Bạn đã bao giờ thấy một người, một công ty hay một thương hiệu lớn mạnh thật sự thành công, bạn tự hỏi :" Làm sao họ lại làm được như vậy"?
Với tôi, Apple là một trong những thương hiệu thành công như thế. Apple đã không còn đơn thuần chỉ là một công ty sản xuất máy tính, họ tạo ra các sản phẩm giúp khách hàng tin rằng cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn, dễ dàng hơn và vui vẻ hơn.
Cùng tìm hiểu những chiến lược giúp họ làm được điều đó ngay sau đây!
Chiến lược 1: Tư duy lại cách thức quảng cáo
Apple dựa vào hai chiến lược khác nhau hoàn toàn: vị thế sản phẩm và tiếng vang truyền thông có được từ những đánh giá tích cực của khách hàng.
Chạy quảng cáo Facebook và Google là chiến thuật rất quen thuộc khi bạn muốn tăng doanh số bán hàng. Nhưng Apple họ biết rằng không phải lúc nào trả tiền cho quảng cáo cũng mang lại hiệu quả.
Ngay cả khi không có được nguồn lực mạnh mẽ như Apple, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được chiến lược này. Vậy thực hiện như thế nào nhỉ?
Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận người trong cuộc và tạo ra sức ảnh hưởng. Nếu thuyết phục được một người có khả năng tạo ảnh hưởng tin vào những giá trị sản phẩm hay dịch vụ của bạn có liên quan đến khách hàng của họ, họ sẵn sàng chia sẻ nó cho những người theo dõi họ.
Một cách khác bí mật của Apple đó chính là chương trình dùng thử miễn phí. Apple sẽ nhận được những đánh giá tốt từ những lời khen tích cực của khách hàng trải nghiệm.
Nếu sản phẩm dùng thử của bạn không khả thi. Hãy liên hệ với những khách hàng hài lòng của mình và yêu cầu họ đánh giá hay nhận xét. Sau đó đăng những nhận xét, đánh giá này lên website của bạn.
- Đừng quên đính kèm avatar hoặc hình ảnh, địa chỉ trang web của họ (nếu có thể) kèm theo mỗi đánh giá. Những điều này mang lại những minh chứng xã hội tích cực cho sản phẩm của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện chiến lược có khả năng đem lại chiến thắng này bằng cách xây dựng các tình huống nghiên cứu:
- Mô tả các vấn đề khách hàng của bạn gặp phải hoặc các cơ hội họ cần nắm bắt.
- Hành động nhanh chóng tìm ra cách thức để khách hàng có thể tìm đến với công ty của bạn. Sau đó tập trung vào các bước đi bạn đưa ra để giải quyết vấn đề cụ thể của khách hàng.
- Cuối cùng, hãy thể hiện cách bạn loại bỏ thách thức và mang lại lợi ích cho khách hàng.
Chiến lược 2: đừng bao giờ đối đầu bằng giá cả
Giảm giá hoặc cạnh tranh về giá sẽ dẫn cả 2 đi vào ngõ cụt.
Apple tập trung vào các USP (Unique Selling Point: Lợi điểm bán hàng độc nhất), đó chính là thiết kế đẹp trong các mẫu sản phẩm của Apple, ngay từ khi bạn mở hộp bao bì, Apple đã cố gắng làm cho nó ngày càng nhỏ gọn hơn.
Vậy còn chi phí thì sao? Chúng ta đã thống nhất rằng Apple tuyệt đối không cạnh tranh về giá, hay đi chiến lược giá rẻ. Người dùng, khách hàng của Apple đôi khi trả giá cao hơn, thậm chí rất cao để có được sản phẩm của Apple so với phiên bản của cùng đối thủ cạnh tranh.
Apple dường như không để ý tới sự cạnh tranh. Trong khi các đối thủ đang làm điều này thì Apple tập trung vào sản phẩm và những giá trị mà sản phẩm của họ mang đến cho khách hàng.
