Thông tư 78 và Quy định xuất hóa đơn điện tử MỚI NHẤT 2023

Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 78/2021/TT-BTC quy định những nội dung quan trọng và mới nhất về hóa đơn điện tử. Trong bài viết này, Học viện Haravan sẽ tổng hợp những điểm mới đáng lưu ý nhất trong thông tư 78 về quy định xuất hóa đơn điện tử.

Thông tư 78 và Quy định xuất hóa đơn điện tử MỚI NHẤT 2023

Thông tư 78 và Quy định xuất hóa đơn điện tử MỚI NHẤT 2023

1. Thông tư 78/2021/TT-BTC về quy định xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 quy định về việc thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của CP quy định về hóa đơn và chứng từ.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật mới và cụ thể nhất quy định về hóa đơn điện tử tính từ trước đến nay. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 1 của thông tư 78/2021/TT-BTC, hiệu lực thi hành có hiệu lực chính thức từ ngày 01/07/2022.

Thông tư số 782021TT-BTC về quy định xuất hóa đơn điện tử

Thông tư số 78/2021/TT-BTC về quy định xuất hóa đơn điện tử

2. Những điểm cần lưu ý trong thông tư 78 về hóa đơn điện tử

Những điểm cần lưu ý trong thông tư 78 về hóa đơn điện tử

Những điểm cần lưu ý trong thông tư 78 về hóa đơn điện tử

2.1 Được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

Theo Điều 3, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định rằng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (bên bán) được quyền ủy nhiệm cho bên thứ 3 (bên có quan hệ liên kết với người bán, đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn điện tử ủy nhiệm phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

Về nội dung hóa đơn ủy nhiệm

  • Thể hiện rõ ràng, đúng thực tế phát sinh: tên, địa chỉ, mã số thuế bên uỷ nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

Về thủ tục ủy nhiệm

  • Uỷ nhiệm phải được lập bằng văn bản, hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa 2 bên, đầy đủ các thông tin:
  • Mục đích ủy nhiệm;
  • Thời hạn ủy nhiệm;
  • Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm: ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm).

2.2 Giải thích ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử

Theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định:

Về Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6:

  • Số 1 phản ánh hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
  • Số 2 phản ánh hóa đơn điện tử bán hàng.
  • Số 3 phản ánh hóa đơn điện tử bán tài sản công.
  • Số 4 phản ánh hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
  • Số 5 phản ánh tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Số 6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

Về Ký hiệu hóa đơn điện tử

Thông tư 78 quy định ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số, phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Nhóm 6 ký tự này được quy định như sau:

  • Ký tự đầu tiên (C hoặc K): C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã.
  • Hai ký tự tiếp theo (2 chữ số Ả rập): Thể hiện năm lập hóa đơn điện tử.
  • Một ký tự tiếp theo (1 chữ cái): T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng.
  • Hai ký tự cuối cùng (chữ viết): Do người bán tự xác định theo nhu cầu quản lý.

2.3 Quy định áp dụng hóa đơn đối với một số trường hợp đặc biệt

Theo Điều 6, Thông tư 78/2021/TT-BTC về áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác có quy định cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của 2 bên. Lưu ý rằng ngày chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
  • Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng phát sinh thường xuyên với số lượng lớn, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên. Lưu ý rằng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.

2.4 Quy định xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót

a) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người bán thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng không quá ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;

b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ.

Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;

c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót.

Các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

d) Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);

đ) Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót.

Người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;

e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

2.5 Quy định hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền cần đảm bảo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng áp dụng bao gồm: hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp kê khai, có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp theo mô hình kinh doanh được lựa chọn sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền hoặc HĐĐT có mã, HĐĐT không có mã.

Nội dung trên HĐĐT có mã được khởi tạo từ máy tính cần đảm bảo các thông tin:

  • Tên, địa chỉ, MST người bán, người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân/MST).
  • Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán.

Đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ cần ghi rõ các nội dung: Giá bán chưa thuế GTGT, tiền thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thanh toán bao gồm thuế GTGT, thời điểm lập hóa đơn, mã của cơ quan thuế.

Đối với trường hợp doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng, ăn uống, nhà hàng, khách sạn: bán lẻ thuốc tân dược dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác) được lựa chọn sử dụng hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã hóa đơn điện tử không có mã.

3. Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm bán hàng Haravan đáp ứng đầy đủ các quy định theo Thông tư 78

Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan

Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan

Haravan hợp tác cùng Hilo cung cấp các giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan có chữ ký điện tử xác thực với những ưu điểm vượt trội như:

  • Đảm bảo tính pháp lý: Đáp ứng tiêu chuẩn theo Thông tư 78, Nghị định 123 theo Luật Quản lý thuế
  • Nhanh chóng và dễ dàng: Xuất hóa đơn điện tử có chữ ký số điện tử trên 1 nền tảng duy nhất trong 5 giây
  • Chứng từ hợp lệ: Được đơn vị vận chuyển bồi thường hàng hóa hư hỏng, thất lạc
  • Tăng uy tín nhà bán hàng: Tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ.

4. Kết luận

Như vậy, những nội dung quan trọng nhất về quy định xuất hóa đơn điện tử đã được Haravan cập nhật và tổng hợp trong bài viết trên. Mọi thắc mắc về Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan, Quý doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Haravan qua hotline 1900.636.099 hoặc đăng ký tư vấn miễn phí tại đây:

Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Chữ ký điện tử là gì? Hướng dẫn tạo chữ ký điện tử nhanh chóng

04/07/2023 MKT Nhi

Thẻ tín dụng là gì? Điều kiện và cách sử dụng thẻ tín dụng

16/07/2023 MKT Anh

Ebit là gì? Thủ thuật tăng cường hiệu suất tài chính cho doanh nghiệp

18/07/2023 MKT Ha