Chi tiết kế hoạch kinh doanh khách sạn giúp thu hồi vốn nhanh chóng

Khách sạn là nơi cư trú của nhiều người. Kinh doanh khách sạn đã giúp người kinh doanh thu được về những khoản lời khổng lồ. Sau đại dịch, các khách sạn có cơ hội “hồi sinh” và đã nhanh chóng thu được những nguồn lợi lớn. Để có thể có nguồn lợi lớn ấy, kế hoạch kinh doanh khách sạn là điều không thể thiếu. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu về những kế hoạch kinh doanh hiệu quả này nhé!

1. Thị trường tiềm năng khi kinh doanh khách sạn

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh giàu tiềm năng

Nhu cầu kinh doanh khách sạn gia tăng bởi nhiều lý do.

Trước tiên, hoạt động kinh doanh khách sạn nở rộ chính vì nhu cầu lưu trú tại khách sạn gia tăng, các khu du lịch được khai thác với số lượng lớn khiến số lượng người lưu trú tại các khách sạn gia tăng. Đồng thời, đây cũng là ngành nghề kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển liên quan đến lợi nhuận, tài nguyên du lịch,...

Sự phát triển của công nghệ, của Internet đã tạo thêm động lực và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các khách sạn hiện nay.

2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điểm. Có thể kể đến:

  • Tài nguyên du lịch của từng địa phương: Phần lớn khách hàng lưu trú tại khách sạn là những khách du lịch. Do đó, tài nguyên du lịch tại từng địa phương sẽ quyết định số lượng khách sạn.
  • Sử dụng lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp tại nhiều khách sạn đều là cư dân địa phương với am hiểu về văn hóa, lịch sử,...
  • Đòi hỏi vốn đầu tư lớn: Dù là loại hình khách sạn nào thì việc xây dựng một khách sạn cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
  • Có tính thời vụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn gắn liền chủ yếu với du lịch. Mà du lịch lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh doanh khách sạn phải đối diện với hai mùa là cao điểm và thấp điểm. Từ đó, người kinh doanh sẽ có những điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh khách sạn.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến

Mô hình kinh doanh khách sạn hiện nay được mở rộng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người. Trong đó, phải kể đến những mô hình nổi bật như:

  • Khách sạn thương mại: Khách sạn dành cho doanh nhân đi công tác - thường tập trung tại trung tâm thành phố, gần công ty, tập đoàn lớn.
  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Khách sạn dành cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, gần biển, hồ, rừng, núi,...
  • Khách sạn sân bay: Khách sạn này phục vụ cho đối tượng khách hàng là phi công, tiếp viên, hoặc một số khách hàng quá cảnh với thời gian lưu trú ngắn.
  • Khách sạn sòng bạc : Đây là mô hình khách sạn dành cho khách hàng có nhu cầu vui chơi, giải trí,...
  • Khách sạn bình dân: Khách sạn sẽ được đặt tại gần nhà ga, bến xe, điểm dọc đường,...với nhu cầu phục vụ cho khách vãng lai, khách đi phượt và những khách hàng có nhu cầu nghỉ qua đêm.
  • Khách sạn căn hộ: Khách sạn sẽ có đầy đủ phòng như trong gia đình với khách hàng là bạn bè, hoặc các gia đình có nhu cầu lưu trú dài hạn.

Các khách sạn hiện nay còn được phân theo tiêu chuẩn sao:

  • Khách sạn 1 sao: Gồm dịch vụ cơ bản với phòng nghỉ gồm tivi, quạt, dầu gội, sữa tắm, một số vật dụng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải,…cùng dịch vụ dọn phòng hằng ngày.
  • Khách sạn 2 sao: Cung cấp buffet sáng, internet, đèn đọc sách, dụng cụ vệ sinh, dịch vụ dọn phòng,...
  • Khách sạn 3 sao: Tiếp nhận phản ánh 24/7, nhân viên biết ngoại ngữ, có các dịch vụ theo yêu cầu, có buffet sáng, hồ bơi, dọn phòng,...
  • Khách sạn 4 sao: Bên cạnh những nhu cầu như các khách sạn khác, khách sạn 4 sao có thêm quầy bar mini, dịch vụ đồ uống,...theo yêu cầu.
  • Khách sạn 5 sao: Dịch vụ trong khách sạn 5 sao rất cao cấp, phục vụ tận nơi, tận chỗ, có nhân viên giữ hành lý, chào đón khách,...

