn chỉ có 1 cách duy nhất là kí hợp đồng bài đăng tin. Tuy nhiên loại bài này nếu viết không khéo thì thường chỉ có nhân viên công ty bạn tự đọc với nhau. Độc giả không ai để mắt tới đâu.

Payment day

Số tiền trong phong bì họp báo không phải là cơ sở để bạn gọi đến nổ điện thoại phóng viên để yêu cầu ZXY trong bài viết liên quan tới doanh nghiệp của bạn.

3- Tốt nhất là tuyển nhân viên PR là người từng làm phóng viên

Nếu không chính vị nhân viên này sẽ là thảm họa cho doanh nghiệp của bạn vì cách làm việc của họ.

- Chương trình kết thúc, 1 ngày sau họ mới đưa thông tin, hình ảnh sự kiện cho cánh báo chí. Lúc này ai còn đăng tin cho bạn?

- Bài đã lên rồi, họ liên tùng tục đòi chỉnh cái nọ, sửa cái kia trong bài viết. Nên nhớ, Phóng viên không có quyền chỉnh sửa bài sau khi đăng. Để làm được điều này phóng viên phải nhờ vả sếp mình, và tất nhiên, chuyện không hề dễ dàng nếu không có lý do chính đáng.

Sai lầm thường thấy của các chuyên viên PR là họ luôn muốn chứng tỏ “mình giỏi” với sếp bằng cách "ủn" càng nhiều càng tốt cái tên doanh nghiệp lên báo chí mà không nghĩ nhiều đến việc cái tên ấy sẽ đem lại giá trị gì trong trường hợp đó. Kết quả là cánh phóng viên sẽ phát điên và hậu quả thì doanh nghiệp của bạn sẽ lãnh đủ.

Thật đáng tiếc, trên thực tế loại chuyên viên PR như thế này lại rất đông và ngày càng hung hãn. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần nắm được những quy tắc cơ bản khi làm việc với giới truyền thông. Tránh đưa ra những yêu cầu quá sức với các nhân viên PR của mình chỉ vì bạn đã kí duyệt chi phong bì họp báo cho phóng viên.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: