5 Đòn bẫy thao túng khách hàng kinh điển bạn không nên bở lỡ

Ai cũng nhìn ra con người thường mua hàng dựa trên cảm nhận của họ. Có thể mục đích ban đầu là để thỏa mãn nhu cầu, nhưng khách hàng sẽ chỉ bỏ tiền ra cho những thứ họ cảm thấy là tốt nhất. Thế đấy, họ không mua thứ tốt nhất, họ mua thứ họ cảm thấy tốt nhất. Có lúc bạn đã soạn ra những lời mời chào với lập luận logic nhất trên đời rồi, vậy mà vẫn không kéo nổi đơn hàng nào. Vì bạn còn thiếu những đòn bẫy thao túng khách hàng sau:

1. Hiệu ứng chim mồi


Con người luôn có xu hướng so sánh bản thân mình với người khác, trong trường hợp này là so sánh giá mình phải trả với các khách hàng khác. Theo nhóm nghiên cứu, ngoài việc xem xét mối thân tình giữa mình và công ty, cũng như tính toán mức chi phí thực của sản phẩm, thì người tiêu dùng còn tự suy đoán xem liệu mức giá mình phải trả so với những người khác có công bằng hay không. Khi thấy ô điền mã giảm giá, khách hàng sẽ nhận ra rằng hiện đang có chính sách giảm giá và hoặc là mình không biết, hoặc là mình không nằm trong nhóm được giảm giá.

2. Khan hiếm ảo

Con người thường yêu thích những gì hiếm hoi và xem nhẹ những gì dư thừa. Càng ít có cơ hội giành được vật gì, ta lại càng khao khát được sở hữu nó hơn. Quy luật cung cầu trong kinh tế học cũng khẳng định sản phẩm nào càng ít gặp thì giá trị sẽ càng tăng. Và mặc dù đang sống ở thời đại thừa thãi vật chất, các nhà kinh doanh vẫn tạo ra sự khan hiếm ảo để kích thích người tiêu dùng móc ví.

Chắc hẳn bạn từng nhìn thấy trên cửa hàng online chỉ còn 4 đôi giày mẫu mà bạn thích? Đó không phải là con số hữu ích cho bạn nhưng nó làm bạn muốn mua ngay đôi giày đó. Chính nó, chính con số từng cám dỗ bạn sẽ giúp bạn bán hàng hữu hiệu ngay lúc này.

3. Mỏ neo

Tâm lý mua hàng quan trọng nhất mọi thời đại. Khi chúng ta quyết định mua hàng chúng ta thường so sánh thiệt hơn được mất. Nhưng thật sự cái được hay mất phụ thuộc vào cái mỏ neo mà chúng ta không hề biết.

Nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm và coi chất lượng sản phẩm là giá trị tiên quyết. Thế nhưng thực sự Neo giá mới là điều quan trọng, chất lượng sản phẩm không giúp các bạn thành công mặc dù nó là giá trị bắt buộc.

4. Tâm lý đám đông

Một cá nhân sẽ dễ bị tác động bởi những người khác hoặc một tập thể nào đó. Từ đó, họ bịchi phối suy nghĩ, cảm xúc và thậm chí là hành vi của mình. Bất kỳ ai dù cố tình hay vô tình đều bị hiệu ứng tâm lý này chi phối.

Như vậy, chỉ bằng vài dòng bình luận, những cái like và share tưởng như bình thường. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng tâm lý này của đám đông để thu hút cho mình một lượng khách lớn.

5. Tâm lý mắc nợ

Mỗi cá nhân chúng ta đều có xu hướng đáp trả tương đương với những gì người khác cho mình. Bởi chúng ta thường mang gánh nặng tâm lý về việc mắc nợ ai đó, và ta thường trả nợ hậu hĩnh hơn để thoát khỏi gánh nặng ấy.

Khách hàng của bạn cũng vậy, họ sẽ biết ơn bạn nếu bạn làm việc gì đó cho họ. Mà điều này lẻ ra bạn không cần phải làm. Bằng cách này bạn sẽ ít thấy những yêu cầu vô lý của khách hàng, họ sẽ cảm kích sự tận tâm của bạn. Và thậm chí họ sẽ tìm cách để đáp trả những gì bạn đã làm.

Người ta nói, bán hàng lắm chiêu cũng là một cách nói hay. Không phải tự nhiên khách hàng tìm đến mình được. Vì thế nắm được những đón bẫy này cũng là một lợi thế cạnh tranh nhất định.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Công thức tính Bounce Rate và một số trường hợp ngoại lệ

10/08/2022 0

Cảnh báo tình huống giả mạo Haravan và các thông tin tránh lừa đảo

23/08/2022 MKT Uyen

Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền cafe hiệu quả bạn cần biết

16/09/2022 MKT Ngan