Bạn có thể thực hiện chiến lược này, bất kể là thị trường ngách, ngành hay bất kể mô hình kinh doanh của bạn là gì.
Dù bạn đang bán các sản phẩm hay dịch vụ gì, chiến lược mang lại giá trị cho bạn chắc chắn là phải điều chỉnh giá cao hơn.
Chiến lược 3: Đơn giản hóa cách thức marketing
Apple hiểu rằng các khách hàng công nghệ thường gặp lúng túng.
- Apple giúp giảm sự bối rối của khách hàng bằng cách đơn giản hóa trang web và các bản doanh số của mình. Họ tránh toàn bộ các thuật ngữ ngành.
- Thay vào đó, họ sử dụng các từ ngữ đơn giản, trực diện và họ thường nhấn mạnh những lợi ích mà khách hàng cần và sẽ hân hoan nhận được mà vẫn duy trì kiểu cách đơn giản và khách hàng của họ thích điều đó.
- Apple cũng áp dụng nguyên tắc ngày vào các chương trình chạy quảng cáo. Bạn còn nhớ những điểm cổ điển này không “Mac và PC”?
- Điều mà các quảng cáo và marketing của Apple truyền tải không phải là các thông số và tính năng mà hơn thế đó là cách thức làm thế nào sản phẩm có thể thay đổi cuộc sống của bạn và làm cho cuộc sống tốt hơ Tuy nhiên, Apple không dừng lại ở đó.
- Các sản phẩm của họ luôn được thiết kế kiểu dáng đẹp và nhỏ nhắn, với gam màu đơn giản, tinh tế, gọn nhẹ.
- Họ mang theo triết lý “đơn giản hơn sẽ tốt hơn” suyên suốt các dòng sản phẩm của mình. Họ không làm cho khách hàng tiềm năng lúng túng với quá nhiều lựa chọn, thông số hay các tùy chọ
- Để đảm bảo nội dung của bạn có thể sàng lọc, hãy sử dụng các gạch đầu dòng để truyền tải các lợi ích. Đảm bảo các tiêu đề và tiêu đề phụ phải rõ ràng, sống động và dãn dòng lớ
Bạn có thể áp dụng ví dụ của Apple trong lĩnh vực của mình như thế nào?
- Bắt đầu bằng cách chắc chắn rằng trang web và blog của bạn có những nội dung có thể sàng lọc đượ Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 16% các khách ghé thăm trang web đọc từng từ trên trang
- Đa số người dùng - 79% đọc lướt các trang
- Để đảm bảo nội dung của bạn có thể sàng lọc, hãy sử dụng các gạch đầu dòng để truyền tải các lợi ích. Đảm bảo các tiêu đề và tiêu đề phụ phải rõ ràng, sống động và dãn dòng lớ
- Không cố đưa ra từng tính năng sản phẩm hay dịch vụ trên trạ Thay vào đó, tập trung vào giá trị cốt lõi nhất của từng sản phẩm. sau đó, nhấn mạnh vào giá trị đó.
- Nếu bạn có các mức độ dịch vụ hay sản phẩm hoặc gói sản phẩm khác nhau, thì hãy làm sao để khách hàng dễ dàng so sánh và đối chiếu từng mức độ để họ có thể thấy tính năng/lợi ích nào hấp dẫn với họ nhấ
Lựa chọn một thiết kế tinh tế, nhỏ nhắn cho các trang đích của mình. Giảm bớt các trang phụ xung quanh các phần nội dung quan trọng trong trang như thanh bên và các công cụ. Khi đó, người dùng chỉ tập trung vào sản phẩm.
4. Nhận biết đối tượng và trao đổi với họ theo ngôn ngữ của họ
Không phải Apple không đề cập đến chi tiết kỹ thuật của sản phẩm. Trên thực tế, từng trang sản phẩm trên website của Apple có đề cập đến những thông số này.
