Toàn cảnh về tiếp thị kỹ thuật số ở Việt Nam 2019

Thị trường quảng cáo Việt Nam đang ở giữa sự thay đổi lớn từ truyền thống sang kỹ thuật số, như cách điện thoại thông minh thay đổi lối sống của người tiêu dùng và dành nhiều giờ trực tuyến hàng ngày.

Q&Me, dịch vụ nghiên cứu thị trường đã thực hiện khảo sát 135 doanh nghiệp (102 thương hiệu, 20 đại lý, 13 phương tiện truyền thông) vào tháng 8 năm 2019 để hiểu về cách họ hoạt động tiếp thị, mối quan hệ giữa các thương hiệu và các agency, cũng như các vấn đề của ngành tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) tại Việt Nam.

I. Hoạt động tiếp thị số giữa các doanh nghiệp Việt Nam

1. Hoạt động tiếp thị số giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Trong các hoạt động digital marketing, doanh nghiệp Việt tập trung vào các hoạt động trên mạng xã hội (MXH) nhiều nhất. 84% chi tiền của họ cho các quảng cáo trên MXH. Quảng cáo hiển thị (bao gồm GDN) và Quảng cáo tìm kiếm / SEM cũng rất phổ biến, với 44% và 46% doanh nghiệp đầu tư.

Hình thức quảng cáo trên MXH phổ biến không phụ thuộc vào quy mô công ty. 94% doanh nghiệp vừa và lớn (số nhân viên là 50 trở lên) chi tiền cho hình thức này trong khi 79% doanh nghiệp nhỏ (số nhân viên dưới 50) cũng làm tương tự. Các hình thức khác là chủ yếu được các doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng. Ví dụ, có 35% doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng Influencer marketing trong khi chỉ có 11% doanh nghiệp nhỏ ứng dụng hình thức tiếp thị này.

Khi so sánh xu hướng năm 2019 với năm 2017, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp digital marketing hơn. Quảng cáo tìm kiếm và Influencer marketing trở nên phổ biến hơn.

2. Ứng dụng của digital marketing

Facebook và Youtube là 2 phương tiện truyền thông phổ biến nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng. 96% thương hiệu sử dụng Facebook cho digital marketing, con số cho YouTube là 75%.

3. Mục tiêu của digital marketing

Facebook được sử dụng chủ yếu để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ khách hàng.

90% doanh nghiệp sử dụng MXH để xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp sử dụng Facebook để chăm sóc khách hàng nhiều hơn trước. Điều này là do những thay đổi về điểm tiếp xúc của người tiêu dùng, chuyển từ email hoặc SMS lên MXH. Ngoài ra còn có các mục tiêu chung như PR, tạo chiến dịch và tăng lượng truy cập.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo Facebook để tăng nhu cầu và lượng truy cập. Họ có xu hướng sử dụng quảng cáo để tăng tỷ lệ chuyển đổi qua việc tạo sự quan tâm, tăng lượng truy cập website và tăng lượt thích / người theo dõi trên MXH. Trong khi các hoạt động xây dựng thương hiệu sẽ dựa trên việc cập nhật nội dung thường xuyên trên MXH.

4. Nền tảng phổ biến cho video trực tuyến

Video trực tuyến là một trong những hoạt động tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhất tại Việt Nam, với 83% thương hiệu sử dụng nó. YouTube và Facebook là hai kênh cung cấp video trực tuyến phổ biến nhất. Mặc dù YouTube phổ biến hơn cho việc đăng tải các nội dung mới, Facebook được sử dụng với nhiều quảng cáo trả tiền hơn để tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

5. Sự hài lòng khi sử dụng MXH

Facebook nhận được sự hài lòng cao nhất với tỷ lệ 64%, tiếp theo là YouTube (44%), Instagram (29%) và Zalo (14%). (Con số này chỉ ghi nhận từ các công ty sử dụng những phương tiện này).

II. Những vấn đề về tiếp thị số ở Việt Nam

1. Sự hài lòng về hiệu quả của digital marketing

Có bao nhiêu sự hài lòng dành cho các hình thức tiếp thị kỹ thuật số? Doanh nghiệp tỏ ra khá hài lòng về mức hiệu quả (nhấp chuột, lượt xem) với 44%; tiếp cận đối tượng với 43%. Mặt khác, họ không hài lòng về chi phí (29%), cũng như kết quả mà digital marketing đóng góp vào doanh số với tỷ lệ hài lòng 31%.

2. Ưu điểm / nhược điểm của tiếp thị kỹ thuật số

Doanh nghiệp nhận thức được những lợi thế và bất lợi nào trong tiếp thị kỹ thuật số? Các lợi ích lớn nhất được chỉ ra là: nhắm mục tiêu đối tượng tốt hơn (88%), dễ dàng đo lường hiệu suất (82%), dễ dàng quản lý nội dung (81%). Mặt khác, điểm yếu lớn là khả năng tiếp cận. Hạn chế trong tiếp cận phân khúc người cao tuổi (67%), hạn chế khi tiếp cận khu vực nông thôn (59%).

Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả năm 2017, có thể thấy rằng các doanh nghiệp đánh giá lợi ích của digital tốt hơn, đặc biệt là khả năng tiếp cận, quản lý hiệu suất và quản lý nội dung. Mặt khác, điểm yếu tổng thể đã ít hơn, cho thấy các doanh nghiệp đã hiểu và tận dụng tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả hơn.

3. Những vấn đề trong tiếp thị số của Việt Nam

Các vấn đề cần giải quyết trong tiếp thị kỹ thuật số Việt Nam là gì? Câu trả lời được nhiều người đồng ý nhất là "Thiếu cơ hội giáo dục". Cơ hội học tập về tiếp thị kỹ thuật số dường như mất tích ở Việt Nam dù ngành công nghiệp tăng nhanh. Vấn đề đứng thứ 2 danh sách là "Sự thiếu hiểu biết trong tiếp thị kỹ thuật số của các nhà quản lý". Và các doanh nghiệp dường như đang không hài lòng với việc phân bổ ngân sách cho kỹ thuật số hơn so với trước đây.

Tải báo cáo đầy đủ tại đây

----

Có thể bạn quan tâm

Giá sản phẩm cao hơn đối thủ - Phải làm sao?

5 bí quyết tạo nên ấn tượng lâu dài cho quảng cáo

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: