Bạn sắp bắt đầu việc kinh doanh Online và muốn tìm một nền tảng để xây dựng website bán hàng cho doanh nghiệp của mình.
Sau khi tìm hiểu và cân nhắc, một trong những băn khoăn của bạn là nên nên lựa chọn nền tảng nào giữa Haravan và Shopify để thiết kế website bán hàng? Tính năng của hai nền tảng này khác nhau ra sao? Và việc hỗ trợ các nhà bán lẻ trong nước bên nào làm tốt hơn?
Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Shopify là ai?
Shopify là một nền tảng thiết kế website Thương Mại Điện Tử đã phát triển rất thành công tại thị trường Mỹ. Đây là một nền tảng phổ biến ở Bắc Mỹ dành cho các doanh nghiệp để xây dựng website bán hàng.
Không giống như Wordpress là một mã nguồn mở, Shopify tương tự như Haravan đều là website platform (nền tảng). Người dùng sẽ thanh toán phí theo định kỳ và sử dụng trên một hệ thống chung.
Tham khảo:So sánh nền tảng thiết kế website Haravan và Wordpress
Để đánh giá so sánh giữa 2 nền tảng chúng ta bắt đầu đánh giá các yếu tố sử dụng.
1. Giao diện
Shopify cung cấp một kho giao diện với 100+ với nhiều mẫu giao diện thân thiện Mobile và nhiều thiết bị khác.
Giao diện website được phân loại theo ngành hàng và các xu hướng thiết kế khác nhau. Giá của giao diện có nhiều mức, từ miễn phí đến khoảng $180 (Khoảng 4,2 triệu đồng). Vì Shopify có thế mạnh cho thị trường USA nên đa số giao diện đều là tiếng Anh và theo phong cách Mỹ và Châu Âu.
Tương tự như Shopify, Haravan cung cấp kho giao diện phong phú với hơn 200 mẫu chuyên nghiệp cho người kinh doanh Online theo các ngành hàng. Haravan có hàng loạt giao diện miễn phí cho nhà kinh doanh, cùng với đó là các giao diện có mức phí từ 1-2 triệu đồng.
Toàn bộ theme Haravan đều có demo sẵn và người dùng chỉ cần thay thế các hình ảnh/nội dung tương ứng vào từng vị trí dễ dàng. Đảm bảo từ mẫu giao diện demo đến sử dụng thực tế giống nhau 100%.
Tóm lại về giao diện:
- Shopify có nhiều giao diện web đẹp, tuy nhiên đa số đều có phí và mức phí cho một giao diện khá cao. Giao diện của Shopify cũng phù hợp với thị trường nước ngoài ở Mỹ, Châu Âu hơn là cho Việt Nam.
- Haravan khi triển khai dự án với Google để phát triển Google Shopping Ads ở thị trường Việt Nam vào năm 2018, thì đã mở rộng thêm nhiều mẫu giao diện miễn phí phù hợp cho việc quảng cáo bán hàng. Nếu doanh nghiệp bạn có yêu cầu điều chỉnh nhiều thì mới cần một khoản phí, nếu không bạn hoàn toàn có thể chọn giao diện miễn phí để vận hành kinh doanh các ngành hàng khác nhau.
2. Ứng dụng tích hợp
Là một nền tảng quốc tế nên Shopify có kho ứng dụng khá đầy đủ, tuy không đa dạng bằng các mã nguồn mở như Wordpress nhưng đã có đầy đủ các ứng dụng cho người kinh doanh Online.
Các ứng dụng được xây dựng bằng tiếng Anh, hỗ trợ cho các hình thức kinh doanh phổ biến như Print On Demand, dropship, có kết nối với các cổng thanh toán và giao hàng ở Mỹ. Hầu hết các ứng dụng tích hợp của Shopify đều khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà bán hàng Việt Nam thường chỉ áp dụng được một số app để hỗ trợ Marketing.
Haravan cung cấp Kho ứng dụng với 100+ ứng dụng, tập trung phát triển theo nhu cầu của người kinh doanh Việt Nam. Các ứng dụng này hỗ trợ tối đa cho việc kết nối với các phần mềm nội địa như Vận Chuyển và Thanh toán.
