Tâm lý học màu sắc và người tiêu dùng

Bên cạnh logo và kiểu chữ, màu sắc là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện thương hiệu. Màu sắc giúp chuyển tải tức thời thông điệp của thương hiệu, có sức mạnh thuyết phục bằng cách thu hút sự chú ý hay “chọc tức” thị giác để kích thích khách hàng đưa ra hành động.

Theo số liệu từ Kissmetrics, có đến 85% khách hàng lựa chọn 1 sản phẩm mới vì lí do màu sắc. Tận dụng những hiểu biết về màu sắc trong tâm lý khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Dưới đây là những phân tích sâu từ góc độ tâm lý học về những ảnh hưởng của màu sắc tác động đến cảm xúc và hành vi người tiêu dùng.


1. Màu sắc và người tiêu dùng

Không có mô tả ảnh.


Màu sắc có khả năng phân khách hàng thành từng nhóm và thay đổi hành vi mua sắm của họ.

- Để kích thích sự mua sắm ngẫu hứng của khách hàng, các nhãn hiệu có thể dùng các màu sắc như: đỏ, cam, vàng, đen hay xanh da trời. Có thể dễ dàng nhận thấy những màu sắc này được các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng (KFC, Mc Donald,...) hay các sàn thương mại điện tử phổ biến (Shopee, Tiki, Lazada,...) sử dụng rất nhiều.

- Màu xanh navy hay xanh ngọc bích được các ngân hàng (Vietcombank, BIDV,...) hay các siêu thị, tiệm bách hóa, điện máy lớn (Bách hóa xanh, Coopmart,...) để tạo cảm giác chi tiêu tiết kiệm cho khách hàng.

- Các màu pastel như hồng, xanh thiên thanh hay vàng nhạt phù hợp với các cửa hàng truyền thống, đặc biệt là các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, mẹ và bé,...


2. Màu sắc và marketing

Không có mô tả ảnh.


Không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, thiết kế bên ngoài cũng là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu. Khi đứng trước một sản phẩm mới, bao bì, thiết kế, chất liệu, màu sắc,... chính là những yếu tố gây ấn tượng đến khách hàng đầu tiên. Một sản phẩm có thiết kế bắt mắt, ấn tượng sẽ tạo được niềm tin về chất lượng đối với khách hàng. Ngược lại, có đến 66% từ chối mua một sản phẩm nếu màu sắc không đúng với sở thích của họ.


3. Màu sắc và thương hiệu

Không có mô tả ảnh.


Các công ty nổi tiếng thế giới đều có màu sắc đặc trưng cho thương hiệu của mình. McDonald với màu vàng nổi bật, Coca Cola gắn liền với đỏ và trắng, hay Starbuck là xanh lá quen thuộc. Màu sắc chính của những thương hiệu này đều xuất hiện trong logo, website, cửa hàng và sản phẩm nhằm gây ấn tượng và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình.

Chỉ nhờ vào màu sắc mà một nhãn hàng có thể tăng độ nhận diện thương hiệu lên đến 80%. Một khi khách hàng đã biết và có ấn tượng với thương hiệu, họ cũng tin tưởng vào uy tín và chất lượng sản phẩm hơn rất nhiều lần.


Cảm xúc và các thương hiệu gắn liền với từng màu sắc

Không có mô tả ảnh.


- Màu xanh dương vốn được xem là màu của hòa bình, màu của biển, của bầu trời. Chính vì vậy, màu sắc này mang lại những cảm xúc như: Bảo vệ, trung thực, chăm sóc và tin tưởng.
Thương hiệu: Facebook, Haravan, Tiki, PayPal,...
- Màu đỏ được xem là màu của con tim, mặt trời, màu của người dẫn đầu. Ở châu Á, đây còn được xem là màu may mắn. Sắc đỏ sẽ đại diện cho nguồn năng lượng, tình yêu, hành động và đam mê.
Thương hiệu: Youtube, Coca Cola, Netflix, Pinterest,...
- Màu vàng được xem là màu của sự vui vẻ. Các thương hiệu có thể sử dụng màu sắc này để thể hiện sự tích cực, tự tin, hướng ngoại, logic,...
Thương hiệu: McDonald, Nikon, IKEA,...
- Màu cam mang lại sự hứng thú, nhiệt tình và cả sự ấm áp. Cảm giác trẻ trung, hạnh phúc, thân thiện, sinh động,... là những cảm xúc màu sắc này mang lại cho khách hàng.
Thương hiệu: Amazon, Firefox, Shopee, Jetstar,...

Không có mô tả ảnh.

- Màu xanh lá, màu của trái đất và thiên nhiên, tượng trưng cho sự khỏe mạnh, sung túc, sự kết giao. Các thương hiệu sử dụng màu xanh lá để thể hiện tính phát triển, yếu tố thiên nhiên, chăm sóc, tươi mát,...
Thương hiệu: Starbuck, Heineken, Android, Animal Planet,...
- Màu tím ít phổ biến hơn khi so với các màu sắc khác. Sắc tím được coi là màu của hoàng gia, đại diện cho sự quý phái, trí tưởng tượng và sáng tạo
Thương hiệu: Yahoo, Fedex, Hallmark,...
- Màu đen thường được các thương hiệu cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cao cấp lựa chọn. Màu sắc này đem lại cho khách hàng cảm giác về một thương hiệu bí ẩn, cao cấp, quyến rũ, lịch thiệp
Thương hiệu: Adidas, Playboy, Gucci,...
- Nhiều màu: Các thương hiệu sử dụng logo có nhiều màu sắc để thể hiện tính đa kênh, không giới hạn, tích cực, dũng cảm,
Thương hiệu: Google, NBC, Microsoft,...


Bên cạnh sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách hàng, doanh nghiệp cũng cần tập trung vào những nỗ lực đưa thương hiệu đến gần nhất với khách hàng. Có thể nói, màu sắc thương hiệu là những bản sắc riêng biệt để thương hiệu tạo được sự chú ý và tiếp cận được với khách hàng. Vì vậy, hãy tận dụng chúng.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Chiến lược định giá sản phẩm thú vị trong cửa hàng, siêu thị

10/08/2022 Hạnh Nguyên

5 Đòn bẫy thao túng khách hàng kinh điển bạn không nên bở lỡ

10/08/2022 Haravan Học Viện

Công thức tính Bounce Rate và một số trường hợp ngoại lệ

10/08/2022 0