Phân loại khách hàng như thế nào để tối ưu đơn hàng?

Khách hàng đôi khi đến với bạn chỉ một lần - cơ hội chỉ có một lần, vậy hãy tìm cách phân loại nhóm khách hàng để tối ưu đơn hàng cùng Haravan:

Nhóm 1 – nhóm người cầu toàn

Đặc điểm của nhóm người này là luôn tìm kiếm sự hoàn hảo, làm việc một cách cần mẫn để hoàn thiện bản thân, mọi người và mọi việc xung quanh họ.

Họ tìm kiếm sự hoàn hảo, trách sai lầm.

Giải pháp: đúng giờ, nói chuyện trực tiếp khi giới thiệu sản phẩm với họ, thẳng thắng, tránh vòng vo. Với đối tượng khách hàng này, tuyệt đối không được thể hiện hành vi không nhất quán hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.

Nhóm 2 – nhóm người tình cảm

Đặc điểm của nhóm người này luôn mong muốn có được sự yêu thích, thỏa mãn nguyện vọng của người khác, thích hòa mình với con người. Nhóm này luôn có xu hướng tìm kiếm sự trân trọng, trách bị xúc phạm, coi nhẹ.

Họ nghĩ: “tôi thấy mình được sống khi giúp đỡ người khác.”

Giải pháp: với nhóm 1, bạn phải thẳng thắn, trực tiếp và có thể bỏ qua “màn dạo đầu” thì với nhóm người 2, bạn cần dành nhiều thời gian tìm hiểu họ, hỏi han về hoàn cảnh của họ, gia cảnh…Việc quan tâm đến những yếu tố nhỏ là yếu tố để họ đánh giá cao bạn. Cần tập trung vào việc giúp đỡ họ những việc nhỏ, xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn, nồng nhiệt hơn.

Đừng bao giờ thúc dục họ mua hàng, không nói chuyện bâng quơ. Bày tỏ lời cảm ơn với nhiều hình thức tới họ.

Nhóm 3 – nhóm người tham vọng

Nhóm người tham vọng

Phong cách sống của nhóm người này rất khác biệt: “cạnh tranh hay là chết”. Phần lớn những người này bố trí cuộc sống của họ để đạt được mục tiêu họ mong muốn, chứng tỏ sự thành công để dành được sự ngưỡng mộtôn trọng của nhiều người.

Họ nghĩ: “theo đuổi thành công, tránh thất bại”.

Vậy làm sao để bán hàng cho họ: Mở đầu 1 cuộc gặp gỡ bằng việc khen ngơi họ. Hãy nói họ tuyệt vời thế nào. Các sản phẩm bán ra phải có các yếu tố giúp họ thành công hoặc làm việc hiệu quả hơn. Các từ khóa-keyword bán hàng cho nhóm khách hàng này đó là nó giúp anh/chị: “làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính kể trên, thì việc chốt đơn hàng không có gì là khó.

Tuyệt đối không được nhắc đến sự thất bại của họ, cho dù trông vẻ ngoài của họ có mệt mỏi như thế nào đi nữa.

Nhóm này chính là nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng có khả năng họ sẽ một đi không trở lại nếu như cảm thấy mình không được tôn trọng. Vậy nên, nếu bạn đang tiếp khách mà đối tượng này bước vào, bạn nên xin lỗi khách và chuyển qua tiếp đón vị khách thuộc nhóm đối tượng này ngay.

Nhóm 4 – Những người cá tính

Thường một người cá tính họ muốn kết nối sâu cả trong thế giới nội tâm của riêng mình và người khác. Họ cảm thấy có sức sống tràn trề khi họ thực hiện được sự thể hiện của cảm xúc.

Họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và liên hệ về mặt cảm xúc, tránh bị từ chối hay cảm thấy thiếu sót.

Khi bán hàng hãy cho họ thấy sự khác biệt, hãy khen style ăn mặc của họ ngay cả khi phong cách đó khá "đặc biệt". Một khi đã có được sự đồng cảm, ta dễ dàng nhận được sự chia sẻ của họ hơn.

Không được tỏ ra nổi trội hơn họ, bởi vì họ luôn muốn nổi trội và duy nhất.

Nhóm 5 – Nhóm những người lý trí

Nhóm người lý trí

Đây là nhóm tập hợp những người thích các thông tin mang lại tri thức, họ thường không thể hiện rõ cảm xúc của mình. Do thích tìm kiếm bổ sung thêm tri thức và không muốn sự phiền nhiễu, nên họ suy nghĩ rất logic, và có những nhận xét rất khách quan, với họ, mọi thứ đều mang lại ý nghĩa.

