Chữ ký điện tử là gì? Hướng dẫn tạo chữ ký điện tử nhanh chóng

Hiện nay, chữ ký điện tử được sử dụng phổ biến trong các văn bản và ký kết hợp đồng điện tử cũng như xuất hóa đơn điện tử. Vậy chữ ký điện tử là gì? Lợi ích của việc sử dụng chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử và chữ ký số có khác nhau không? Làm thế nào để tạo chữ ký điện tử có giá trị pháp lý? Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, Học viện Haravan mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Chữ ký điện tử là gì và hướng dẫn tạo chữ ký điện tử nhanh chóng

Chữ ký điện tử là gì và hướng dẫn tạo chữ ký điện tử nhanh chóng

1. Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử là gì

Chữ ký điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 của Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005, chữ ký điện tử (Electronic signature) được định nghĩa như sau:

“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Như vậy, chữ ký điện tử là một dạng thông tin đi kèm với dữ liệu. Mục đích chính của chữ ký điện tử là xác minh thông tin của người sở hữu dữ liệu, đồng thời xác nhận sự thỏa thuận của người này với văn bản đã ký trong các giao dịch điện tử.

2. Chứng thư điện tử là gì?

Theo Điều 4, Luật giao dịch điện tử ban hành năm 2005, chứng thư điện tử được quy định như sau:

“Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.”

3. Chứng thực chữ ký điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005, chứng thực chữ ký điện tử được định nghĩa như sau:

“Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.”

4. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý thì mới đủ điều kiện để ký kết các giao dịch điện tử. Điều 24, Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005 có quy định rằng:

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Ngoài ra, đối với trường hợp pháp luật quy định văn bản/hợp đồng cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Do đó, chữ ký điện tử được đảm bảo về giá trị pháp lý khi sử dụng trong các giao dịch/hợp đồng điện tử. Điều này đã góp phần thúc đẩy các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng loại chữ ký này ngày càng phổ biến hơn.

5. Lợi ích của việc sử dụng chữ ký điện tử

Lợi ích của việc sử dụng chữ ký điện tử

Lợi ích của việc sử dụng chữ ký điện tử

Sử dụng chữ ký điện tử giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến. Không những thế, những lợi ích của việc sử dụng chữ ký điện tử có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch: Khi sử dụng chữ ký điện tử, người sử dụng chữ ký này không bắt buộc cần có mặt tại địa điểm giao dịch hoặc ký kết giúp tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn văn bản mà vẫn đảm bảo giao dịch diễn ra hiệu quả.
  • Đa dạng và linh hoạt trong cách thức thực hiện giao dịch: Với chữ ký điện tử, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch bằng cách gửi cam kết qua email, ký bằng bút điện tử tại màn hình cảm ứng của các quầy tính tiền, ký hợp đồng điện tử,... ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
  • Tối ưu quy trình giao dịch: Người dùng có thể tích hợp quy trình lập, chuyển, gửi tài liệu, hồ sơ cho đối tác, khách hàng, cơ quan đơn giản và nhanh chóng qua thiết bị có kết nối internet mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.
  • Hoàn tất hồ sơ nộp thuế nhanh chóng: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể kê khai và nộp thuế trực tuyến trên hệ thống thuế của nhà nước.
  • Độ bảo mật và an toàn thông tin dữ liệu cao: Danh tính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được bảo mật an toàn tuyệt đối và không thể giả mạo được chữ ký điện tử.

6. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử và chữ ký số đều có thể dùng để thay thế cho chữ ký tay truyền thống và được ứng dụng trong giao dịch điện tử. Nhưng về bản chất, hai loại chữ ký này lại khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:

Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Tính chất

Là hình ảnh, biểu tượng được sử dụng để xác định danh tính và sự chấp thuận của người ký trên các văn bản, tài liệu.

Được xem như dấu vân tay hay con dấu điện tử và được mã hóa để xác định danh tính của người ký

Tiêu chuẩn

Không sử dụng mã hóa, phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

Sử dụng các phương thức mã hoá dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công nghệ PKI, đảm bảo danh tính người ký, mục đích cũng như tính toàn vẹn dữ liệu của các văn bản đã ký

Tính năng

Dùng để xác minh tài liệu.

Dùng để bảo mật dữ liệu.

Cơ chế xác thực

Xác minh danh tính thông qua email, mã PIN điện thoại của người ký.

Xác minh ID kỹ thuật số thông qua chứng chỉ.

Xác nhận

Không có quá trình xác nhận.

Xác nhận bởi nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số hoặc cơ quan chứng nhận.

Bảo mật

Rất dễ bị sao chép, giả mạo.

Độ an toàn bảo mật cao, khó bị giả mạo, sao chép

Phần mềm độc quyền

Không ràng buộc về mặt pháp lý, sẽ yêu cầu phần mềm độc quyền để xác nhận trong một vài trường hợp.

Bất kỳ ai cũng có thể nhận.

Như vậy, với những ưu điểm vượt trội về tính an toàn và bảo mật, chữ ký số được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng hơn chữ ký điện tử trong các giao dịch trực tuyến hiện nay.

Bên cạnh đó, chữ ký điện tử bao gồm chữ ký số. Vì thế, doanh nghiệp cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, nhằm đảm bảo tính pháp lý và an toàn khi sử dụng.

7. Quy định của pháp luật về chữ ký điện tử

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử

Theo Điều 22 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử như sau:

“1. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

2. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử

Theo Điều 23 của Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử như sau:

1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

8. Hướng dẫn tạo chữ ký điện tử có giá trị pháp lý

Doanh nghiệp hay tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số điện tử đóng vai trò quyết định sự uy tín của chữ ký đó trong quá trình sử dụng.

Haravan tự hào hợp tác cùng Hilo cung cấp các giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan có chữ ký điện tử xác thực với những ưu điểm vượt trội như:

  • Đảm bảo tính pháp lý: đáp ứng tiêu chuẩn theo Thông tư 78, Nghị định 123 theo Luật Quản lý thuế
  • Nhanh chóng và dễ dàng: xuất hóa đơn điện tử có chữ ký số điện tử trên 1 nền tảng duy nhất trong 5 giây
  • Chứng từ hợp lệ: Được đơn vị vận chuyển bồi thường hàng hóa hư hỏng, thất lạc
  • Tăng uy tín nhà bán hàng: tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ.

Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan

Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan

9. Kết luận

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng về chữ ký điện tử. Với những ưu điểm nêu trên, chữ ký điện tử được sử dụng phổ biến trong các giao dịch và hóa đơn điện tử hiện nay.

Mọi thắc mắc về Giải pháp Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm Haravan có chữ ký điện tử, Quý doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Haravan qua hotline Haravan 1900.636.099 hoặc đăng ký tư vấn miễn phí tại đây:

Đăng ký tư vấn ngay

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Thẻ tín dụng là gì? Điều kiện và cách sử dụng thẻ tín dụng

16/07/2023 MKT Anh

Ebit là gì? Thủ thuật tăng cường hiệu suất tài chính cho doanh nghiệp

18/07/2023 MKT Ha

Tỷ lệ phần trăm là gì? Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm

25/03/2024 Hien MKT