Tuy nhiên, họ đưa vào các trang "trong". Khách hàng ghé thăm website của Apple trước tiên phải cuộn các hình ảnh sản phẩm đẹp mắt và trang quảng cáo đơn giản có font lớn sẽ cho họ biết về các lợi ích của sản phẩm.
Ban đầu, khách hàng của Apple sẽ không thấy những từ như megabytes hay gigahertz. Họ tìm các từ mà họ biết và hiểu:
- “Viền kính”
- “Màn hình hiển thị võng mạc”
- “Đèn nền LED”
Apple hiểu rất rõ khách hàng của mình. Và họ biết nói theo cách khách hàng cảm thấy thoải mái, không bị lúng túng hay bối rối.
Trang web của bạn có nói theo ngôn ngữ của khách hàng? Hãy tạo ra một danh mục khách hàng cho từng phân đoạn đối tượng khách hàng chính là cách tốt nhất để bạn tìm ra vấn đề.
Dưới đây là cách làm thế nào để đảm bảo rằng bạn đang nói chuyện với người dùng và khách hàng của bạn theo cách mà họ hiểu và cảm thấy thoải mái:
- Bước 1: xây dựng danh mục khách hàng-hoặc avatar khách hàng- đối với từng phân đoạn khách hàng chính. Danh mục khách hàng càng chi tiết, thì việc sử dụng chúng càng hiệu quả. Bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và các thông tin cá nhân khác cộng với các đặc điểm về nỗi đau, sợ hãi, mong muốn… Động lực nào thúc đẩy họ mua sản phẩm? Họ cần điều gì trước khi họ tin bạn? Bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó như thế nào?
- Bước 2: đặt tên cho từng danh mục. Tìm hình ảnh của một người - gồm hình ảnh từ Google hoặc kho ảnh trên web - phù hợp với danh mục. Ý tưởng ở đây là tạo ra một danh mục trông thực tế, sống động.
- Bước 3: trao đổi với những người này trong bài tiếp thị của bạn theo ngôn ngữ họ hiểu được. Nhìn từng trang trên web và sửa đổi những nội dung không giống với cách thức bạn đang thực sự nói chuyện với họ.
Giả vờ như bạn đang nói chuyện với người đó và trang quảng cáo của bạn sẽ trở nên hấp dẫn với những khách hàng tương tự.
5. Thiết kế một trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Bạn có biết rằng người hâm mộ Apple thường tạo ra các video mở hộp các sản phẩm của Apple và tải lên Youtube?
Đúng rồi. Nó được gọi là unboxing - "đập hộp". Tìm kiếm trên youtube bạn sẽ tìm thấy hàng trăm unboxings Apple từ những người dùng khác nhau.
Tại sao điều đó xảy ra? Bởi vì, Apple đã tạo ra một trải nghiệm của khách hàng mà đi xa hơn những gì họ mong đợi.
Ví dụ, một trong những điều mà người hâm mộ Apple đánh giá cao về máy tính của Apple là việc cài đặt dễ dàng. Đơn giản theo đúng nghĩa đen là mở lên, cắm, bật...
Vâng, Apple dành hàng nghìn giờ vào việc thử nghiệm và thiết kế, tinh lọc những thiết kế này. Họ làm vậy để những gì bên trong chiếc hộp khớp với hộp và hộp khớp với những gì bên trong.
Trải nghiệm cửa hàng Apple không chỉ là một cuộc dạo chơi nhanh chóng đối với hầu hết mọi người. Hầu hết họ vào cửa hàng và dừng chân lại để thử nghiệm sản phẩm, đặt câu hỏi về những “thiên tài” đã làm việc ở đây - và nhiều người trong số họ ra về với những sản phẩm mới trên tay.
Các cửa hàng của Apple được thiết kế cẩn thận gợi lên cảm giác khi bạn bước chân vào bên trong. Ánh sáng ấm áp, phối màu đơn sắc, và cách bố trí của cửa hàng vô cùng hấp dẫn để chạm tới tất cả các giác quan của người mua hàng. Ngay cả các cửa sổ lớn phía trước cho phép người bên ngoài nhìn thấy tất cả mọi người bên trong đang có một trải nghiệm tuyệt vời.
Để thực hiện bí mật “con mắt thiết kế” của Apple, hãy bắt đầu bằng cách xây dựng biểu đồ trải nghiệm khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Lưu ý mỗi bước quan trọng và nơi diễn ra (ví dụ trên trang Facebook, một trang cụ thể trên website của bạn…)
Tiếp theo, phân tích từng miếng ghép trong “bảng trải nghiệm” và tính điểm số cao thấp phù hợp với toàn bộ thương hiệu của bạn. Điều bạn cần cải thiện là gì?
Hãy suy nghĩ về cách thức bạn có thể liên hệ với khách hàng tiềm năng của bạn một cách trơn tru, rõ ràng và đơn giản hơn.
Làm cho từng phần của hành trình trở nên nhất quán với các yếu tố diện mạo, cảm nhận, hình ảnh thưởng hiệu và cá tính thương hiệu.
Khi đó, hãy nghĩ về việc đi xa hơn nữa. Bạn có thể làm gì để khách hàng của bạn quan tâm? Đó là con đường Apple đang đi.
6. Nhắm vào cảm xúc của khách hàng
Hãy nhớ lại những quảng cáo đầu tiên cho iPad, sau khi khởi động nó năm 2010.
Những hình ảnh của người dùng thư giãn trong phòng khách với các tiện ích mới lạ. Họ không nói gì về kích thước màn hình hoặc tốc độ xử lý. Họ chỉ thưởng thức iPad.
Các kết nối cảm xúc là chìa khóa dẫn tới thành công trong marketing. Nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Jonah Berger cho thấy rằng nội dung mà gợi lên cảm xúc hưng phấn cao sẽ lan truyền tốt hơn nội dung kích động không có phản ứng cảm xúc. Ví dụ về các cảm xúc hưng phấn cao là niềm hạnh phúc, sự sợ hãi, vui chơi giải trí và lo lắng.
Hơn nữa, nội dung tích cực có nhiều khả năng lan truyền hơn nội dung tiêu cực. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những cảm xúc tích cực về một doanh nghiệp thực sự có tác động lớn về lòng trung thành của khách hàng.
Trên tất cả, bạn phải hiểu và đăng thể loại nội dung khách hàng mục tiêu của bạn mong muốn.
Loại nội dung nào được chia sẻ nhiều nhất trên các mạng xã hội hàng đầu? Hóa ra, đó là nội dung gây sợ hãi hay gây cười hoặc cả hai.
Nhóm nghiên cứu tại BuzzSumo muốn hiểu những nội dung như thế nào sẽ được chia sẻ nhiều.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xác định các nội dung chia sẻ nhiều trên tất cả các trang web, trong một khoảng thời gian cụ thể. Tiếp theo, họ đối chiếu từng loại cảm xúc, như niềm vui, giận dữ,buồn bã, hạnh phúc, tiếng cười, vui chơi giải trí, sự đồng cảm,...Những cảm xúc hàng đầu mà các nội dung này lan truyền mạnh là kinh ngạc (25%), tiếng cười (17%), những cảm xúc tương tự như niềm vui và vui chơi giải trí chiếm (29%)
Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể làm cho độc giả của bạn hài lòng với nội dung của bạn, bạn đã thực sự đạt được mục tiêu.
Để gợi lên và xây dựng cảm xúc của khách hàng theo cách Apple thực hiện, sử dụng ngôn ngữ cảm xúc trong quảng cáo của bạn nếu phù hợp để làm vậy
Đảm bảo nội dung trôi chảy. Một cách để làm điều này là sử dụng các từ ngữ cảm xúc trong quảng cáo.
Gợi ý: Để nội dung trôi chảy, bạn hãy ghi âm lại và đọc to lên. Sau đó, bật chạy lại, nếu nghe vẫn cứng nhắc thì sửa lại cho đến khi giống như đàm thoại.
Nghĩ về những ảnh hưởng cảm xúc mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Sau đó, tìm kiếm hoặc tạo ảnh để sử dụng thể hiện cảm xúc tương tự.
Tìm kiếm các hình ảnh phù hợp với nội dung có thể sẽ mất thời gian và cần sự kiên nhẫn, nhưng nó rất đáng giá.
Các hình ảnh không chỉ mang lại lợi ích hình ảnh trên trang và phá vỡ những nhàm chán của các văn bản –chúng cũng giúp truyền tải thông điệp của bạn và chuyển người đọc thành đối tượng thuê bao đăng ký.
7. Xây dựng một cộng đồng người dùng hoặc khách hàng
Trong những năm qua, Apple đã xây dựng một lượng fan hâm mộ cực kỳ lớn. Nhiều người đã cắm trại qua đêm trong ngày trước khi ra mắt sản phẩm mới.
Apple đã tạo dựng được thương hiệu cá nhân và văn hóa vui vẻ, hài hòa, thân thiện, trái ngược với đối thủ của họ.
Apple khiến khách hàng muốn thuộc về cộng đồng đó.
Apple vốn hóa một cách thông minh dựa trên sử phổ cập khả năng tự nhận thức đó khiến khách hàng tin rằng thương hiệu hiểu được họ và giống họ
Ngay cả các thương hiệu nhỏ cũng có thể xây dựng một cộng đồng người dùng và khách hàng tận tụy. Bạn có thể bắt đầu xây dựng một cộng đồng trước khi bạn tung ra những mặt hàng đầu tiên để bán.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng một cộng đồng người dùng lớn, mạnh mẽ và cuốn hút là làm sao tạo dựng được giá trị và cá tính thương hiệu riêng.
Bạn phải tạo dựng một hình ảnh chính xác và sống động về thương hiệu theo cách riêng của bạn-thông điệp cốt lõi của thương hiệu, các giá trị nằm sâu bên trong, cá tính và giá trị tượng trưng chính là những đặc điểm chính trên tất thảy.
Khi đó, bước tiếp theo của bạn là đảm bảo rằng các trang của bạn, các trang tiếp thị và nội dung phải thể hiện được các giá trị này và cá tính thương hiệu.
Từng khía cạnh của website phải phù hợp với những từ ngữ bạn lựa chọn để mô tả thương hiệu từ đồ họa đến fonts chữ hay màu sắc.
Cuối cùng nhưng không không kém phần quan trọng, thể hiện cho người đọc và người dùng biết được bạn chân trọng họ cũng như ý kiến của họ. Để học biết rằng bạn quan tâm sâu sắc tới họ
Làm thế nào bạn có thể làm điều này trên trang web một cách hiệu quả? Bạn có thể thử mọi cách hoặc tất cả các gợi ý dưới đây để bắt đầu:
Hỏi các câu hỏi mở trong nội dung của bạn.
Trả lời những nhận xét trên các nội dung bạn đăng trên blog-trao đổi đàm thoại
Cố gắng gợi các cuộc đàm thoại với người dùng/người đọc của bạn trên các trang mạng xã hội.
Xây dựng chương trình trao thưởng giới thiệu đối với các khách hàng giới thiệu khách hàng mới.
Hãy tương tác với khách hàng qua email.
Apple là một hình mẫu cho bất kỳ thương hiệu nào muốn tạo ta một lượng người hâm mộ trung thành, những người sẽ giới thiệu bạn bè hay các thành viên gia đinh của họ mua sản phẩm của bạn.
Bạn phải phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn, có thể họ sẽ cho bạn biết những gì họ đang làm đúng và những gì bạn có thể học hỏi và thực hiện trong tiếp thị của riêng bạn.
Xem thêm:
Theo Successoceans