Điều này giúp việc triển khai và hoàn thiện chuỗi vận hành Thương Mại Điện Tử dễ dàng hơn. Các tính năng và ứng dụng đảm bảo mọi khâu từ Nhận đơn hàng (trên website, Facebook, Sàn TMDT) đến xử lý đơn, giao hàng và báo cáo doanh thu đều diễn ra mượt mà trên hệ thống Haravan.
3. Kết nối hãng Vận Chuyển
Shopify hiện đang kết nối chủ yếu là các nhà vận chuyển Global ở thị trường Mỹ như DHL và UPS. Hầu như chưa hỗ trợ gì cho thị trường giao nhận ở Việt Nam.
Hiện Haravan đang kết nối 8 hãng vận chuyển nội địa và quốc tế.
Các dịch vụ vận chuyển Haravan kết nối bao gồm:
- Vận chuyển trong nước và quốc tế như DHL
- Vận chuyển toàn quốc - Giao hàng thu hộ COD như Viettel Post, GiaoHangNhanh, EMS,...
- Giao hàng nhanh trong 1-2h nội thành Hồ Chí Minh/Hà Nội như Grab Express và Ahamove
Với hệ thống các đối tác giao nhận đa dạng, Haravan khá phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh online cần vận chuyển giao hàng toàn quốc, ngành F&B cần vận chuyển nhanh nội thành, và cả giao hàng ra nước ngoài.
4. Kết nối Thanh Toán
Shopify hiện tại chưa hỗ trợ ứng dụng thanh toán tại Việt Nam. Nếu bạn muốn khách hàng thanh toán qua thẻ nội địa thì hoàn toàn chưa có hợp tác nào ở Việt Nam. Shopify chỉ hỗ trợ thẻ thanh toán quốc tế như VISA, Mastercard, Paypal hoặc Shopify Payment.
Đặc biệt, Shopify sẽ thu một khoảng phí từ 2 - 3% nếu bạn dùng hình thức thanh toán online này. Các cổng thanh toàn nội địa gần như chưa hỗ trợ Shopify.
Haravan hiện hỗ trợ hầu hết các cổng thanh toán
- Ví điện tử như Momo, Zalopay,...
- Thẻ ATM ngân hàng nội địa
- Cổng thanh toán quốc tế như Paypal.
Bạn có thể tùy chọn kết nối để sử dụng các cổng thanh toán này mà không mất phí giao dịch khi sử dụng Haravan.
5. Chứng chỉ bảo mật SSL/HTTPS
Cả Haravan và Shopify đều cung cấp chứng chỉ bảo mật SSL cho website miễn phí. Cơ chế này ở cả 2 nền tảng đều giống nhau.
Tham khảo thêm về HTTPS tại: Các tiêu chí website chuẩn SEO theo đề xuất Google
Một trong những yêu cầu của Google đối với website từ tháng 10/2017 là bắt buộc phải có chứng chỉ bảo mật SSL, nghĩa là website của bạn sẽ bắt đầu bằng HTTPS thay vì HTTP như trước đây.
Những tiêu chí này là một yêu cầu bắt buộc mà các website phải có, thậm chí Google bắt buộc các website muốn chạy quảng cáo Google Shopping thì phải sử dụng HTTPS.
6. Khả năng tùy chỉnh SEO
Cả Shopify và Haravan đều tối ưu SEO theo đề xuất của Google. Về các kết cấu cơ bản của SEO, cả 2 nền tảng đều giống nhau. Cả hai nền tảng cũng tương tự trong phương án triển khai Sitemaps hay cách đặt tên URL cho phù hợp giúp Google định dạng nội dung ở mỗi URL.
7. Bán hàng đa kênh Thương Mại Điện Tử
Shopify tập trung ở thị trường Mỹ nên nền tảng này hỗ trợ kết nối với Amazon, eBay, Walmart.
Haravan tập trung cho thị trường Việt Nam xa hơn là Đông Nam Á nên hiện Haravan kết nối với Shopee, Lazada, Tiki là 3 sàn Thương Mại Điện Tử lớn nhất Việt Nam.
Điều này cho thấy sự hỗ trợ tốt từ Haravan cho thị trường Việt Nam. Người kinh doanh khi tích hợp giải pháp sẽ giúp bạn đồng bộ, quản lý đơn hàng đa kênh từ Website, Facebook, các sàn TMĐT và chuỗi cửa hàng và quản lý tập trung trên một nền tảng.
8. Marketing Online
Hầu hết các kênh Marketing nổi bật như Facebook, Google thì Haravan và Shopify đều hỗ trợ cho người kinh doanh Online hiệu quả.
Cả 2 nền tảng đều là đối tác của Facebook và Google.
Trong đó Haravan là đối tác công nghệ duy nhất tại Việt Nam của Google trong mảng Thương Mại Điện Tử.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nền tảng là Haravan cung cấp trọn vẹn bộ giải pháp về Social Commerce cho người kinh doanh trên Facebook với 2 sản phẩm:
- Harafunnel - Giải pháp Messenger Chatbot
- Harasocial - Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook
Hai giải pháp này không đơn lẻ mà tích hợp với nền tảng Website bán hàng Haravan, tạo thành một chuỗi giá trị cho Haravan.
Trong mảng này thì do đặc thù ở thị trường Mỹ và Châu Âu, hành vi mua hàng diễn ra trọn vẹn trên website. Khách vào website, xem sản phẩm, mua hàng và thanh toán. Điều này khác với hành vi phổ biến ở Việt Nam là chốt đơn qua Chat nên Shopify không phát triển sản phẩm này.
9. Chi phí triển khai nền tảng
Hiện Haravan đang cung cấp 4 gói theo từng mức phát triển của người kinh doanh gồm:
Theo các gói khác nhau, trong đó mức phí dành cho gói sản phẩm có nền tảng xây dựng website tối thiểu là 500,000đ/tháng (Gói Pro). Cụ thể gói giải pháp Pro tại Haravan bao gồm:
- Website kinh doanh và quản lý đa kênh, có kết nối với các sàn TMĐT phổ biến nhất
- Giải pháp quản lý bán hàng trên Facebook
- Giải pháp quản lý bán hàng tại cửa hàng POS
- Công cụ chatbot marketing tư vấn khách hàng tự động
Tham khảo chi tiết bảng giá nền tảng Haravan
Shopify cung cấp gói sản phẩm theo giá tối thiểu 29$/tháng
Bảng giá tương đương với 29$ = 672,000đ/tháng các sản phẩm đi kèm gồm Vận chuyển, Thanh toán và quản lý điểm bán POS. Các tính năng này đều chưa hỗ trợ cho thị trường Việt Nam.
Các chi phí giao diện trả phí Shopify vào tầm 4,2 tr so với khoảng 1,5-2tr của Haravan.
Các app và chi phí khác phát sinh thường Shopify sẽ khá cao so với thị trường Việt Nam hoặc không hỗ trợ.
Tóm lại:
Tổng quan so sánh giữa Shopify và Haravan trong việc cung cấp giải pháp cho thị trường Việt Nam thì Shopify sẽ còn nhiều thách thức để triển khai rộng rãi. Shopify không có đại diện chính thức tại Việt nam mà triển khai thông qua đối tác. Về sản phẩm và chiến lược phát triển thì Việt Nam cũng không phải là thị trường chính của Shopify.
Về mặt chỉ riêng giải pháp Website thì Shopify và Haravan không khác nhau nhiều về khả năng hỗ trợ người dùng, tuy nhiên Shopify chưa hỗ trợ tiếng Việt.
Mặt khác, về tính kết nối trọn vẹn từ Bán hàng đa kênh, quản lý tập trung đơn hàng trên một hệ thống và xử lý đơn hàng giao hàng cũng như xây dựng một nền tảng chăm sóc khách hàng cũ cho thị trường Việt Nam thì Haravan đang lợi thế hơn cho khách hàng.
Đăng ký dùng thử website Haravan 14 ngày