Sàn thương mại điện tử là gì? Top 5 sàn thương mại điện tử hot 2024

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là xu hướng kinh doanh phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Vậy, những trang thương mại điện tử nào đang được ưa chuộng nhất năm 2024? Hãy cùng Haravan tham khảo trong bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến cho phép cá nhân, tổ chức mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nhiều lĩnh vực và ngành hàng khác nhau. Sàn thương mại điện tử giúp việc giao dịch giữa người bán và người mua dễ dàng hơn, mang lại nguồn doanh thu cho bên bán và sự tiện lợi cho bên mua. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử còn tạo ra môi trường đáp ứng đầy đủ số lượng nguồn cung và nguồn cầu cho thị trường kinh doanh.

Sàn thương mại điện tử - Haravan

Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đang là xu thế hiện nay

II. Sàn thương mại điện tử mang lại những lợi ích gì?

2.1. Đối với người tiêu dùng

Kể từ khi các nền tảng thương mại điện tử xuất hiện, người tiêu dùng có thể mua hàng bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu mà không bị ràng buộc thời gian, địa điểm.

Hơn nữa, sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử được đánh giá là đa dạng, phong phú, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn cũng như dễ dàng tìm kiếm.

Thêm vào đó, người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, sản phẩm trên sàn thường có giá cả hấp dẫn, do không phải chịu các chi phí mặt bằng, tiền điện, nước, nhân viên và các chi phí khác.

Hình thức thanh toán trên các sàn thương mại điện tử cũng rất đa dạng, từ thanh toán bằng thẻ, ví điện tử đến thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng.

Sàn thương mại điện tử - Haravan

Người mua hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn, so sánh các cửa hàng thương mại điện tử

2.2. Đối với nhà bán hàng

Sàn thương mại điện tử tạo ra một kênh bán hiệu quả, tăng doanh thu cho các nhà bán bởi chúng dễ tiếp cận người mua ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Không chỉ vậy, sàn thương mại điện tử giúp người bán tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả khi họ không phải chi trả quá nhiều.

Ngoài ra, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử đòi hỏi người bán tuân thủ các quy định, đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng quy trình. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của người bán hàng sẽ dần sẽ nên quy củ, có bài bản, tổ chức và chuyên nghiệp hơn.

Sàn thương mại điện tử - Haravan

Sàn thương mại điện tử là nơi dễ dàng tiếp cận khách hàng

III. Có thể mua hoặc bán gì trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam?

Dưới đây là một số danh mục sản phẩm và dịch vụ phổ biến mà bạn có thể tìm kiếm, kinh doanh trên những trang thương mại điện tử:

- Sản phẩm điện tử: Điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, máy ảnh, TV, hệ thống âm thanh, thiết bị gia dụng thông minh...

- Thời trang và phụ kiện: Quần áo, giày dép, túi xách, trang sức, đồng hồ, kính mát, nón, khăn quàng cổ...

- Sản phẩm gia dụng: Đồ nội thất, đồ trang trí nhà cửa, đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, đồ điện tử gia đình...

- Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân: Mỹ phẩm, chăm sóc da, nước hoa, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng, dụng cụ làm đẹp,...

- Sách và văn phòng phẩm: Sách in, sách điện tử, bút, giấy, sổ tay, hồ sơ, mực in và các văn phòng phẩm khác.

- Thực phẩm và đồ uống: Thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhanh, đồ uống, trà, cà phê, đồ ngọt, đặc sản vùng miền...

- Đồ chơi và đồ trẻ em: Đồ chơi, đồ chơi giáo dục, sách truyện tranh, quần áo trẻ em, sản phẩm chăm sóc trẻ em...

- Dịch vụ: Đặt phòng khách sạn, vé máy bay, đặt vé xem phim, đặt vé sự kiện, dịch vụ vận chuyển…

IV. Một số mô hình hoạt động của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

4.1. Mô hình Business-to-business (B2B)

Mô hình thương mại điện tử B2B hiểu đơn giản là việc một công ty mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ một công ty khác. Mô hình bán hàng trực tuyến B2B thường phức tạp hơn các mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử còn lại, vì nó liên quan đến một danh mục các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đặc thù cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

4.2. Mô hình Business-to-consumer (B2C)

Mô hình bán lẻ trực tuyến B2C là hình thức người tiêu dùng mua hàng trực tuyến qua Internet để sử dụng cho mục đích cá nhân. B2C cũng là mô hình mà người mua và người bán sẽ kết nối, giao dịch với nhau qua một bên trung gian như các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,... hay các trang web như Chợ Tốt.

4.3. Mô hình Consumer-to-consumer (C2C)

Mô hình kinh doanh C2C là hình thức cho phép người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau trên môi trường trực tuyến. Ví dụ, người dùng muốn bán sản phẩm, họ chỉ cần đăng tải lên sàn thương mại điện tử và tìm người mua có nhu cầu, sau đó tiến hành giao dịch. Việc thực hiện giao dịch này thường thông qua các trang web bán hàng trung gian.

V. Top 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hot nhất 2024

5.1. Shopee

Shopee được thành lập bởi Lý Tiểu Đông vào năm 2009, nhưng đến tận năm 2015 mới được giới thiệu lần đầu tại Singapore). Shopee tập trung vào việc thu hút khách hàng thích sản phẩm giảm giá, giá rẻ, và ưa chuộng các hoạt động khuyến mãi. Đây cũng là nền tảng thương mại điện tử khởi xướng trào lưu săn sale hàng tháng và các dịp đặc biệt.

Sàn thương mại điện tử Shopee - Haravan

Shopee là trang thương mại điện tử được ưa chuộng hàng đầu hiện nay

5.2. TikTok Shop

TikTok Shop là một phần của hệ sinh thái của TikTok, trang thương mại điện tử này được ra mắt tại Việt Nam vào năm 2022. Mặc dù chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng đến quý 2/2023, TikTok Shop đã bán ra hơn 117 triệu sản phẩm và thu về con số 16.300 tỷ đồng, vượt mặt cả Lazada khi sàn thương mại điện tử này đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu với 117,5 triệu sản phẩm.

Sàn thương mại điện tử TikTok Shop - Haravan

TikTok Shop đang phát triển nhanh như vũ bão dù chỉ mới ra mắt

Các ưu điểm của TikTok Shop có thể kể đến như:

- Giao diện của TikTok Shop tương tự như các trang thương mại điện tử khác, cung cấp đầy đủ thông tin như mô tả sản phẩm, đánh giá, giá cả, số lượng mua hàng,...

- Người bán sẽ giới thiệu sản phẩm thông qua video, phát trực tiếp (livestream) và tab giới thiệu sản phẩm trên trang hồ sơ của cửa hàng, điều này giúp khách hàng được trải nghiệm xem sản phẩm một cách sinh động, chân thật và tin tưởng hơn.

5.3. Lazada

Lazada là sàn thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba và đã được ra mắt tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2012, với trụ sở chính đặt tại Singapore. Nền tảng này là nơi cung cấp đa dạng các sản phẩm từ nội thất, hàng tiêu dùng, điện tử và rất nhiều ngành hàng khác. Lazada cũng là một trang website thương mại điện tử trung gian để người dùng có thể chủ động giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của mình.

Sàn thương mại điện tử Lazada - Haravan

Sàn thương mại điện tử Lazada đã có hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam

5.4. Tiki

Ra đời vào tháng 3 năm 2010, Tiki bắt đầu hoạt động với việc kinh doanh sách trực tuyến. Chỉ sau hơn một năm, Tiki đã trở thành một trong các trang thương mại điện tử Việt Nam với dịch vụ chuyên nghiệp. Tiki không chỉ cung cấp sản phẩm chính hãng với tôn chỉ "hàng Việt Nam chất lượng cao", mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm tốt và nhanh chóng thông qua nhiều hình thức vận chuyển như giao hàng trong 2 giờ, giao hàng hỏa tốc,... Nhờ đó, sàn thương mại điện tử Tiki đã nhanh chóng thu hút sự ủng hộ từ người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Sàn thương mại điện tử Tiki - Haravan

Tiki nổi tiếng là sàn thương mại điện tử chuyên về sách, hàng Việt Nam chính hãng

5.5. Amazon

Được biết đến là gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu, Amazon được thành lập vào năm 1995 tại Hoa Kỳ và là một nhánh hoạt động quan trọng thuộc tập đoàn Amazon.com Inc.

Sàn thương mại điện tử Amazon - Haravan

Amazon được mệnh danh là “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử

Theo đó, Amazon cung cấp các sản phẩm bán lẻ đa dạng đến 220 quốc gia và hàng triệu người tiêu dùng, với nhiều phương thức thanh toán tiện lợi, nhiều ưu đãi mã giảm giá. Ngoài ra, Amazon cũng là đơn vị tiên phong trong việc đơn giản hóa quy trình mua bán trên nền tảng thương mại điện tử của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và người bán trong quá trình trải nghiệm.

VI. Kết nối quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử với hệ thống Haravan

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang là lựa chọn của rất nhiều chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chọn lựa và vận hành kênh bán này lại là điều không hề đơn giản. Thấu hiểu được khó khăn này, ngoài việc cung cấp nền tảng bán hàng trên website, Haravan còn hỗ trợ nhà bán lẻ kết nối, quản lý bán hàng trên đa kênh trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok Shop nhanh chóng, hiệu quả.

Theo đó, hệ thống của Haravan sẽ giúp doanh nghiệp của bạn:

- Chọn để quản lý kho hàng, dữ liệu tồn kho, giá bán sản phẩm trên Lazada từ Haravan.

- Đồng bộ dữ liệu đơn hàng được tạo trên sàn về Haravan.

- Quản lý, theo dõi và cập nhật trạng thái đơn hàng tự động từ sàn về Haravan.

- Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Mọi chi tiết thắc mắc, vui lòng liên hệ với Haravan theo những thông tin dưới đây để được tư vấn:

Quảng cáo Shopee

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Top 5 lưu ý khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

25/03/2024 Hien MKT

Những hạn chế của thương mại điện tử doanh nghiệp cần lưu ý

11/03/2023 MKT Nguyệt

Luật chơi mới của Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 dành cho SME

28/02/2023 MKT Nguyệt