Các sàn Thương mại điện tử đang là xu hướng bán hàng phổ biến nhất hiện nay và có tiềm năng bùng nổ hơn nữa trong tương lai. Lazada được biết đến là một sàn Thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam và ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Để bán hàng thành công hơn trên Lazada thì người bán không chỉ tạo gian hàng, đăng sản phẩm mà cũng cần có những chiến lược tiếp thị cùng với các công cụ marketing hữu ích dành riêng cho nhà bán hàng.
Ở bài viết này, Haravan sẽ hỗ trợ bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ thân thiết với Khách Hàng đến từ Sàn Lazada một cách hiệu quả nhất từ đó tiết kiệm chi phí tăng trưởng doanh thu với giải pháp công nghệ đến từ Haravan.
1. Hạn chế của sàn Lazada đối với nhà bán hàng:
Trong năm 2021 vừa qua, Lazada Việt Nam ghi nhận những bứt phá về cả quy mô cũng như sự đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ và vận chuyển hàng hoá. Do đó, lựa chọn đầu tư bán hàng trên Lazada sẽ mang đến nhiều tiềm năng và nguồn doanh thu hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh cũng như cải tiến của mình thì Lazada cũng không tránh khỏi những hạn chế cho nhà bán hàng. Người bán hàng trên Lazada nhìn chung đang gặp các khó khăn sau:
Chi phí người bán phải trả cho sàn khá lớn
Bán hàng online từ trước đến nay đều được biết đến với ưu điểm lớn nhất là tiếp cận được số lượng khách hàng với chi phí tiết kiệm hơn so với bán hàng ở cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, để có thể bán được một đơn hàng thì chủ shop sẽ phải trả các chi phí như: phí ship, phí thanh toán sàn, phí dịch vụ, phí quảng cáo, phí tiếp thị liên kết,... thay vì các chi phí vận hành như cửa hàng truyền thống.
Một ví dụ thực tế về chi phí phải trả cho sàn Lazada trên một đơn hàng
Như ví dụ phía trên, tổng tiền mà chủ shop thu được khi so với giá trị sản phẩm (tức giá đăng bán mà khách hàng nhìn thấy) đã giảm đáng kể. Dù đã được hỗ trợ một khoản phí nhưng chi phí cho một đơn hàng bán trên Lazada là một con số không hề nhỏ. Điều này buộc các nhà bán hàng phải tăng giá thành sản phẩm thì mới có thể nhận lại lợi nhuận. Và mục đích cuối cùng của việc kinh doanh vẫn là lợi nhuận, do đó đây là hạn chế rất lớn cho các nhà bán hàng khi lựa chọn các sàn thương mại điện tử nói chung và Lazada nói riêng để làm kênh bán hàng.
Mặt khác, tâm lý của người tiêu dùng luôn mong muốn được mua hàng với giá thấp nhất. Khi sản phẩm có giá cao hay có sự tăng giá so với thị trường thì khách hàng sẽ tìm mua shop khác tương tự có giá bán rẻ hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khóc liệt trên thị trường về giá cả, nếu chủ shop không muốn bị bỏ lại trên “chiến trường”, buộc lòng họ phải tham gia vào cuộc chiến tranh về giá cả này.
Có sự cạnh tranh về giá cả
Cạnh tranh về giá đang là cuộc chiến không hồi kết giữa các cửa hàng
Bán phá giá là tình trạng khó kiểm soát do phần lớn các sàn thương mại điện tử (bao gồm cả Lazada) không có chính sách chặt chẽ để bảo vệ giá bán thị trường. Tâm lý khách hàng hiện nay đa phần sẽ chọn mua ở cửa hàng có giá bán rẻ hơn do đó việc cạnh tranh về giá là việc vô cùng dễ hiểu, đặc biệt là ở kênh bán hàng dễ so sánh giá như các sàn Thương mại điện tử. Khi có cửa hàng giảm giá thì các cửa hàng khác buộc phải giảm giá theo để có thể cạnh tranh với nhau nhằm thu hút khách hàng.
Khó khăn trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng
Vì khách hàng không thể trực tiếp trãi nghiệm sản phẩm nên họ không quá tin tưởng vào việc mua hàng online là điều dễ hiểu. Không những thế, tình trạng hàng nhái hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Việc chạy theo giá thành thấp cũng dẫn đến việc các sản phẩm giả được bán trên sàn rất phổ biến, nên làm sao để khách hàng tin tưởng và lựa chọn shop của bạn cũng lả một bài toán khó cho các nhà bán hàng hiện nay.
Hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng cũ qua công cụ chat của Lazada
Sau khi khách mua hàng thì các cửa hàng trên Lazada sẽ gửi hàng loạt các tin nhắn quảng cáo thông qua công cụ chat của Sàn. Giữa hàng trăm tin nhắn được gửi đi đó thì tin nhắn của bạn cũng sẽ dễ bị khách hàng bỏ qua. Hình thức tiếp cận và tương tác lại với khách hàng cũ này chẳng những kém hiệu quả mà còn dễ khiến khách hàng cảm thấy phiền hà hoặc spam tin nhắn. Khách hàng sẽ dễ bị ấn tượng xấu với cửa hàng của bạn mà việc tiếp cận lại để thuyết phục khách hàng mua lần nữa có khả năng thành công rất thấp. Thêm nữa, rất ít người sẽ vào kiểm tra hộp thư thoại trên các sàn Thương mại điện tử nên rất khó trong việc khách hàng sẽ đọc được tin nhắn mà bạn gửi đi. Và cũng vì thế tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ chốt đơn trên Sàn cũng không cao như mong đợi.
Tin nhắn các shop gửi đi quá nhiều nhưng không hiệu quả
Tuy nhiên, các nhà bán hàng trên Lazada đừng quá lo lắng vì những hạn chế trong việc tương tác với khách hàng đã nêu trên vẫn sẽ có cách khắc phục. Các nhà bán hàng có thể điều hướng khách hàng từ Lazada về kênh dễ tiếp cận và tương tác khách hàng hiệu quả hơn đó là Facebook Messenger. Đây là nền tảng được sử dụng rất phổ biến ngày nay, nhất là giới trẻ. Vì thế, việc tiếp cận và chăm sóc lại cho khách hàng cũ cũng như khả năng bán được nhiều đơn hàng từ đây hơn khi so với sàn là vô cùng khả thi.
2. Giải pháp Thông báo Định kỳ giúp dễ dàng kết nối và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ trên Lazada
Thấu hiểu được khó khăn của các nhà bán hàng trong việc kinh doanh trên sàn thì vừa qua, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã hợp tác với công ty công nghệ Haravan cho ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ trên Facebook Messenger để giúp các nhà bán hàng chăm sóc và bán lại nhiều lần cho khách hàng cũ miễn phí.
Đăng ký dùng thử HaraSocial miễn phí 14 ngày tại đây
Chăm sóc và bán lại cho khách hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada
Muốn kết nối với khách hàng hiệu quả hơn trên Lazada, vì sao phải sử dụng Thông báo định kỳ? Lại còn thông qua Facebook Messenger? Nghe có vẻ vô lý nhưng bạn sẽ cảm thấy bất ngờ sau khi biết được câu trả lời đấy! Để có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng trên Lazada thì việc tương tác, trò chuyện, thuyết phục và tiếp cận khách hàng là mấu chốt quyết định tất cả, tuy nhiên như đã đề cập ở trên, việc liên hệ với khách hàng thông qua công cụ chat của Lazada có rất nhiều hạn chế. Vì thế, một kênh có thể giúp các nhà bán hàng “đeo bám” khách hàng tối ưu và triệt để nhất không thể bỏ qua đó là Messenger (nền tảng nhắn tin của Facebook với gần 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới).
Tính năng Thông báo định kỳ trên Facebook Messenger là gì?
Đây là tính năng giúp các chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận lại khách hàng cũ bằng việc Fanpage của nhà bán hàng được phép gửi hàng loạt các thông báo bán hàng đến người mua theo từng đối tượng khách hàng mà không bị giới hạn bởi chính sách của Facebook. Nó giúp các nhà kinh doanh có thể dễ dàng tương tác với khách hàng cũ với đa dạng chủ đề khác nhau
Vì sao bạn nên sử dụng Thông báo Định kỳ?
Tính năng này chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của khách hàng. Đầu tiên chủ Shop sẽ gửi tin nhắn yêu cầu xác nhận đồng ý nhận tin nhắn để thu hút khách hàng nhận tin. Các tin nhắn này có thể là tin yêu cầu nhận thông báo Livestream, thông báo khi có hàng mới về, thông báo hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, khuyến mãi,... Tiếp theo, khách hàng sẽ bấm “Nhận tin nhắn” nếu họ có quan tâm đến chủ đề mà chủ shop đưa ra. Sau khi khách hàng nhấn chọn “đồng ý” thì các thông báo sẽ gửi đến khách hàng theo đúng tin nhắn yêu cầu của Shop.
Ứng dụng thức tế của tính năng Thông báo định kỳ
Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian - Chatbot tự động gửi tin nhắn cho khách theo tần suất ngày, tuần, tháng.
- Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng - Tính năng chỉ áp dụng cho khách đã mua hàng của Shop. Khi khách đã mua hàng thì họ đã trãi nghiệm qua sản phẩm, từ đó sự tin tưởng của họ sẽ cao hơn so với khách hàng mới. Do đó họ sẽ mua lại nhiều lần nếu được Shop chăm sóc tốt.
- Tiết kiệm chi phí - Chi phí để thuyết phục khách hàng cũ mua lại luôn thấp hơn chi phí quảng cáo thu hút khách hàng mới
- Gây ấn tượng tự nhiên với khách hàng - Khách hàng sẽ không thấy phiền hay khó chịu về việc nhận tin nhắn quảng cáo của Shop vì họ cho phép Shop gửi hàng loạt tin nhắn cho họ.
- Không bị “bỏ lỡ” tin nhắn giữa rừng đối thủ trên sàn Lazada - Khách hàng thấy được thông báo tin nhắn của bạn mà không cần phải vào app.
- Đặc biệt, Facebook Messenger là nền tảng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay (nhất là giới trẻ), họ có thói quen “check” tin nhắn mỗi giờ, do đó xác suất khách hàng bị “miss” tin nhắn của bạn cực kỳ thấp.
3. Làm sao nhắn tin cho khách trên Facebook Messeger thông qua Lazada
Cách áp dụng tính năng Thông báo định kỳ trên Lazada
Đối tượng sẽ được áp dụng giải pháp này sẽ là những khách hàng đã mua sản phẩm của Shop trên Lazada. Sẽ có một QR được đính kèm với card cảm ơn được dán trên gói hàng hoặc đính trên bao bì sản phẩm. Các chủ shop nên viết thêm nội dung hấp dẫn đi kèm nhằm thu hút khách hàng quét mã như tặng voucher giảm giá, tặng quà cho đơn tiếp theo,... Khách hàng sau khi quét mã này sẽ được điều hướng về Facebook Messenger.
Triển khai thực tế tính năng Thông báo Định kỳ sau khi khách hàng quét mã QR
Lúc này thông tin của khách hàng đã được lưu lại trong tệp khách hàng của Shop trên nền tảng HaraSocial - nền tảng quản lý bán hàng hiệu quả trên Facebook và các mạng xã hội khác. Khi bạn càng thu hút được nhiều khách hàng đăng kí nhận tin thì tệp khách hàng tiềm năng của bạn sẽ càng lớn. Bạn không cần phải bỏ tiền và công sức để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới, những người chưa chắc sẽ mua sản phẩm của bạn. Từ những người khách hàng đã mua qua sản phẩm của bạn, họ sẽ có xu hướng tin tưởng hơn do họ đã từng trãi nghiệm qua, hơn thế nữa, việc nhắc lại sản phẩm định kỳ cũng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ hơn từ đó tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn và bán hàng hiệu quả hơn mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí quảng cáo.
Chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản, bạn đã có thể bắt đầu kết nối với khách hàng cũ vào duy trì tương tác với họ. Chăm sóc và bán lại cho khách hàng cũ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn đồng hành cùng HaraSocial và Haravan.
HaraSocial - Giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả trên Facebook, Instagram, Livestream & Zalo.