Sở thích tương đồng là điểm cốt yếu để bắt chuyện với họ. Khi chia sẻ và nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính chân thực và logic.

Tránh đặt câu hỏi xâm phạm sâu đến đời tư của họ, đặt các câu hỏi không chính xác cũng làm họ khá khó chịu, đừng nghi ngờ về năng lực hoặc các thông tin mà họ đưa ra.

Nhóm 6 – Nhóm những người trung thành

Nhóm người trung thành

Những người này tư tưởng sâu sắc, họ luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Họ rất chắc chắnđáng tin cậy.

Đây cũng là nhóm người luôn có cảm giác lo lắng, vậy nên lạc quan khi giao tiếp với họ là giải pháp tốt nhất. Giúp họ làm sao để có thể đưa ra quyết định dễ dàng thì càng tốt. Tuy nhiên, các quyết định này phải tự nhiên, có cơ sở và được trấn an về các rủi ro có khả năng xảy ra.

Không đưa ra những quan điểm lạ với họ, tránh tạo áp lực chốt đơn hàng và không được trốn tránh các lí do đang khiến họ lo lắng.

Nhóm 7 – Nhóm những người nhiệt tình

Nhóm người này thường thúc đẩy quyết liệt những ý tưởng mới, từ con người cho đến kinh nghiệm, họ cố tránh những đau đớn, những quyết định đem lại sự khó chịu, luôn tạo ra một tương lai mở để mang lại cho họ nhiều sự lựa chọn hơn.

Nên có sự tương thích giữa mức năng lượng của mình và của họ trong sự nhiệt tình. Luôn lạc quan và đem lại cho họ nhiều sự lựa chọn. Tuyệt đối không được tỏ thái độ bi quan hoặc tiêu cực.

Nhóm 8 – Nhóm những người mạnh mẽ

Nhóm những người mạnh mẽ

Đây là nhóm những người yêu thích quyền lực, họ luôn đeo đuổi sự thật, luôn mong muốn đem những điều tốt đẹp đến dựa trên sức ảnh hưởng của bản thân họ.

Họ luôn tìm kiếm quyền lực, sức mạnh và sự công bằng, không muốn bị tổn thương.

Vì vậy khi bán hàng cho họ nên thẳng thắn, đưa ra các yếu tố tốt và chưa tốt của sản phẩm, trình bày theo kiểu rõ ràng với họ( ví dụ như thứ nhất là…., thứ hai là…). Hòa theo nhịp cảm xúc, đồng điệu với cảm xúc của họ, nhưng hãy cho họ cảm giác họ luôn luôn là người quyết định. Các thông tin sai hoặc lừa gạt họ tốt nhất là không nên nghĩ đến - ngay cả khi họ thuộc bất kì nhóm người nào.

Nhóm 9 – Nhóm những người ôn hòa

Điều họ muốn chính là sự hòa bình, ổn định và mong muốn xây dựng những mối liên hệ tích cực. Xung đột, căng thẳng và xấu xa là những điều họ không bao giờ muốn gặp.

Điều đặc biệt ở nhóm người này khi hỏi họ thích gì, họ đều trả lời là “gì cũng được”. Ngay cả trong những điều nhỏ nhất họ cũng không muốn xảy ra tranh chấp và sự bất đồng. Họ thích sự thoải mái.

Vậy nên tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm để giới thiệu với họ. Chú ý phong cách nói chuyện phải thật chậm rãi, cố gắng đưa những yếu tố mà bạn cảm thấy quen thuộc và làm họ dễ chịu.

Nếu đã xác định được khách hàng của bạn thuộc nhóm đối tượng nào thì chỉ việc áp dụng những cách thức mình liệt kê ở trên thôi. Nhưng làm sao để biết được khách hàng thuộc nhóm nào? Cách duy nhất đó chính là cứ hỏi thăm dò trong vài câu hỏi dạo đầu xả giao như: anh chị khỏe không? Nếu vị khách nhiệt tình đáp lại, thì khả năng cao họ thuộc vào nhóm số 2, nhóm 7 hoặc nhóm số 9. Còn nếu họ không thích dài dòng, muốn làm việc ngay thì có thể họ thuộc nhóm số 1,3 và 8. Khi đưa ra nhiều lý do, mà người này không tỏ vẻ ngạc nhiên hoặc để ý thì khả năng cao họ thuộc nhóm người số 5.

Chốt lại, đừng vội xác định họ thuộc nhóm người nào, hãy nói chuyện với họ, nắm bắt được phần nào tính cách rồi mới áp dụng các phương pháp kể trên, chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Theo a. Đức - Freelancer

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: