Bài viết này phù hợp với ai:
- Chưa biết gì về re-targeting (re-marketing)
- Biết cơ bản về re-targeting
- Đã biết và đã dùng (phần 4)
>>>Phải đọc: Re-targeting, chiêu bài đeo bám khách hàng hiệu quả trong marketing
1/ Re-targeting là gì?
Re-targeting là phương pháp truyền tải thông điệp marketing/sale tới những khách hàng/người dùng đã có trong dữ liệu của công ty/tổ chức, dữ liệu này có thể là email, số điện thoại, sessions của người dùng đã truy cập website do công ty/tổ chức quản lý.
Hiểu đơn giản hơn như sau: vì công ty tôi có dữ liệu truy cập của bạn vào website của tôi (hoặc email, số điện thoại) nên tôi sẽ tận dụng thông tin đó để truyền tải những thông điệp rất riêng phù hợp với bạn qua các kênh khác nhau của Digital.
Re-targeting ra đời khi nào? Thực ra re-targeting đã được sử dụng rất nhiều qua kênh Email, SMS trong một thời gian dài trước khi Web-based re-targeting ra đời trong thời gian gần đây.
Quy trình Re-Targeting
2/ Nguyên lý hoạt động web-retargeting + cách mua/chạy Re-targeting.
Bạn đã từng xem phim Edge of Tomorrow chưa? Xuyên xuốt bộ phim là câu chuyện anh lính biết được mọi hành vi của phe đối lập để có những cách chiến đấu phù hợp, nguyên lý hoạt động của re-targeting cũng gần gần như vậy.
Bộ phim "Cuộc Chiến Luân Hồi"
Re-targeting có 4 thành phần cơ bản sau cấu thành:
- Người dùng: là chính bạn
- Người mua quảng cáo re-targeting: chủ website/doanh nghiệp
- Người bán quảng cáo re-targeting: Google, Facebook, Microad …(gọi chung là Ad Networks).
- Người đóng vai trò trung gian mua bán quảng cáo Re-targeting: Adroll, Criteo, Sociamantic…
Bước 1: Tập hợp thông tin người dùng (Collecting user information)
Khi người mua quảng cáo (NM) muốn re-targeting tới Người dùng (ND), NM sẽ đăng ký mua quảng cáo đối với Người bán quảng cáo re-targeting (NB) hoặc Người đóng vai trò trung gian mua bán quảng cáo Re-targeting (Agency) NM sẽ được NB hoặc Agency gửi về một đoạn code (chủ yếu là javascript) và NM sẽ gắn đoạn code đó vào website để khi ND truy cập vào website của NM thì đoạn code này sẽ ghi lại thông tin chi tiết về cách bạn truy cập website, các mục bạn đã vào, những tương tác bạn đã làm với website….
Bước 2: Phân loại thông tin người dùng (Segment)
Sau khi đã có thông tin ND ở bước 1, NM sẽ bắt đầu phân loại ND theo hành vi của họ như: Truy cập website bao nhiêu lần, truy cập những trang nào, tìm kiếm gì trên website, ở lại trang trong bao lâu, đã đăng ký tài khoản hay chưa….rất nhiều cách để phân loại người dùng tùy theo sự tưởng tượng của bạn.
Mỗi kiểu phân loại người dùng được gọi là một List (re-targeting list)
Bước 3: Gửi thông điệp quảng cáo tới người dùng
Sau khi đã tổng hợp và phân loại người dùng, NM sẽ đăng nhập vào trang quản lý quảng cáo do NB hoặc Agency cung cấp và tạo các thông điệp quảng cáo phù hợp với từng List khác nhau và chọn giá muốn trả cho quảng cáo đó được xuất hiện và đợi NB, Agency chấp nhận cho quảng cáo đó chạy hay không.
Ví dụ: Trên website của tôi có một trang có url là: tranduyninh.tumblr.com/mua-hang/ thì tôi có khả năng tạo một List tất cả người dùng đã truy cập vào trang này và tôi tạo một quảng cáo với nội dung như sau: “Bạn đã truy cập trang Mua Hàng của chúng tôi, 5% giảm giá cho lần truy cập tiếp theo” và thông điệp quảng cáo này sẽ chỉ xuất hiện trên Google ad network, Facebook… khi người đang truy cập đó đã truy cập vào tranduyninh.tumblr.com/mua-hang/.
Bước 4: Tiếp tục tổng hợp thông tin người dùng và tạo List để re-targeting tiếp.
Hình minh họa với Google Remarketing.
3/ Dynamic Re-targeting
Như ở phần 2 bạn đã thấy thì re-targeting sẽ giúp NM hướng quảng cáo đến một nhóm đối tượng nhất định dựa vào thông tin được tổng hợp khi nhóm đối tượng đó truy cập vào website của NM, vậy nếu NM muốn hướng quảng cáo đến từng người dùng riêng biệt với nội dung quảng cáo riêng biệt cho từng người? Đó là lý do chính Dynamic Re-targeting ra đời.
Dynamic Re-targeting là một cách để quản lý việc hiển thị quảng cáo của bạn đến với từng người dùng riêng biệt.
Dynamic Re-targeting có nguyên lý hoạt động tương tự với Re-targeting (Tổng hợp thông tin - Phân loại - Truyền thông điệp đến đối tượng) nhưng có một điểm khác nhau nhỏ giữa Re-targeting và Dynamic Re-targeting ở cách cài đặt đoạn mã để tổng hợp thông tin người dùng và cách tạo quảng cáo cho từng đối tượng người dùng khác nhau.
* Về bản chất cả re-targeting và dynamic re-targeting đều rất “dynamic” nhưng Dynamic re-targeting sẽ cho bạn nhiều cơ hội cá nhân hóa quảng cáo cho phù hợp với từng người dùng (nhóm người dùng) hơn.
* Để giữ cho bài viết dễ hiểu mình sẽ không đưa cách setup chi tiết vào đây, nếu bạn cần hướng dẫn vui lòng gửi bình luận ở bên dưới.
4/ Một số trường hợp sử dụng re-targeting.
Để hiễu rõ hơn về quá trình re-targeting mời các bạn đọc câu truyện ngắn sau:
A là một người đang muốn tìm việc làm, A biết sử dụng máy tính và lên Google tìm kiếm thông tin về tìm việc làm, A thấy website của tôi và truy cập vào trang này (1). Khi vào website W, A thấy có rất nhiều việc làm, vì vậy A tìm việc làm phù hợp hơn bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của website và tìm kiếm (2). Sau khi tìm kiếm A thấy có việc làm phù hợp với mình, A bấm vào link của việc làm đó (3) và đăng ký tài khoản để nộp đơn vào vị trí này, nhưng khi A đăng ký và đăng nhập xong thì lại quên mất việc làm muốn ứng tuyển vì vậy A lại tìm kiếm lại với từ khóa (4) và tìm ra việc làm mình muốn nộp đơn, sau khi A nộp đơn xong hệ thống gửi thư về email của A xác nhận đã nộp đơn thành công kèm theo một số việc làm tương tự, A click vào 1 việc làm trong đó và thấy cũng khá phù hợp nên A bấm apply, đúng lúc này thì có nhà tuyển dụng gọi tới A mời phỏng vấn vì vậy A quên luôn làm các bước tiếp theo để hoàn thành nộp hồ sơ cho việc làm này (5) .
Re-Marketing
(1) Điều gì xảy ra khi A ngừng truy cập website ngay tại (1)? Tôi sẽ tạo 1 list tất cả những người tương tự A (tắt trang ngay khi vào website) với thông điệp như sau: “Không tìm được việc làm phù hợp? Hãy thử công cụ tìm kiếm Việc làm mới của chúng tôi” và landing page tới trang tìm kiếm việc làm của website để người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm của website của tôi.
(2) Điều gì xảy ra khi A tìm kiếm xong nhưng không tìm được việc làm phù hợp và A tắt website của tôi? Tôi có thể biết được A đã tìm gì và có được điều A muốn không, từ đó sẽ có cách re-targeting A tốt hơn trên display cũng như trên search.
(3) Khi A truy cập vào 1 link việc làm chi tiết thì tôi đã có thêm dữ liệu chi tiết hơn về A và từ link việc làm này tôi có thể thêm hình thức dynamic re-targeting tới A như “Việc làm bạn vừa xem chỉ còn 3 ngày là hết hạn, nộp hồ sơ ngay..”
(4) Khi A đăng nhập và tìm từ khóa trên website thì hệ thống tracking của tôi có thể biết được A (đã đăng nhập) hay chính xác hơn là email nào đã tìm kiếm gì trên website, từ đó nếu A không có bước tiếp theo trên website thì tôi có thể gửi mail cho A với thông điệp sau: ” Bạn có muốn chúng tôi gửi thông tin việc làm của bạn theo từ khóa “Từ khóa mà A đã tìm kiếm trên website của tôi” khi có nhửng việc làm mới không?… Ngoài ra tôi cũng có thể dùng re-targeting như bước (2).
(5) Khi A bấm apply thì hệ thống của tôi cũng sẽ ghi nhận A đã bấm apply việc làm nào để có thể gửi 1 email nhắc nhở đến A như (4) hoặc dùng re-targeting như (1),(2) để đưa thông điệp nhắc nhở đến A khi A truy cập các website khác có quảng cáo của Google, facebook hay bên thứ 3 chấp nhận hiển thị quảng cáo của tôi.
* Các tính năng trong phần 4 này không yêu cầu quá cao về technical và CRM cũng như hoàn toàn có thể áp dụng được tại Việt Nam.