Học gì từ gánh hàng rong Nam – Bắc?

Chắc hẳn bạn sẽ khá ngạc nhiên với những sự khác biệt của gánh hàng rong Nam – Bắc trong bài đấy

Hàng rong ngoài Bắc: “Ngu gì người ta cho biển giá lên!”

Khi mới vào Sài Gòn (cách đây 7 năm), tôi vô cùng thích thú với cách tiếp thị nội dung của các xe bán hàng rong. Họ luôn ghi giá tiền vào mảnh giấy được dán hoặc treo vào xe hàng rong của mình. Đối với tôi hồi đó, quen thói ở Bắc, chỉ có những hàng thương hiệu lớn mới để giá sẵn, đồng nghĩa với lời nhắn nhủ “vui lòng không trả giá”.

Đứng ở góc nhìn thị trường bán lẻ thì người bán hàng rong của Bắc chú trọng đến chất lượng sản phẩm với quan niệm truyền thống: "hữu xạ tự nhiên hương". Họ không cần sự trợ giúp từ bất kì phương thức marketing nào trong kinh doanh bán lẻ. Tự thân sản phẩm sẽ nói lên tất cả, thu hút khách hàng từ chính chất lượng của sản phẩm.

haravan2

Tuy nhiên, sau khi thu hút khách hàng từ chất lượng sản phẩm, phần lớn các seller cho rằng vậy là đủ rồi! Chỉ cần khách hàng thích sản phẩm, mọi thứ khác trở nên không quan trọng. Điều này lý giải rõ ràng cho sự tồn tại của các quán ăn mang thương hiệu “bún mắng, cháo chửi”. Không phải người tiêu dùng phía Bắc không có tự trọng, mà đơn giản là họ đã tồn tại trong thứ văn hóa đó từ hàng ngàn năm qua. Nếu không trải qua một sự so sánh, họ không bao giờ biết mình (bị) khác biệt thế nào.

Về chiến lược giá, những người bán rong của Bắc thích sự không rõ ràng để lựa chèo khéo chống, họ “thịt được ai thì thịt”. Nhìn mặt anh này hiền thì thét giá cao hơn, nhìn chị kia dữ thì sẽ nói giá nhẹ nhàng hơn không có thì tan tành cả ghánh hàng rong! “ngoài chợ never nhé, mặc cả gẫy cả lưỡi. Ngu gì người ta cho biển giá lên!” – Đó là xác nhận của một người Hà Nội đã sống 32 năm trên đời. Nói không ngoa, mỗi lần ra chợ chính là một cuộc chiến tâm lý giữa người bán và người mua, họ nhìn mặt để bắt nạt lẫn nhau!

haravan5

Văn hóa kinh doanh này đã tồn tại hàng trăm năm qua và được người dân nơi đây chấp nhận. Nhưng người tiêu dùng nơi khác sẽ vô cùng khó sống trên mảnh đất này, vì thứ di sản văn hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến rất riêng đó.

Sau 7 năm xa xứ và check lại điều này với các bạn ở ngoài đó thì tôi được confirm: chiến lược “được ăn cả ngã về không” vẫn được các seller nơi đây duy trì thực hiện.

Ở Sài Gòn, mỗi người bán rong chính là một giám đốc marketing

Có thể có ý thức hoặc không, nhưng các hành động của người bán rong tại Sài Gòn rất rõ ràng và gần với mô hình hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp. Ngoài việc có một sản phẩm để kinh doanh, họ sử dụng các chiến lược marketing để hướng tới đúng đối tượng và kích thích việc mua hàng hơn.

  • Đầu tiên là show đủ thông tin sản phẩm, nhất là Giá.

Các xe hàng rong của Sài Gòn luôn để luôn biển những câu kiểu như thế này: "Cam Long Xuyên 10 ngàn 1/2kg. Bao ngon!”. Chỉ thế thôi đã có đầy đủ thông điệp về sản phẩm: nguồn gốc, giá cả và cam kết chất lượng.

haravan3

Đặc biệt là việc để giá trên sản phẩm của mình giúp người tiêu dùng tự xác định giá này chấp nhận được không. Khi họ dừng lại, chắc chắn tỉ lệ convert từ người đi đường thành khách hàng sẽ cao hơn. Việc biết trước giá sẽ giúp khách hàng ước lượng được tài chính trong túi mình đủ hay không, khi biết giá rồi mà họ vẫn dừng lại mua thì chắc chắn là những người này thực sự muốn mua. Người bán cũng sẽ nhiều nhiệt tình chăm sóc mời gọi khách hàng hơn.

Việc ghi giá sản phẩm trước luôn khiến khách hàng yên tâm. Nhiều bạn bán hàng online trên facebook thường đăng ảnh giới thiệu sản phẩm xong thòng 1 câu: giá inbox nha! Xin lỗi, tôi không bao giờ mất thời gian cho một sự không minh bạch rõ ràng. Tôi không quan tâm lý do của người bán là gì, nhưng dưới góc độ người mua tôi sẽ luôn nghĩ: à, riêng tư à? người ta hoàn toàn có thể nói với mỗi người 1 loại giá khác nhau!

  • Họ là chuyên gia về content marketing: chuyên làm xiếc với câu chữ!

Bạn sẽ luôn nhìn thấy cái bảng giá có ghi kiểu: 10 ngàn ½ kg. Trong đó 10 ngàn luôn được ghi to rõ ràng. Chữ 1/2kg thậm chí số 2 cũng sẽ được ghi rất nhỏ và mờ.

Nhìn sản phẩm: không đến nỗi nào, nhìn giá: ồ được đấy, những điều này giúp người đi đường dễ dàng quyết định trong 5 giây đi chậm lại. "Khi khách hàng đã dừng xe, hiếm khi họ không mua lắm" - đó là lời quả quyết của chị bán cóc chín trên đường Nguyễn Văn Cừ. Tôi hoàn toàn tin chị.

Hồi mới vào Sài Gòn tôi đã mấy lần bị hố nặng với phong cách rất Sài Gòn như vậy. Tôi cũng chỉ tự mình bật cười với tiểu xảo của các nhà bán lẻ thứ thiệt này. Tôi không cho rằng đó là sự gian lận, chỉ là 1 tiểu xảo làm xiếc với câu chữ. Thông tin vẫn đầy đủ, lỗi là do mình xớn xác không đọc kĩ thôi.

haravan4

Với tính cách văn hóa của Sài Gòn, những người bán hàng rong luôn tiếp thu học hỏi và thay đổi để thu hút các thượng đế qua đường. Những chiêu kinh doanh của họ, bạn hoàn toàn có thể học tập để áp dụng vào sự nghiệp kinh doanh của mình.

Còn tôi thì cứ thắc mắc, tại sao chưa có một businessman nào tạo website giới thiệu và kinh doanh đối với mô hình Hàng Rong Việt này???

Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: