Kinh doanh online: Thận trọng khi sử dụng mạng xã hội

Các mạng xã hội là kênh tương tác khách hàng tốt nhất khi kinh doanh online, giải đáp thắc mắc khách hàng nhanh nhất, cung cấp thông tin đầy đủ nhất và quảng bá sản phẩm đi xa nhất. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, mặt xấu của việc sử dụng mạng xã hội cho kinh doanh chính là bạn không thể kiểm soát được những luồng ý kiến trái chiều dành cho shop của bạn. Dưới đây là 3 vấn đề bạn cần thận trọng khi sử dụng mạng xã hội kinh doanh trực tuyến.

>> Xem thêm: Những hotgirl xinh đẹp trong làng bán hàng online

1. Spam, spam và spam

kinh doanh online than trong khi su dung mang xa hoi hinh anh 1

Phần lớn những nhà kinh doanh đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội theo những cách giống nhau. Những kế hoạch truyền thông được vạch ra với việc tận dụng các công cụ xã hội như Twitter, Facebook là kênh truyền tải thông tin nhanh chóng đến người tiêu dùng. Do đó, việc sử dụng các công cụ marketing khác như push marketing, pull marketing là những điều hoàn toàn mới mẻ với họ.

Giá trị của việc sử dụng các phương tiện truyền thông là tạo dựng mạng lưới marketing và quảng cáo dựa trên niềm tin và mối quan hệ mà bạn xây dựng thông qua việc tương tác với những khách hàng tiềm năng. Nếu chỉ sử dụng những công cụ này để gửi tin nhắn quảng cáo đến khách hàng qua email, bài đăng thì bạn đang tự dẫn mình vào ngõ cụt. Việc sử dụng những công cụ này một cách khéo léo, tạo dựng sự hấp dẫn cho chính công việc kinh doanh của mình ngay khi khách hàng thăm quan website của bạn hay khi họ đăng nhập vào các mạng xã hội khác nhau với những dòng quảng cáo, bài blog, hình ảnh gắn liền với sản phẩm của bạn.

Như nhà đồng sáng lập của Buddy Media, Michael Lazerow đã trao đổi với Matthew Bishop trên LinkedIn rằng, mục đích của những nhà kinh doanh , tiếp thị trên các phương tiện truyền thông xã hội là thu hút khách hàng khám phá về thương hiệu của bạn. Nói cách khác, bạn cần tạo ra nội dung mà khách hàng muốn chia sẻ và thảo luận. Khi đó, bạn không cần gửi hàng tá email mỗi ngày hay chia sẻ nghìn lượt bài viết mà vẫn tạo ra doanh thu và khách hàng sẽ tự tìm đến với bạn.

2. Không phản ứng kịp thời các ý kiến phản đối

kinh doanh online than trong khi su dung mang xa hoi hinh anh 2

Trong những năm trước đây, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoạt động bình thường bất chấp dịch vụ khách hàng yếu kém. Sự xuất hiện của Internet đã hoàn toàn thay đổi điều đó, khách hàng được trao thêm nhiều công cụ và quyền lợi để thể hiện đánh giá và sự yêu thích đối với doanh nghiệp quá các website chuyên về đánh giá trực tuyến như Yelp hoặc TripAdvisor. Hãy luôn nhớ rằng, dù bạn bán hàng online hoặc chỉ có website để giới thiệu doanh nghiệp, việc một khách hàng chia sẻ kinh nghiệm không tốt về bạn trên các trang đánh giá, sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người khác biết được điều đó. Những việc này cũng xảy ra tương tự trên Facebook, Twitter.

Khách hàng sẽ nhanh chóng quên đi những điều họ phàn nàn về thương hiệu nhưng trong sự cạnh tranh khốc liệt của thương mại điện tử, thật dễ dàng để khách hàng chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu nơi đó có dịch vụ khách hàng tốt hơn. Tony Hsieh, CEO của Zappos đã khẳng định “ Dịch vụ khách hàng không nên là 1 bộ phận, đó phải là cả công ty” đã cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc và phản hồi khách hàng. Theo khảo sát của Convince và Convert đã chỉ ra rằng 42% khách hàng, những người có lời phàn nàn trên các phương tiện truyền thông xã hội , muốn nhận được sự phản hồi trong vòng 60 phút. Dù các doanh nghiệp online có đầu tư công sức vào chăm sóc khách hàng hay không, có một điều không thể thay đổi là khách hàng luôn muốn nhận được những phản hồi nhanh chóng.

Tóm lại, nếu bạn không có sự quan tâm nhất định để giải quyết các câu hỏi hoặc quan tâm của khách hàng, các phương tiện truyền thông xã hội sẽ trở nên nguy hiểm cho cuộc chơi của bạn. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và thân thiện với khách hàng.

3. Để cuộc sống riêng tư ảnh hưởng tới kinh doanh

kinh doanh online than trong khi su dung mang xa hoi hinh anh 3

Nhiều chủ doanh nghiệp, chủ shop online muốn có những thông tin, hình ảnh tạo sự gần gũi với khách hàng, xóa bỏ những rào cản giữa người bán và người mua để hai bên trở thành những người bạn thân thiết. Khi bạn muốn xây dựng hình ảnh thân thiện theo hướng đó, bạn hoàn toàn có thể tự mình hủy hoại công việc kinh doanh của mình nếu bạn đi sai hướng.

Bạn hẳn còn nhớ cách đây vài tháng, một số ngôi sao nổi tiếng bị hack tài khoản trên iCloud và bị phát tán những hình ảnh không tốt ra công chúng. Những người nổi tiếng có khả năng để dẹp yên scandal, còn những người kinh doanh online như bạn thì khó có cơ hội để làm được điều đó. Với những thông tin hoặc hình ảnh bạn muốn chia sẻ hoặc lưu trữ trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng có thể làm bạn trở nên thân thiện hơn, dễ gần hơn nhưng hãy luôn cẩn trọng. Khách hàng cũng không muốn bị làm phiền vì quan điểm chính trị hay tôn giáo, quan điểm cuộc sống của bạn. Dù bạn có nấu một bữa ăn thịnh soạn, chụp ảnh và tải lên Instagram, chỉ có bạn bè và người thân của bạn quan tâm thôi. Điều khách hàng muốn tìm kiếm và duy trì mạng lưới kết nối với bạn, chỉ đơn giản là do sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Các phương tiện truyền thông xã hội đã đem mọi người xích lại gần nhau hơn, thúc đẩy việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn. Là một người kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, luôn duy trì trách nhiệm về công việc và khách hàng là chìa khóa thể hiện sự chuyên nghiệp, tổ chức và lịch sự của bạn. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội một cách thông minh và cẩn trọng, bạn sẽ có sự hiện diện tuyệt vời trong môi trường trực tuyến, do đó, luôn duy trì hình ảnh và cách cư xử đúng mực cho công việc kinh doanh online của bạn.

Xem thêm:

  • 50% người Việt mua sắm online tìm mua quần áo
  • Bí quyết cải thiện cách bán hàng qua facebook cá nhân
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: