Kinh doanh bất động sản là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận rất cao sau mỗi giao dịch thành công. Chính vì vậy mà mô hình này cũng được rất nhiều người đam mê kiếm tiền theo đuổi. Để có thể thành công trong thị trường cạnh tranh này, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh bất động sản chi tiết, rõ ràng và có mục tiêu cụ thể. Tham khảo ngay cách lập kế hoạch hiệu quả dưới đây nhé!
1. Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh bất động sản?
Kinh doanh bất động sản cũng vậy, lập kế hoạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích dành cho bạn
Lập kế hoạch là hoạt động quan trọng không thể thiếu dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Kế hoạch càng rõ ràng, càng chi tiết sẽ giúp bạn càng nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình hơn.
Kinh doanh bất động sản cũng vậy, lập kế hoạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích dành cho bạn:
- Định hướng chiến lược: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình trong lĩnh vực bất động sản. Thông qua đó giúp bạn biết được bạn đang hướng đến đâu và cách thức để đạt được mục tiêu đó.
- Đánh giá khả năng và nguồn lực: Lập kế hoạch giúp bạn xác định những nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch của mình, từ vốn đầu tư, nhân lực cho đến kiến thức chuyên môn.
- Dự báo tài chính: Một phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh là việc dự báo tài chính, bao gồm dự tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong thời gian tới. Lập kế hoạch kinh doanh bất động sản giúp bạn biết được mức độ khả thi của kế hoạch và có thể điều chỉnh để đảm bảo tài chính ổn định.
- Đối tượng khách hàng: Kế hoạch kinh doanh bất động sản giúp bạn xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
- Phát triển sản phẩm/dự án: Nếu bạn đang dự định phát triển các dự án bất động sản, kế hoạch kinh doanh giúp bạn quản lý quá trình phát triển từ giai đoạn ý tưởng đến thực hiện như xác định thiết kế, quy mô, mức giá và thời gian hoàn thành,...
- Đối thủ cạnh tranh: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn nắm vững thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Quản lý rủi ro: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Dựa vào đó giúp bạn lập kế hoạch dự phòng và quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn.
2. 7 yếu tố cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh bất động sản
2.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn trong kế hoạch kinh doanh bất động sản là một phần quan trọng, giúp xác định hướng đi dài hạn và mục tiêu lớn của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Tầm nhìn nên phản ánh mong muốn của bạn trong việc xây dựng thương hiệu và uy tín trong ngành bất động sản, từ đó giúp tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng và đối tác. Tầm nhìn trong kế hoạch kinh doanh bất động sản là hướng dẫn cho chiến lược và hành động của doanh nghiệp trong tương lai. Nó giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về mục tiêu và mong muốn của mình trong lĩnh vực này.
2.2 Mục tiêu
Khi kinh doanh dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì mục tiêu luôn là kết quả mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Bạn không thể thành công nếu không xác định được mục tiêu mình muốn đạt được là gì. Nếu không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ làm mọi thứ một cách mơ hồ mà không biết mình làm vì điều gì.
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư cao nên việc đặt ra mục tiêu lại càng quan trọng hơn hết, phản ánh mức độ khả thi của dự án và giúp bạn thành công hơn trong thị trường này.
2.3 Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh bất động sản
Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh bất động sản. Nó giúp bạn đánh giá tổng quan về tình hình nội bộ và ngoại vi của doanh nghiệp để tạo ra chiến lược hiệu quả.
- Strengths (Điểm mạnh): Đây là các yếu tố tích cực, mạnh mẽ của doanh nghiệp bất động sản. Những điểm mạnh này có thể là những gì bạn làm tốt nhất, có lợi thế so với đối thủ và giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Weaknesses (Điểm yếu): Đây là những điểm yếu và hạn chế của doanh nghiệp bất động sản. Đây là những khía cạnh bạn cần cải thiện để tránh gặp khó khăn trong tương lai.
- Opportunities (Cơ hội): Đây là những yếu tố và cơ hội mà bạn có thể tận dụng để phát triển kinh doanh bất động sản. Đây có thể là các xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng hoặc sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
- Threats (Rủi ro): Đây là các yếu tố tiêu cực, tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh bất động sản. Đây là những thách thức mà bạn cần đối mặt và phải xác định cách để giảm thiểu tác động.
2.4 Chiến lược đầu tư
Chiến lược đầu tư là một phần quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh bất động sản, liên quan đến cách bạn xác định, đánh giá và quản lý các dự án và tài sản bất động sản để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Một vài yếu tố quan trọng khi lên chiến lược đầu tư bất động như mục tiêu đầu tư, nghiên cứu thị trường đầu tư, xác định rủi ro, phân tích mức độ sinh lời, nghiên cứu và cân nhắc lựa chọn dự án muốn đầu tư,...
2.5 Kế hoạch Marketing
Kế hoạch marketing giúp bạn xác định cách tiếp cận thị trường, tạo nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của bạn, và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu cho những dự án bất động sản: độ tuổi, thu nhập, sở thích và nhu cầu,...
- Xác định cách bạn sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền thông, tiếp thị trực tiếp, sử dụng mạng xã hội,...
- Lập kế hoạch chi tiêu quảng cáo, xác định nơi và cách bạn sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo.
- Kế hoạch marketing bất động sản giúp bạn tập trung và tổ chức các hoạt động tiếp thị của mình, tạo dựng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, cũng như thu hút khách hàng tiềm năng và tăng cường xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Kế hoạch marketing bất động sản giúp bạn tập trung và tổ chức các hoạt động tiếp thị của mình
2.6 Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính giúp bạn dự phòng và quản lý tài chính một cách hiệu quả, đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động kinh doanh và đối mặt với các tình huống khó khăn. Nó cũng giúp bạn định hình được cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro tài chính một cách thông minh.
2.7 Kế hoạch dự phòng
Trong quá trình kinh doanh không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra ngoài kế hoạch ban đầu của bạn, do đó việc dự đoán trước rủi ro và có kế hoạch dự phòng là rất cần thiết. Dựa vào đó giúp bạn có những phương án xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Khi lập kế hoạch dự phòng trong lĩnh vực bất động sản đòi hỏi sự nhạy bén trong việc nhận biết rủi ro tiềm ẩn và xây dựng các kế hoạch ứng phó linh hoạt để đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp.
3. Lập kế hoạch kinh doanh bất động sản cho người mới vào nghề
3.1. Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là bước quan trọng đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh bất động sản. Mục tiêu sẽ là đích đến và giúp bạn xác định những việc mình cần làm để đạt được mục tiêu đó.
Để có thêm động lực khi đạt được mục tiêu, bạn không nên đặt mục tiêu quá lớn ngay từ đầu mà hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ và qua từng giai đoạn sẽ hướng đến mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, cũng không nên đặt mục tiêu quá nhỏ, sẽ khiến doanh nghiệp bạn khó phát triển hơn.
3.2. Phân tích thực trạng
Phân tích thực trạng là quá trình nghiên cứu và đánh giá các yếu tố hiện tại liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Mục tiêu của việc phân tích thực trạng là hiểu rõ hoàn cảnh hiện tại, xác định các thách thức và cơ hội, thu thập thông tin để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường bất động sản để hiểu rõ về sự cạnh tranh, cơ cấu thị trường, xu hướng hiện tại và tương lai, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu và xem xét vị trí địa lý của các dự án bất động sản vì vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị và mức độ hấp dẫn của dự án.
Phân tích thực trạng là quá trình nghiên cứu và đánh giá các yếu tố hiện tại liên quan đến lĩnh vực bất động sản
3.3. Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động khi lập kế hoạch kinh doanh bất động sản là bước quan trọng để đưa ra các hoạt động cụ thể và chi tiết về cách bạn sẽ thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
- Đầu tiên, xác định các bước chính mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh như tìm kiếm dự án, đánh giá tài chính, thực hiện quy trình pháp lý, xây dựng và phát triển, tiếp thị,...
- Để mỗi bước hành động có thể được thực hiện một cách hiệu quả, hãy xác định thời gian ước tính mà bạn dự kiến sẽ dành cho mỗi bước, từ đó có cái nhìn tổng quan về thời gian cần thiết để hoàn thành toàn bộ kế hoạch.
- Xác định nguồn lực cần thiết cho mỗi bước hành động: nguồn vốn tài chính, nhân lực,...
- Bắt đầu thực hiện kế hoạch hành động theo lịch trình đã đề ra. Theo dõi tiến độ, đối mặt với các vấn đề xuất hiện và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo kế hoạch diễn ra suôn sẻ.
3.4. Cam kết chỉ tiêu
Cam kết chỉ tiêu đạt được dựa vào những mục tiêu đã đưa ra sẽ giúp bạn có cơ sở để đo lường hiệu suất và đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. Dựa vào chỉ tiêu đặt ra bạn cũng có thêm động lực để cố gắng đạt được cam kết mà mình đưa ra, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển hơn.
Bạn có thể đặt ra chỉ tiêu dựa vào các yếu tố như doanh số bán hàng, lợi nhuận đầu tư, tỷ suất sinh lời, mức độ hài lòng của khách hàng,...
3.5. Đề xuất phương án
Khi lập kế hoạch kinh doanh bất động sản, việc đề xuất các phương án là bước quan trọng để xác định các lựa chọn chiến lược và hành động cụ thể mà bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Dựa trên mục tiêu và thông tin thị trường, xác định các phương án chiến lược khác nhau mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu như phát triển dự án mới, cải thiện hiệu suất dự án hiện có, mở rộng vào thị trường mới,...
Không quên đánh giá tính khả thi và tiềm năng thành công của từng phương án. Xem xét các yếu tố như nguồn lực cần thiết, rủi ro, hỗ trợ từ thị trường và phù hợp với mục tiêu của bạn.
Bên cạnh đó, khi đề xuất phương án, quan trọng là xem xét các yếu tố kỹ thuật, tài chính, văn hóa tổ chức và thị trường để đảm bảo rằng bạn chọn phương án phù hợp với mục tiêu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp bất động sản của bạn.
4. Những lưu ý để lập kế hoạch kinh doanh bất động sản thành công
Lập kế hoạch kinh doanh bất động sản thành công đòi hỏi bạn phải chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau
Lập kế hoạch kinh doanh bất động sản thành công đòi hỏi bạn phải chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn có thể tham khảo khi lập kế hoạch:
- Nắm vững thông tin thị trường: Hiểu rõ về thị trường bất động sản là yếu tố quan trọng. Nghiên cứu thị trường để biết về xu hướng, nhu cầu của khách hàng, vị trí địa lý, giá cả và tình hình cạnh tranh.
- Đặt ra mục tiêu cụ thể: Xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh của bạn. Mục tiêu cụ thể giúp định hình kế hoạch và tập trung vào việc đạt được những kết quả mong muốn.
- Thực hiện nghiên cứu kỹ thuật: Đối với việc phát triển và quản lý bất động sản, hiểu rõ về các khía cạnh kỹ thuật như thiết kế, xây dựng, pháp lý, quy trình xin phép xây dựng là rất quan trọng để tránh vấn đề trong tương lai.
- Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ: Hãy tính toán kỹ càng tất cả các khoản thu chi liên quan đến dự án bất động sản, bao gồm cả các yếu tố không mong đợi và rủi ro tiềm ẩn.
- Thiết lập dự trù vốn: Bạn cần chuẩn bị quỹ đầu tư đủ lớn để thực hiện kế hoạch mà bạn đã đề ra. Đối với các dự án lớn, việc huy động vốn từ nhiều nguồn có thể cần thiết.
- Quản lý rủi ro: Đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và có kế hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động của chúng. Hãy luôn cân nhắc các yếu tố không mong đợi và có kế hoạch ứng phó.
- Xây dựng mạng lưới quan hệ: Kết nối với các đối tác, nhà đầu tư, chuyên gia trong lĩnh vực để học hỏi và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
5. Kết luận
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn cũng rất nhanh chóng và lợi nhuận mang lại cũng rất khủng. Để hạn chế xảy ra những thiệt hại, rủi ro tài chính, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh bất động sản rõ ràng, chi tiết nhé. Chúc các bạn thành công!
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay: