9 bước thực thi một dự án SEO tối ưu website hiệu quả

Trong thời điểm kinh doanh nhạy cảm như hiện nay, các doanh nghiệp nên tập trung hơn vào việc thu hút khách hàng truy cập website nhằm duy trì lượng traffic ổn định. Đây là bước đệm vững chắc tạo đà cho các chiến dịch phục hồi kinh tế sau dịch. SEO là một kênh hiệu quả mà doanh nghiệp nên đầu tư.

Dưới đây là 9 bước quan trọng để thực thi một dự án SEO hiệu quả:

1. Phân tích dự án

Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là nhìn tổng thể về dự án. Xây dựng được một bức tranh lớn về dự án sẽ giúp bạn tăng thêm tỉ lệ thành công.

Bạn cần có phân tích cụ thể về khách hàng (Volume thị trường, volume kênh organic, hành trình khách hàng, insight khách hàng,..) và thị trường kinh doanh (mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ngân sách đầu tư marketing trung bình trong ngành, mức độ ảnh hưởng của SEO với marketing và ngược lại, mức độ cạnh tranh,…)

2. Lên KPIs dự án

Dựa trên kết quả phân tích, hãy lên một bảng KPIs cụ thể cho thấy tiêu chuẩn đo lường dự án. KPIs cụ thể, có tính khả thi và phù hợp nguồn lực là khởi điểm để thực thi thành công dự án.

Hãy lựa chọn loại KPIs phù hợp nhất, có thể theo vị trí từ khoá, số lượng từ khoá, theo thời gian, theo traffic/ 1 Tháng, hoặc theo chuyển đổi, CPA, CPO,…

KPI là gì? Quy trình xây dựng KPI hiệu quả | Opasrilanka

3. Nghiên cứu từ khoá

Từ khoá có nhiều loại: sản phẩm dịch vụ, mô tả tính chất sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, local, gần đúng, phantom keyword…Và khi chọn từ khoá, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Chọn keyword theo độ cạnh tranh thấp, khả năng chuyển đổi cao.
  • Chọn keyword theo độ cạnh tranh cao.
  • Chọn keyword để lấy được lượng traffic nhiều nhất.
  • Chọn keyword đúng với mảng dịch vụ và sản phẩm.

4. Phân tích đối thủ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, phân tích đối thủ cạnh tranh tuy tốn nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bạn nắm được năng lực hoạt động của đối thủ. Từ đó có thông tin để đưa ra các chiến lược phát triển website cho doanh nghiệp.

Phân tích đối thủ đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu về họ. Tuy nhiên, việc này sẽ đem lại cho bạn những thông tin quý giá về năng lực hoạt động của đối thủ, bao gồm những điểm mạnh và yếu, chiến lược tiếp thị và quảng bá, cũng như các phương thức họ sử dụng để tương tác với khách hàng.

5. Phân tích website

2 hình thức cơ bản của SEO là Onpage và Offpage. Cả 2 đều sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến website, bạn cần quan tâm và chú trọng trong tối ưu từ khóa.

  • Hình thức Onpage tập trung vào việc tối ưu các yếu tố trên trang web để nâng cao khả năng hiển thị và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Để phân tích các yếu tố Onpage, bạn có thể sử dụng các công cụ như SEO Quake và Screaming Frog. SEO Quake cung cấp các thông số và chỉ số quan trọng như mật độ từ khóa, tiêu đề trang, meta description và nhiều yếu tố khác. Screaming Frog giúp bạn kiểm tra cấu trúc trang, đánh giá URL, kiểm tra liên kết và phân tích từ khóa.
  • Hình thức Offpage tập trung vào xây dựng liên kết và tăng cường sự tương tác từ các trang web khác đến website của bạn. Để phân tích các yếu tố Offpage, bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, Rtools Site Analysis và Majestic. Ahrefs cung cấp thông tin về liên kết đến trang web của bạn, chỉ số tên miền, tần suất và chất lượng của liên kết. Rtools Site Analysis giúp kiểm tra sức mạnh và hiệu quả của trang web trong các công cụ tìm kiếm. Majestic tập trung vào phân tích hệ thống liên kết và chỉ số liên kết.

6. Xây dựng bộ giải pháp chiến lược, kế hoạch SEO

Không có một quy trình SEO cụ thể là một trong những lí do có thể khiến việc tối ưu website của bạn dậm chân tại chỗ. Như đã đề cập ở các bước trên, thông qua các lần phân tích bạn sẽ nắm được lần lượt các bước đi cho mình, tạo thành một kế hoạch từ tổng thể cho đến Master Plan.

Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng không có một quy trình SEO cụ thể duy nhất. Môi trường SEO liên tục thay đổi và yêu cầu sự linh hoạt và thích nghi. Tuy nhiên, thông qua các bước phân tích đã đề cập ở trên, bạn có thể xây dựng một kế hoạch tổng thể từ những thông tin thu thập được. Bạn có thể xác định các bước cần thực hiện, thiết lập mục tiêu và định hướng cho chiến lược SEO của mình, từ tổng thể cho đến Master Plan.

7. Thực thi dự án

SEO chỉ có 2 bước chính là Onpage và Offpage, nắm rõ giải pháp Onpage và Offpage sẽ giúp bạn dễ dàng thực thi dự án.

8. Quản trị dự án/ Đánh giá

Đánh giá dự án, xem dự án có đúng lộ trình hay không, nếu không đúng thì bạn cần có sẵn kế hoạch dự phòng và phải thay đổi chiến lược phù hợp hơn. Những bước đi có diễn ra đúng theo kế hoạch hay vẫn còn những lỗ hổng cần được khắc phục sớm? Những vấn đề phát sinh từ lúc nào, nguyên nhân từ đâu và hướng khắc phục dự trù ra sao cần được lên kế hoạch sẵn từ ban đầu

9. Nghiệm thu dự án

Đưa ra kết luận về dự án, kinh nghiệm nhận được từ dự án, các giải pháp khắc phục nếu gặp các vấn đề tương tự.

SEO là dự án dài hạn cần được đầu tư nghiêm túc. Website có thứ hạng tìm kiếm cao sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp bạn, thu hút khách hàng truy cập website và duy trì lượng truy cập ổn định. Hãy xem xét và bắt đầu đầu tư cho SEO ngay hôm nay để tạo nền tảng vững chắc trong việc thu hút và duy trì khách hàng tiềm năng.

Nguồn: Mắt Bão

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật SEO hình ảnh đơn giản giúp tăng traffic tự nhiên từ Google

25/11/2020 Hạnh Nguyên

Hướng dẫn tối ưu SEO cho website lên top bền vững cùng Haravan

05/12/2020 Hạnh Nguyên

Xây dựng bản kế hoạch SEO tổng thể cho website chi tiết

04/03/2021 Hạnh Nguyên