Làm thế nào để biến người theo dõi trên Facebook thành người mua hàng?

Bạn có mệt mỏi khi mất nhiều thời gian trên Facebook nhưng kết quả tạo ra lại không như ý? Có thể lượt thích trên các bài viết hay bài quảng cáo của bạn có thể đang tăng lên. Nhưng thật khó để biện minh nếu những nút like này không tạo ra doanh số.

Nhưng Facebook được ca ngợi vì lý do chính đáng: nó có thể cực kỳ hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Lý do chính khiến bạn khó biến những người theo dõi Facebook thành khách hàng rất đơn giản: Mọi người không có kế hoạch mua sắm khi lướt Facebook. Điều này đúng với hầu hết mọi người, ngay cả những người theo dõi trung thành của bạn. Nhiệm vụ của bạn không nhất thiết phải là thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của họ, mà hãy giữ sự chú ý đủ lâu để họ cân nhắc làm việc gì đó mà họ vốn không có dự định làm khi lướt Facebook

Thay vì bán hàng trực tiếp, Facebook được sử dụng tốt nhất để:

  1. Làm nguồn khách hàng tiềm năng mới
  2. Là nơi thu hút khách hàng tiềm năng, người theo dõi và khách hàng hiện tại

Họ sẽ cần mua những gì bạn đang bán - và nhờ vào cách bạn xây dựng mối quan hệ với họ thông qua Facebook, họ sẽ hướng đến cửa hàng của bạn nhiều hơn. Và dưới đây là 4 cách để biến người theo dõi trên Facebook thành người mua hàng của mình.

1. Cho họ biết bạn bán sản phẩm gì

Mọi người theo dõi Facebook của bạn vì một lý do, và điều đó có nghĩa là họ sẽ dễ tiếp nhận các lời giới thiệu mua hàng hơn là một người hoàn toàn xa lạ với thương hiệu của bạn. Hãy giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp thật rõ ràng và đưa ra lời kêu gọi mua hàng

Buôn bán không nên là hoạt động chính trên trang fanpage Facebook, bởi chúng có thể khiến bạn mất đi sự chú ý của mọi người. Nhưng những người theo dõi trên kênh Facebook là một đối tượng rất tiềm năng, bởi sự quan tâm của họ khá/rất tương đồng với những gì bạn cung cấp. Vì vậy, không tiếp cận được với họ và không bán hàng cho họ là một sai lầm rất lớn.

Bạn có thể bán được hàng trực tiếp trên Facebook từ việc cung cấp những ưu đãi trong thời gian giới hạn, đưa ra các chương trình theo chủ đề ngày lễ, tổ chức các cuộc thi, giới thiệu sản phẩm mới,... Việc bán hàng trên Facebook sẽ dễ nhất nếu doanh nghiệp của bạn bán các sản phẩm và dịch vụ hàng ngày. Nếu họ thấy đề nghị của bạn vào đúng thời điểm, họ có nhiều khả năng sẽ đặt mua hàng.

2. Tiếp thị lại cho những người đang cân nhắc việc mua hàng

Tương tác trên Facebook hầu như chỉ là một loạt các click chuột, cuộn, thích, lượt xem, bình luận, chia sẻ và theo dõi.

Điều này có nghĩa là các bài đăng và quảng cáo của bạn chỉ là một chớp nhoáng trong một biển hoạt động không ngừng nghỉ, nơi hầu hết mọi người chỉ tham gia thụ động với bạn.

Tiếp thị lại (remarketing) nhắc mọi người rằng bạn đã từng “lọt vào mắt họ” và mang đến cho họ một lời mời khác để mua hàng. Đây là một cách tuyệt vời để kết nối trực tiếp với các nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng đã được nhắm mục tiêu.

Quảng cáo Tiếp thị lại trên Facebook đặc biệt hiệu quả: nó thường mang lại tỷ lệ tương tác và doanh thu cao hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo Facebook khác. Ví dụ cụ thể về hình thức quảng cáo này: Giả sử khách hàng vào website và chọn 1 đôi giày vào giỏ hàng nhưng không đặt hàng. Ngày hôm sau khách lướt Facebook và thấy đúng sản phẩm đó được quảng cáo. Khách click vào và đặt mua đôi giày ngay trên website.

Kết quả hình ảnh cho remarketing

Để làm điều này, bạn sẽ cần cài đặt pixel Facebook - một dòng mã theo dõi khách truy cập cụ thể vào trang web của bạn để bạn có thể tiếp cận lại họ trên Facebook. Website Haravan cho phép bạn dễ dàng thực hiện việc này. Kết hợp với nền tảng quảng cáo bằng Trí thông minh nhân tạo HaraAds, việc tạo các chiến dịch tiếp lại trên Facebook được thực hiện hoàn toàn tự động và nhắm đối tượng chuẩn xác. Việc theo dõi kết quả chuyển đổi, tính toán hiệu suất và tối ưu quảng cáo cũng rất nhanh chóng với các báo cáo sẵn có.

3. Sử dụng nội dung để kéo khách hàng về website

Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể khiến người theo dõi trên Facebook click qua trang web của bạn. Một khi họ ở đó, bạn có sự chú ý hoàn toàn của họ (thay vì sự chú ý dễ bị phân chia khi trên Facebook). Khi bạn chia sẻ nhiều nội dung với tần suất đủ, khách hàng tiềm năng cuối cùng sẽ thấy điều gì đó lôi kéo họ nhấp vào liên kết trên Facebook và dẫn họ đến website.

Nhưng bạn sẽ đăng về cái gì để có được click chuột của họ? Bạn có thể tận dụng các trang hiện có của mình, như:

- Bài đăng trên blog

- Các sản phẩm

- Trang dịch vụ

- Trang giới thiệu doanh nghiệp

- Các trang so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh

- Dùng thử miễn phí hoặc các lời mời có thể tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng khác

- Trang đích (landing page)

Hầu như mọi trang trên website của bạn đều có thể trở thành nền tảng hay gợi ý cho bài đăng trên Facebook. Bởi vì mỗi trang sẽ cung cấp một cái gì đó cho đối tượng mục tiêu của bạn. Đó có thể là giải pháp cho một vấn đề, mẹo và chiến lược, lời chứng thực, review, điều làm bạn khác biệt và các thông tin hữu ích như chính sách giao hàng hoặc ưu đãi thành viên của bạn .

4. Thuyết phục khách hàng để lại email bằng các nguồn tài nguyên giá trị

Bởi vì những người theo dõi Facebook của bạn đa phần là các khách hàng có quan tâm nhất định đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ dễ đón nhận những lời giới thiệu sản phẩm của bạn và mua hàng. Nhưng việc theo dõi một doanh nghiệp trên Facebook khá là dễ dàng - và việc bỏ theo dõi cũng vậy. Không có sự cam kết hay ràng buộc nào lớn. Chính vì vậy, bạn nên có thêm những cách liên hệ khác với khách hàng thay vì chỉ tập trung trên Facebook.

Mặc dù có một khoảng cách lớn giữa việc theo dõi một doanh nghiệp và mua hàng từ họ, bạn có thể thu hẹp khoảng cách đó bằng các “món quà” miễn phí hoặc có chi phí rất thấp. Chúng nên được thiết kế dành riêng cho đối tượng mục tiêu của bạn thay vì dành cho công chúng. Chìa khóa để tạo ra “món quà” hiệu quả - thứ mà mọi người sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ email để nhận - là “món quà” đó hứa hẹn sẽ giải quyết một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn:

- Sách điện tử (e-book)

- Hướng dẫn

- Danh sách việc cần kiểm tra (checklist)

- Khảo sát, thăm dò ý kiến

- Hội thảo

- Video độc quyền

- Dùng thử miễn phí

- Cuộc thi

- Case-study


Những “món quà” này hoàn toàn có thể được quảng cáo rộng rãi trên Facebook và có sức lan truyền lớn nếu chúng thật sự giá trị. Mục tiêu của chúng cũng đơn giản: lấy thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng, thông thường là email. Điều này cho phép bạn liên tục tiếp thị và kết nối với khách hàng tiềm năng. Nếu họ mở email của bạn, bạn có sự chú ý của họ. Và bạn có thể gửi email nhiều lần với các mục đích khác nhau: ưu đãi đặc biệt, ưu đãi trong thời gian giới hạn, ra mắt sản phẩm mới và nhiều điều khác.


Với 4 chiến lược tiếp thị này, bạn hoàn toàn có thể biến lượt thích thành khách hàng và người theo dõi thông thường thành người chia sẻ thông tin. Để khuếch đại hiệu quả bán hàng và tiếp thị của Facebook, hãy tận dụng các công cụ như HaraAds (Nền tảng quảng cáo bằng Trí thông minh nhân tạo), HaraSocial (Giải pháp bán hàng trên Social toàn diện), HaraFunnel (Facebook Messenger Chatbot Marketing)

HaraAds là nền tảng quảng cáo tối ưu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Thay vì phải am hiểu chuyên môn về Facebook Ads, Google Ads và hiểu rất rõ về khách hàng để thiết lập quảng cáo, HaraAds sẽ giúp bạn tự động hóa việc tạo và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Xem thêm về HaraAds tại đây

HaraFunnel giúp tư vấn khách hàng và giải đáp các thắc mắc hoàn toàn tự động theo các kịch bản sẵn có bất kể ngày đêm. Từ đó nhân 2 doanh số bán hàng và giảm chi phí thuê nhân viên tư vấn đáng kể. HaraFunnel còn có khả năng tự động lưu trữ và phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng của họ để bạn tiếp thị lại và bán thêm sau này.

Xem thêm và đăng ký dùng miễn phí HaraFunnel tại đây

HaraSocial là giải pháp hỗ trợ bán hàng trên Facebook toàn diện, giúp tối đa tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và marketing trên Facebook. Giúp bạn quản lý toàn bộ mọi tương tác của khách, tạo đơn ngay khi tư vấn và kết nối sẵn với hơn 8 nhà vận chuyển phổ biến. Tích hợp hệ thống quản lý đơn hàng và kho hàng giúp dễ dàng xử lý đơn hàng trong 60s.

Xem thêm và dùng thử miễn phí giải pháp HaraSocial tại đây





Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: