Top 10 sàn thương mại điện tử hút khách nhất ở Việt Nam

Bán hàng qua các sàn thương mại điện tử đang là hình thức được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Là một người bán hàng luôn mong muốn thúc đẩy doanh thu, liệu bạn đã từng tìm hiểu qua các kênh thương mại điện tử lý tưởng và cách làm sao để hút khách khi thực hiện việc buôn bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử này? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này.

1. Tìm hiểu về thương mại điện tử

1.1 Thương mại điện tử là gì?

top-10-san-thuong-mai-dien-tu

Hình thức thương mại này đang ngày càng phổ biến và khẳng định được các lợi ích to lớn của mình về tính tiện lợi và hiệu quả kinh doanh mang lại

Thương mại điện tử là hình thức thương mại có một phần hoặc toàn bộ quá trình diễn ra sử dụng phương tiện thiết bị điện tử, kết nối với Internet hoặc mạng viễn thông di động và các mạng khác.

Sàn thương mại điện tử theo đó là một kênh bán hàng online, là website thương mại điện tử cho phép các cá nhân và tổ chức thực hiện kinh doanh buôn bán sản phẩm, dịch vụ tại đa dạng ngành hàng, lĩnh vực tham gia. Qua đó, người bán và người mua có môi trường để thực hiện giao dịch cung - cầu đáp ứng, đem lại lợi nhuận cho bên bán và tính tiện lợi cho người mua.

1.2 Hình thức hoạt động của các sàn thương mại điện tử

Các sàn giao dịch điện tử có các hình thức hoạt động cơ bản:
  • Hình thức trang Website cho phép người tham gia mở bán các gian hàng trực tiếp lên để giới thiệu và trưng bày sản phẩm hàng hóa.
  • Hình thức trang Website cho phép người tham gia mở các Website nhánh trên nền tảng kết nối của trang web của sàn giao dịch. Người bán hàng thực hiện việc giới thiệu và trưng bày hàng hóa, dịch vụ tại các trang Website nhánh đó.
  • Hình thức cho phép người tham gia đăng tin bán hàng trên Website của sàn thương mại điện tử trong các chuyên mục mua bán tương ứng.

>> Tham khảo thêm:

1.3. Một số thông tin về thị trường thương mại điện tử (cập nhật vào tháng 08/2023)

Nguồn: Brand Vietnam

  • Shopee vẫn giữ vị trí hàng đầu trong danh sách các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam với 71,07 điểm Total Score.
  • TikTok Shop đã tăng mạnh và chiếm vị trí Top 2 với 70,92 điểm Total Score. Họ đã thu hút một lượng đáng kể người dùng TikTok nhờ vào nội dung LIVE sáng tạo và độc đáo.
  • Nhường lại vị trí cho TikTok Shop, Lazada dừng ở vị trí thứ 3 với 28,2 điểm Total Score.
  • Xếp vị trí thứ 4, thứ 5 lần lượt là Tiki Sendo, là những gã khổng lồ thương mại điện tử “thuần Việt” đang trên đà phát triển.

2. Các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam

Những kênh thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như:

2.1 Shopee

Shopee được thành lập bởi Lý Tiểu Đông vào năm 2009 nhưng đến 2015 mới được giới thiệu lần đầu (tại Singapore). Trụ sở của Shopee đặt tại Singapore, sở hữu bởi Sea Ltd.
Shopee không chỉ là sàn giao dịch giữa các cá nhân thực hiện mua - bán, mà còn mở rộng sân chào đón các thương hiệu lớn gia nhập, mở rộng tệp khách hàng đến những người có yêu cầu cao. Tuy nhiên, sàn giao dịch này hiện tại vẫn tập trung tệp khách hàng ưa thích giảm giá, sản phẩm giá rẻ, có xu hướng tích cực săn sale.

Chiến lược Marketing của ông lớn Shopee tập trung vào các đợt giảm giá, đây cũng là sàn thương mại điện tử khởi xướng trào lưu săn sale của giới trẻ thông qua các đợt khuyến mãi hàng tháng và các dịp đặc biệt.