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến

4. Chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn

4.1 Phân tích thị trường

Kinh doanh khách sạn cần “biết người biết ta”. Bởi, thị trường kinh doanh khách sạn đã và đang nở rộ. Nên bạn cần có kế hoạch tìm hiểu về đối thủ, về thị trường trước khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh khách sạn.

  • Khi phân tích thị trường, bạn cần xác định:
  • Khách hàng mục tiêu
  • Tần suất khách hàng lui tới
  • Loại hình khách sạn phù hợp với vốn đầu tư
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Phong cách khách sạn
  • Giá thành của các dịch vụ so với phân khúc xung quanh

Những yếu tố cơ bản về thị trường sẽ là yếu tố nền giúp bạn có thể vẽ ra bức tranh kinh doanh khách sạn bao quát, cụ thể.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Phân tích thị trường

4.2 Chuẩn bị kinh phí, vốn kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. Các chi phí bạn cần chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh khách sạn gồm:

  • Chi phí thuê, mua địa điểm
  • Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
  • Chi phí mua sắm tiện nghi
  • Chi phí trang trí khách sạn
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí duy trì hoạt động của khách sạn
  • Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh

Việc chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ, chủ động sẽ giúp người kinh doanh khách sạn dễ dàng điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Chuẩn bị kinh phí, vốn

4.3 Lựa chọn địa điểm kinh doanh khách sạn

Địa điểm là yếu tố quan trọng hàng đầu và mang tính tiên quyết khi bạn quyết định kinh doanh khách sạn. Việc đặt địa điểm khách sạn có ảnh hưởng nhiều đến doanh thu.

Khách sạn nằm tại khu du lịch, khách sạn nằm ở khu trung tâm,..luôn có khả năng thu hút lượng khách hàng lớn.

Bên cạnh đó, việc xác định địa điểm kinh doanh khách sạn còn giúp bạn dễ dàng xác định, đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Trong quá trình lập kế hoạch tìm hiểu địa điểm kinh doanh khách sạn, gợi ý dành cho bạn đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh khách sạn theo hệ sinh thái. Khách sạn của bạn không thể nằm tại địa điểm quá biệt lập. Việc “buôn có hội, bán có phường” sẽ dễ dàng giúp bạn được các du khách quan tâm mà không cần tốn đến một đồng quảng cáo.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Lựa chọn địa điểm

4.4 Lên kế hoạch thiết kế, trang trí khách sạn

Việc thiết kế khách sạn tốn rất nhiều thời gian, công sức. Bạn cần tính toán thời gian thi công, thời gian hoàn thành để có thể phục vụ hoạt động kinh doanh hiệu quả. Phù hợp nhất là khi bạn thi công trong mùa khách thấp điểm để có thể hoàn thành và bắt đầu kinh doanh vào mùa cao điểm.

Khi hoàn thành việc xây dựng, thiết kế, trang trí nội thất cũng sẽ tiêu tốn của bạn nhiều thời gian, tiền bạc. Hãy xác định phong cách thiết kế dựa trên phân khúc khách hàng để có thể dễ dàng chỉnh sửa, cân đối thiết kế.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Thiết kế, trang trí

4.5 Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên

Bạn cần có kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, cụ thể. Bởi, kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ nên yếu tố con người sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của khách sạn.

Bạn cần đội ngũ nhân viên với quản lý chuyên nghiệp, nhân viên có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình,...Với vị trí quản lý, bạn cần tìm một người có kinh nghiệm để dễ dàng bắt đầu hoạt động kinh doanh khách sạn.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Tuyển nhân viên

4.6 Lên kế hoạch marketing khách sạn

Hoạt động marketing đặc biệt cần thiết cho các khách sạn, nhất là khách sạn mới hoạt động. Marketing khách sạn trong thời đại công nghệ hiện nay rất dễ dàng, đơn giản. Bạn có thể tạo lập thông tin về khách sạn qua fanpage Facebook, Tik Tok, Instagram, Youtube,...

Việc marketing khách sạn có thể được thực hiện qua hoạt động quảng cáo, hoặc thuê KOL, KOC review về trải nghiệm tại khách sạn của bạn.

Marketing khách sạn còn được thực hiện hiệu quả qua website. Một website uy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp tăng độ tin cậy của khách sạn trong mắt khách hàng quan tâm. Việc tạo lập website còn giúp khách hàng có được những thông tin cụ thể, chính xác nhất về khách sạn để có thể tiện theo dõi bảng giá, phòng trống, dịch từ, từ đó, lên kế hoạch cư trú khi cần.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Chiến lược marketing

4.7 Xác định giấy tờ và thủ tục kinh doanh

Để được cấp phép kinh doanh khách sạn, bạn cần đảm bảo các tiêu chí về kinh doanh khách sạn được quy định trong Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL của Chính phủ.

Ngoài giấy phép kinh doanh được đăng kí tại cơ quan thẩm quyền tại phường, xã, thị trấn, bạn cần có thêm giấy phép gồm: giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xếp hạng sao khách sạn,...

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Giấy tờ, thủ tục kinh doanh

5. 4 lưu ý giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn hiệu quả

5.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng

Để kinh doanh khách sạn hiệu quả, bạn cần có kế hoạch đầu tư, tu bổ cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của một khách sạn sẽ giúp ghi điểm trong mắt khách hàng. Nhất là khi khách hàng đi du lịch sẽ thường review, giới thiệu cho nhau địa điểm lưu trú phù hợp. Việc bạn đem lại ấn tượng cho khách hàng về cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút nhiều khách hàng quan tâm.

Ngoài yếu tố cơ sở hạ tầng cơ bản, bạn có thể xây dựng và tạo điểm nhấn cho khách sạn của mình với những dấu ấn riêng. Có thể là góc sống ảo, góc đọc sách, góc thư giãn, góc vui chơi,...cho khách hàng.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Đầu tư cơ sở hạ tầng trong kinh doanh khách sạn

5.2 Liên kết với các kênh thương mại điện tử

Hiện nay, có rất nhiều kênh thương mại điện tử, các website, phần mềm thực hiện liên kết giữa khách sạn với các kênh khác. Mục đích của việc liên kết này chính vì mong muốn gia tăng độ phủ sóng, kết nối, hợp tác để giúp đôi bên cùng có lợi.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, các app như Agoda, Traveloka,...là hai đơn vị liên kết với các khách sạn được yêu thích nhất trên thị trường khách sạn. Nhiều khách hàng để an tâm hơn cho chuyến đi đều chọn đăng ký, tìm kiếm khách sạn qua các app thay vì tìm hiểu về khách sạn qua kênh thông tin không chính thống.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Khai thác tiềm năng phòng khách sạn qua Agoda, Traveloka,...

5.3 Đa dạng hóa dịch vụ

Dịch vụ của khách sạn phải được nâng cấp mỗi ngày. Khách sạn phải có sự đa dạng trong dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng. Nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều khách sạn cạnh tranh, việc đa dạng hóa dịch vụ giúp khách sạn của bạn dễ dàng kết nối với những khách hàng có sự quan tâm.

Dịch vụ khách sạn hiện nay bên cạnh giặt là, mang vali tận phòng còn có thể đi kèm dịch vụ như cho thuê xe máy, tiễn sân bay, cung cấp “hướng dẫn viên” cho khách hàng có nhu cầu,...

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Đa dạng hóa dịch vụ khi lập kế hoạch kinh doanh khách sạn

5.4 Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn có nhiều hoạt động, từ những hoạt động, kế hoạch mang tầm vĩ mô đến vi mô nhỏ bé. Do đó, nhiều người kinh doanh gặp khó khăn khi phải quản lý khách sạn. Vì thế, phần mềm quản lý kinh doanh khách sạn của Haravan sẽ giúp công việc vận hành của khách sạn diễn ra trơn tru, hiệu quả.

Haravan hỗ trợ quản lý việc đặt khách sạn của khách, quản lý phân phối, cập nhật tần suất lên lịch,...Đồng thời, qua Haravan, quản lý khách sạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh hoạt động của nhân viên sao cho phù hợp với tần suất khách hàng.

ke-hoach-kinh-doanh-khach-san

Phần mềm quản lý hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn

6. Kết luận

Để kinh doanh khách sạn thành công, một kế hoạch kinh doanh khách sạn chi tiết, cụ thể là hoạt động bạn không thể thiếu. Vì thế, hãy lập ra một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, cụ thể để có thể nhanh chóng thu hồi vốn và thành công trong kinh doanh bạn nhé!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

Có thể bạn quan tâm:
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: