7 công dụng thực sự của chatbot

Giai đoạn này, nhiều người nhắc đến chatbot, nhiều người bắt đầu dùng chatbot, cũng nhiều người bắt được tìm hiểu chatbot. Không thể phủ nhận nó giúp làm marketing hiệu quả hơn, giúp chăm sóc khách hàng chu đáo hơn.

Một điều phải khẳng định ngay từ đầu. Chatbot là một hình thức của trí tuệ nhân tạo, nó hoạt động trên những nền tảng của sẵn như harafunnel,.. để giao tiếp với những dùng theo những kịch bản (Bussiness Logic) có sẵn bằng các chatting (NLG). Hiện nay, điển hình là Facebook messenger, tương lai là Zalo.

Vậy đó có phải là hết chức năng chính của chatbot chưa? Bài viết năng đưa ra những chức năng chính của chatbot khi áp dụng vào bán hàng online.

1. Chăm sóc quyết định mua hàng

Ở đây bạn có thể hiểu như có một người nào đó liên tục cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ đó mà bạn định mua. Cũng như nhắc nhở bạn mua hàng. Đó là bot. Những nội dung đó có thể tồn tại bằng hình thức text, image, video, gif hoặc emoji,.. Cái này một trong những hiệu quả tuyệt vời của chatbot đối với những ngành hàng mà khách hàng cần có thời gian suy nghĩ để mua hoặc những ngành hàng số lần mua hàng nhiều.

2. Giúp đảm bảo được trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng có thể tìm kiếm những thông tin họ mong muốn một cách tự động, đồng thời có thể hủy nhận khi họ muốn ngưng làm phiền. Đây là một trong những điểm mạnh cũng như điểm yếu của chatbot, nếu không khai thác cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng spam.

Ví dụ: trang web của bạn là học tiếng anh. khách hàng sẽ rất vui, mỗi khi bạn nhắc học tiếng Anh khi họ đồng ý. Ngược lại, họ sẽ cảm thấy rất phiền nếu, không đồng ý mà cứ gửi tin nhắn liên tục.

Giải pháp: bạn cần xin phép khách khi bắt đầu gửi một điều gì đó.

3. Tạo lối tắt khách hàng tìm đến sản phẩm

Với lợi thế hiểu được tâm lý khách hàng và sản phẩm của mình. Bạn hoàn toàn có thể thiết lập những combo sản phẩm phù hợp với sở thích của khách hàng mà không cần đến quảng cáo hoặc ghé thăm website. Đây là một điều cực mạnh khi bạn hiểu khó hành vi cũng như sở thích của khách hàng, sau đó mình sẽ gợi ý những sản phẩm phù hợp với họ. Họ không những vui mà còn biết ơn bạn. Có thể nói đỉnh cao của chatbot là đây.

4. Cung cấp những thông tin liên quan đến khách hàng

Mở rộng phạm vi ra một chút. Tìm nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách gửi những thông tin mà họ không có được ở nơi khác. Sau đó remarketing 0 đồng. Bắt đầu từ những sở thích của họ và những điều họ lo sợ, giải quyết chúng và mang lại tiền cho doanh nghiệp mình.

5. Giúp cá nhân hóa dễ dàng

Nếu email cho phép bạn cá nhân hóa tên, thì chatbot có thể cho bạn biết chính xác đến mức khách hàng đó đã mua món hàng gì, có sở thích gì, ở đâu. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào người setup. Điểm mạnh nữa là chatbot có tỉ lệ mở tin nhắn hơn 85% trong khi email lại dưới 30%. Cách làm việc theo workflow cũng tương tự như email, tuy nhiên 2 hình thức khác nhau, nên về câu từ và hình ảnh của khác nhau. Đối với gửi bằng chatbot bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh nhân viên đang ngồi tư vấn khách hàng, câu từ và hình ảnh như thế nào sẽ hợp lí ?

6. Tạo cộng hưởng

Nói một cách khác, chatbot sẽ giúp nhân viên marketing bận rộn hơn và nhân viện sale nhàn rỗi hơn. Nó đòi hỏi sự sáng tạo liên tục để hình thành thói quen mua hàng của khách hàng, cũng như kích sale dễ dàng. Đối với những ai thích là chiến lược thì đây là một trong những công cụ phải thử. Không những dừng lại ở một chiến dịch, nó sẽ là một chuỗi hành trình của khách hàng tìm gặp thương hiệu/ thương nghiệp của bạn. Có thế nói nó là một CRM (phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả) thu nhỏ chẵng hạn.

7. Chăm sóc khách hàng 24/7

Ngay cả khi bạn và nhân viên ngủ hết thì chatbot vẫn hoạt động và tư vấn cho khách hàng. Một nhân viên luôn luôn chăm chỉ và không đòi hỏi. Tuy nhiên điều này đòi hỏi tư duy của người setup và sự khéo léo của bạn làm nội dung. Ví dụ như khách hàng bình luận ở một bài viết nào đó, khách hàng sẽ làm tức nhận được phản hồi tự động nhưng không có ai chốt hàng, vì thế bạn cần khéo léo setup trong câu chữ trả lời khách hàng.

Trên là những chức năng chính phục vụ bán hàng. Tuy nhiên, dù sử dụng nền tảng nào thì nền tảng ấy cũng chỉ là một công cụ, vì thế mình cần khéo léo trong việc sử dụng.

Một nền tảng với giao diện dễ hiểu mà người mới dùng có thể thử là www.harafunnel.com

Y Hân

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: