Kinh doanh nhỏ có làm thương hiệu hay không?

“Không giảm giá thì không bán được hàng, mà giảm giá suốt thì chẳng còn lãi” – đó là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp phải. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn kinh doanh theo hình thức bán hàng hóa, chứ không phải bán thương hiệu. Lý do khiến nhiều người chọn mua hàng hóa chính là giá rẻ. Còn với Brand - thương hiệu thì lại khác.

Cái khó của doanh nghiệp nhỏ đó chính là mải mê bán hàng mà không có thời gian xây dựng thương hiệu, không có đủ năng lực để lên một chiến lược xây dựng thương hiệu, hoặc đơn giản thương hiệu đối với họ là một phạm trù rất trừu tượng… và muôn ngàn rào cản khiết doanh nghiệp không thể xây dựng thương hiệu, phải làm sao?

Nói về thương hiệu, tức là ta đang nói về một phạm trù rộng lớn. Để làm tốt thì cần phải có đủ kiến thức và trải nghiệm. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ có thể chọn hướng bắt đầu đơn giản với 2 nguyên tắc cơ bản: Onething & Focus

  • Onething: Đừng tham lam, chỉ nên chọn ra một điểm khác biệt duy nhất và theo đuổi nó. Người tiêu dùng sẽ rất khó để nhớ 1 thương hiệu có nhiều điểm khác biệt, và thực sự là một SMEs-doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó có thể tạo ra được nhiều điểm khác biệt Vậy hãy chọn một điểm khác biệt tốt nhất, khó bị bắt chước và giữ được sự khác biệt này trong dài hạn. Không nên nghĩ giá rẻ là một yếu tố tạo sự khác biệt. Vì các yếu tố như nhập được nguồn hàng rẻ, chi phí vận chuyển thấp, mua sỉ…đều dễ dàng bị đối thủ bắt chước. Quan trọng hơn thì theo kết quả nghiên cứu của Nielsen, giá không còn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nữa, khách hàng sẵn sàng chi thêm 10 đến 20% nếu sản phẩm đó tốt.

Có thể chọn điểm khác biệt về đặc tính vật lí, ví dụ: nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ, kiểu dáng, độ bền…nhưng việc này càng khó khăn hơn do việc nhập hàng hóa có cùng chất lượng với mức giá tương đương đang rất phổ biến. Vì vậy, có thể chuyển sang xây dựng sự khác biệt từ yếu tố cảm tính: dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, chế độ bảo hành…

  • Focus: tập trung mọi hoạt động truyền thông, bán hàng vào mục tiêu là sự khác biệt đó. Tiền là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ, chính vì vậy không nên lãng phí và pha loãng dòng tiền đó cho truyền thông. Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu vừa đủ, không target đến đối tượng quá rộng, không đủ nguồn lực và chi phí cũng tốn kém. Ưu tiên các hoạt động quảng cáo trực diện để bán hàng, sau đó là các nội dung-content xoay quanh lợi ích của người tiêu dùng, phải nhớ là luôn nhấn mạnh vào sự khác biệt mà sản phẩm mình có.

Vậy là với 2 nguyên tắc, các doanh nghiệp nhỏ đã có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu cho mình. Khi lớn mạnh, doanh nghiệp có nhiều nguồn lực hơn và có thể đầu tư kỹ lưỡng hơn cho thương hiệu của mình.

Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

6 cách để cải thiện hình ảnh và tạo nhận diện thương hiệu

28/08/2017 Haravan Học viện

Sâu sắc vs Giải trí, phong cách quảng cáo nào sẽ giúp dẫn đầu trong ngành Tiếp thị truyền thông?

31/08/2017 Haravan Học viện

Biết được đặc tính phát triển của thương hiệu qua màu sắc

13/09/2017 Haravan Học viện