Ngoài ra, chiến lược tiếp thị còn thực hiện chương trình Shopee Affiliate - tiếp thị liên kết với sự tham gia đông đảo của các KOLs, các trò chơi lắc xu, tích điểm khuyến khích người dùng truy cập thường xuyên. Nhờ đó, lượng người dùng của Shopee ngày càng đông đảo và khiến cho ông lớn này nhiều lần đừng đầu về lượt truy cập trong danh sách sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử Shopee

Sàn thương mại điện tử Shopee

>> Tìm hiểu ngay: Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả, tăng đơn ầm ầm

2.2 Lazada

Sàn thương mại điện tử Lazada thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba, ra mắt tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2012, có trụ sở chính tại Singapore. Các sản phẩm, dịch vụ trên Lazada đa dạng ngành hàng từ nội thất, điện tử đến hàng tiêu dùng…

Lazada tạo nên Website thương mại điện tử trung gian cho người tham gia thực hiện giới thiệu và trưng bày hàng hóa. Đồng thời sàn thương mại này cũng tham gia hỗ trợ vào các quy trình vận chuyển và thanh toán mua hàng.

Kênh Facebook của Lazada đạt hơn 31 triệu lượt theo dõi, triển khai liên tiếp các livestream bán sản phẩm và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chiến dịch quảng bá được đầu tư thấy rõ khi Lazada mời diễn viên hàng đầu Hàn Quốc - Hyun Bin làm gương mặt đại diện cho mình.

>> Tìm hiểu ngay: Bật mí cách bán hàng trên Lazada tăng doanh thu cực đỉnh

Sàn thương mại điện tử Lazada

Sàn thương mại điện tử Lazada

2.3 Tiki

Thành lập từ tháng 3/2010, Tiki là website thương mại điện tử của Việt Nam hiện đang trong top dẫn đầu về khả năng làm hài lòng khách.

Năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình của sàn thương mại điện từ này sang hình thức Marketplace khi mở rộng quy mô cho giao dịch của hơn 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành hàng lớn. Hiện nay, Tiki tự hào lọt top 2 các trang thương mại điện tử tại Việt Nam và top 6 khu vực Đông Nam Á.

Sàn thương mại điện tử Tiki

Sàn thương mại điện tử Tiki

2.4. Hotdeal

Hotdeal thành lập cuối năm 2010, trực thuộc Mekong Com – doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam. Hiện nay, Hotdeal cung cấp cho khách hàng các trải nghiệm mua sắm những đợt giảm giá nhóm - groupon của các doanh nghiệp.

Đây là trang bán tổng hợp nhận được lượng truy cập cao do tính liên tục của các chương trình deal tốt, bắt đúng nhu cầu và đối tượng khách hàng.

Sàn thương mại điện tử Hotdeal

Sàn thương mại điện tử Hotdeal

2.5 Zanado

Ra đời năm 2011, sàn thương mại điện tử Zanado cung cấp website trực tuyến phục vụ nhu cầu mua sắm lĩnh vực thời trang và làm đẹp của khách hàng. Đây là địa chỉ mua hàng uy tín, có vị trí quan trọng trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam với các tiêu chí: chất lượng, giá cả hợp lý, sản phẩm hiện đại, phù hợp giá trị văn hóa, gu thẩm mỹ của người Việt.

Các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Zanado đa dạng từ giày dép, túi xách, quần áo đến phụ kiện trang sức, nước hoa và sản phẩm chăm sóc da.

Sàn thương mại điện tử Zanado

Sàn thương mại điện tử Zanado

2.6 Sendo

Sendo khởi điểm là dự án thương mại điện tử vào năm 2012, sau đó phát triển thành Công ty CP Công nghệ trực thuộc Tập đoàn FPT. Sendo chọn mô hình kinh doanh C2C tập trung hợp tác với các đơn vị có lợi thế về kho bãi bài bản, chuyên nghiệp.

Lợi thế về doanh nghiệp nội địa để thấu hiểu thị trường trong nước được Sendo tận dụng hiệu quả. Năm 2014, Sendo từng có doanh thu trong top của ngành thương mại điện tử và chỉ đứng sau Lazada.

Sàn thương mại điện tử Sendo

Sàn thương mại điện tử Sendo

>> Có thể bạn quan tâm: Cách đăng ký bán hàng trên Sendo như thế nào?

2.7 Vật giá

Thành lập từ năm 2006 và hoạt động chính thức lần đầu vào tháng 07 năm 2007, Vật giá là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên của nước ta. Vatgia.com cung cấp cho doanh nghiệp các lựa chọn sử dụng bao gồm: thuê gian hàng, đăng tin rao vặt mua bán và hỏi đáp tư vấn tiêu dùng.

Đến nay, Vatgia nằm trong top 9 trang thương mại điện tử Việt Nam với các con số ấn tượng: Gần 10000 gian hàng, 25 triệu sản phẩm khác nhau, từ đồ dùng gia đình đến xe hơi sang trọng.

Sàn thương mại điện tử Vatgia

Sàn thương mại điện tử Vatgia

2.8 Leflair

Leflair là sàn thương mại điện tử ra đời cuối năm 2015, do hai thanh niên người Pháp sáng lập là Loic Gautier và Pierre - Antoine. Leflair kết nối đến cộng đồng người tiêu dùng Việt những sản phẩm hàng hiệu đứng đầu thế giới với mức giá hấp dẫn - Giảm giá trong thời gian cố định hay Flash-sale.

Leflair khác biệt hơn so với các sàn thương mại điện tử khác ở việc xây dựng niềm tin của khách hàng đối với nền tảng trực tuyến. Để làm được điều đó, Laflair áp dụng mô hình tương tự Tiki, đó là xây dựng lòng tin với khách hàng bằng cách chọn mô hình kinh doanh lưu hàng trong kho thay vì theo mô hình “chợ trực tuyến” mà Lazada và một số kênh thương mại điện tử đang làm.

Mô hình của Leflair giúp có ưu điểm về độ chặt chẽ và hiệu quả trong khâu kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa. Khi đó Leflair sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp các bảo đảm về chất lượng sản phẩm và thương hiệu mình thay vì phó thác cho bên thứ ba.

Sàn thương mại điện tử Leflair

Sàn thương mại điện tử Leflair

2.9 Adayroi

Adayroi là trang thương mại điện tử của tập đoàn Vingroup ra mắt năm 2015, khẳng định sứ mệnh cung cấp sàn giao dịch thương mại uy tín, chất lượng dịch vụ nhanh chóng và tin cậy.

Năm 2019, lộ trình tái cơ cấu của Vingroup với ưu tiên cốt lõi Công nghiệp - Công nghệ đã đưa ra quyết định ngừng cung cấp dịch vụ trên sàn thương mại điện tử Adayroi. Bước tiến này hướng đến việc nâng cấp mảng thương mại điện tử thành mô hình “New Retails” kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến, sáp nhập Adayroi vào VinID.

Sàn thương mại điện tử Adayroi

Sàn thương mại điện tử Adayroi

2.10 Lotte

Lotte là trang web thương mại điện tử ra đời năm 2016 của tập đoàn Lotte, có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối tượng khách hàng của Lotte là người tiêu dùng nội trợ và các gia đình trẻ với đa dạng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Sàn thương mại điện tử Lotte có thế mạnh về hàng hóa và dịch vụ với độ phong phú cao và chất lượng không ngừng cải thiện. Mạng lưới siêu thị rộng khắp cùng dịch vụ giao hàng miễn phí khiến nguồn cung hàng hóa và dịch vụ của sàn thương mại điện tử này luôn dồi dào, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sàn thương mại điện tử Lotte

Sàn thương mại điện tử Lotte

3. Kinh nghiệm bán hàng mang lại hiệu quả trên sàn thương mại điện tử Việt Nam

Để việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử được hiệu quả, thu hút lượng khách hàng lớn, người bán hàng cần lưu ý các điểm sau:

3.1 Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Đây là bước nền tảng quan trọng cho mọi quy trình hoạt động tiếp theo khi triển khai bán hàng trên sàn giao dịch điện tử. Xác định khách hàng mục tiêu giúp bạn khoanh vùng, thu hẹp phạm vi để triển khai các chiến dịch tiếp thị trọng tâm, điều hướng chiến lược kinh doanh đúng hướng, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà vẫn đảm bảo tập trung vào tệp khách hàng tiềm năng.

3.2 Quy trình vận hành chuyên nghiệp

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng đòi hỏi người bán xây dựng và triển khai hệ thống quy trình bài bản. Điều này cần được thực hiện từ quy trình đăng sản phẩm, chăm sóc khách hàng đến việc ghi nhận số liệu, theo dõi vận chuyển và chú ý bước thanh toán.

3.3 Áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi luôn có sức hút mạnh mẽ gia tăng lượng truy cập, tiếp cận của người mua hàng. Thực hiện nghiên cứu để áp dụng các chương trình khuyến mãi đúng lúc, đủ độ là lời khuyên cho việc bán hàng mang lại hiệu quả.

3.4 Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp

Dù sàn thương mại điện tử được kết nối qua tương tác trực tuyến, nhưng để có lượng khách hàng trung thành, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, lâu dài, việc xây dựng lòng tin khách hàng là điều không thể không nhắc tới. Thực hiện điều này từ việc chăm sóc khách hàng nhiệt tình 24/7, cung cấp thông tin đúng sự thật, thực hiện đúng cam kết về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…

>> Xem thêm: 9 cách chiếm lòng tin khách hàng ngay cả khi bạn chưa có doanh số

3.5 Không kinh doanh sản phẩm có quá nhiều đối thủ cạnh tranh

Sẽ là một nước đi thách thức nếu bạn phải tốn nhiều nguồn lực để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hoặc lựa chọn nước đi riêng giữa vô vàn đối thủ kinh doanh cùng sản phẩm cũng không đem lại tỷ lệ thành công cao.

Ngược lại, viết nên câu chuyện của riêng mình với sản phẩm kinh doanh có thị trường ngách, nhưng đối với tệp khách hàng mục tiêu có nhu cầu, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và là một trong số ít lựa chọn của họ. Thêm việc triển khai tiếp thị và chiến lược kinh doanh bài bản, cam kết lâu dài và uy tín, bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

TƯ VẤN QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH MIỄN PHÍ

4. Kết nối quản lý bán hàng trên Shopee và Lazada với Haravan

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang là lựa chọn của rất nhiều chủ shop kinh doanh. Bắt đầu từ việc chọn cho mình sàn giao dịch điện tử uy tín, đầu tư kênh bán hàng bài bản với các chiến lược kinh doanh và tiếp thị có hệ thống, rồi mới tính đến việc mở rộng đa kênh. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn đọc có được những căn cứ lựa chọn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

Haravan hỗ trợ nhà bán lẻ kết nối bán hàng trên đa kênh, ngoài kênh website thì bạn cũng có thể quản lý bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki nhanh, hiệu quả và tinh gọn. Hệ thống Haravan giúp bạn:

  • Chọn để quản lý kho hàng, dữ liệu tồn kho, giá bán sản phẩm trên Lazada từ Haravan.
  • Đồng bộ dữ liệu đơn hàng được tạo trên sàn về Haravan.
  • Quản lý, theo dõi và cập nhật trạng thái đơn hàng tự động từ sàn về Haravan.

Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

---------------------------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Quảng cáo Shopee

>>> Các bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Những hạn chế của thương mại điện tử doanh nghiệp cần lưu ý

11/03/2023 MKT Nguyệt

Luật chơi mới của Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 dành cho SME

28/02/2023 MKT Nguyệt

Điểm qua 3 dự đoán của TenMax về xu hướng quảng cáo kỹ thuật số 2023

20/02/2023 MKT Nguyệt