Top các hoạt động xây dựng thương hiệu được đề xuất trên Facebook

Tôi chắc chắn bạn đã từng nghe câu nói nổi tiếng - ‘Your brand is what other people say about you when you are not around’. “Thương hiệu của bạn là những gì người khác nói về bạn khi không có bạn bên cạnh”

Tôi nghĩ rằng một câu nói đã tóm tắt rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao việc xây dựng thương hiệu lại quan trọng?”

Một ví dụ: Amul với tư cách là một thương hiệu sẽ không nổi tiếng quá mức nếu không có linh vật là bé gái và những cụm từ hoàn hảo mà họ sử dụng cho các sự kiện quảng cáo/truyền thông.

Ngày nay, thời gian con người hoạt động thực sự là ở trên Internet, phương tiện truyền thông xã hội đóng góp rất nhiều đến việc xây dựng thương hiệu hoặc nâng cao hình ảnh thương hiệu.

Câu hỏi lớn tiếp theo rõ ràng sẽ là "Làm thế nào chúng ta có thể tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để xây dựng thương hiệu thành công?" và đó chính là nội dung của bài đọc này.

Dưới đây là một số tính năng được đề xuất trên Facebook có thể giúp bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu:

Đối với bất kỳ ngành nào có thể là thương mại điện tử: trang sức, thực phẩm, thời trang...niềm tin là một trong những yếu tố chính khi chúng ta kêu gọi mọi người mua từ website. Do đó để xây dựng lòng tin, chúng ta cần đảm bảo rằng có đủ nhận thức về thương hiệu của mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn còn khá mới mẻ với thế giới trực tuyến/thương mại điện tử, hãy sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những người chơi đã có mặt trên thị trường trong một thời gian rất dài.

Dưới đây là một số tính năng được đề xuất trên Facebook có thể giúp bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu:

1. Quảng cáo Canvas (Canvas ads)

Kết quả hình ảnh cho Canvas ads

Một định dạng quảng cáo Facebook mới có tên là Canvas ads - những quảng cáo này trông giống như PPLA bình thường, nhưng khi nhấp vào, chúng sẽ hiển thị toàn màn hình và như một câu chuyện chi tiết.

Với Canvas, bạn có thể sáng tạo bất kì nội dung nào để đạt được bất kỳ mục tiêu nào như kể câu chuyện về thương hiệu của bạn, tuyên truyền một bộ phim mới, giới thiệu sản phẩm của bạn...

Bên cạnh đó, các quảng cáo sẽ hiển thị toàn màn hình nên có nhiều không gian hiển thị sản phẩm hơn, điều này sẽ đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

2. Chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand awareness campaigns):

Các chiến dịch quảng cáo thương hiệu đang là điều cần thiết trên Facebook. Bằng cách đánh giá thời gian mọi người dành để xem các quảng cáo khác nhau, Facebook có thể cho biết những người nào khả năng xem và nhớ đến thương hiệu của bạn để tối ưu hóa chiến dịch phù hợp. Mục tiêu của quảng cáo nhận thức thương hiệu là tăng khả năng gợi nhớ về quảng cáo của bạn trong số người xem quảng cáo mục tiêu (target audiences) của bạn.

Kết quả của quảng cáo Nhận thức thương hiệu là Thang ước tính độ gợi nhớ quảng cáo (Estimated Ad Recall Lift) - sự tăng lên số lượng người mà sẽ nhớ quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng hai ngày.

3. Chiến dịch bài viết tạo tương tác (Post engagements campaigns):

Các chiến dịch này tiếp cận với những người rất có khả năng tham gia vào nội dung trên Facebook. Cách tốt nhất để có được tương tác từ người đọc là tạo ra những bài đăng với nhiều thông tin gây tò mò nhưng vần quảng bá các sản phẩm của bạn một cách tinh tế.

4. Những chiến dịch xem video ( Video view campaigns):

Bạn nên thử định dạng quảng cáo này, đó là một video mô tả một câu chuyện mà trong đó có đề cập đến sản phẩm của bạn.

Để đo lường hiệu suất của các quảng cáo này, Facebook cung cấp cho bạn các số liệu như: lượt xem video, tỷ lệ phần trăm người xem video cho đến hết, tỷ lệ người xem 75% video, tỷ lệ người xem 50% video ...

5. Chiến dịch nhấp chuột trên website (Website Click Campaigns):

Các chiến dịch này sẽ giúp bạn hướng lượng truy cập đến trang web của bạn khi chọn mục tiêu là "Xem thêm tại website", tiếp theo sau đó Facebook sẽ phân bổ quảng cáo cho những đối tượng có khả năng nhấp chuột cao.


6. Chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu tại địa phương (Local awareness campaigns):

Chiến dịch này tập trung tăng mức độ nhận diện thương hiệu của các đối tượng tại địa phương của doanh nghiệp. Quảng cáo này trên Facebook sẽ chỉ nhắm chính xác mục tiêu có khu vực sinh sống tại địa phương mà doanh nghiệp hoạt động và sẽ chỉ những đối tượng đó mới có thể nhìn thây quảng cáo của bạn.

Quảng cáo nhận thức địa phương bao gồm các "nút nhấp chuột" sau:

- Nhận chỉ đường (get directions): Những người nhìn thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào nút sẽ nhận được chỉ đường để đến doanh nghiệp của bạn.

- Gọi ngay (call now): Những người nhìn thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào nút sẽ có thể gọi trực tiếp cho doanh nghiệp của bạn.

- Gửi tin nhắn (send message): Những người nhìn thấy quảng cáo của bạn sẽ có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện bằng cách gửi tin nhắn cho bạn.

- Tìm hiểu thêm (learn more): Những người nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào nút sẽ được đưa đến website của bạn.

Nhắm mục tiêu theo vị trí của Facebook dựa trên thông tin từ các nguồn như thành phố hiện tại từ hồ sơ cá nhân, địa chỉ IP, dữ liệu từ thiết bị di động (nếu dịch vụ định vị được bật) và thông tin tổng hợp về vị trí từ những người bạn bè của bạn.

Với tất cả gợi ý về việc xây dựng thương hiệu và tăng mức độ nhận diện nhãn hàng của bạn trên Facebook, chúng tôi hi vọng rằng bài viết này hữu ích với việc kinh doanh của bạn.

------

HaraAds - Nền tảng quảng cáo đa kênh bằng AI

HaraAds là nền tảng quảng cáo tối ưu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Thay vì phải am hiểu chuyên môn về Facebook Ads, Google Ads và hiểu rất rõ về khách hàng để thiết lập quảng cáo, HaraAds sẽ giúp bạn tự động hóa việc TẠO và TỐI ƯU các chiến dịch quảng cáo.

Tiết kiệm nhân lực, ngân sách và tăng doanh thu trên từng đồng phí quảng cáo với HaraAds!


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: