Giá hàng hóa xuống dốc vì phụ thuộc Trung Quốc

Giá mực khô lao dốc vì phụ thuộc Trung Quốc

Trao đổi với Tiền Phong, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (Kiên Giang) Trương Văn Ngữ cho biết, mực khô loại 1 từ giá 515.000 đ/kg cuối năm 2013 đã giảm xuống còn 350.000 đ/kg hiện nay (giảm hơn 30%); mực loại 2 từ 310.000 đ/kg còn 150.000 đ/kg (gần 52%). Giá mực khô xuất khẩu giảm nên giá mực tươi tại cảng cũng giảm tương ứng.

Tại tỉnh Cà Mau, theo ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, giá mực khô ở cảng Sông Đốc cũng giảm khoảng 40%. Hồi đầu năm, các loại mực khô có giá trung bình 400.000 - 500.000 đ/kg tùy kích cỡ, nay chỉ còn 200.000 - 300.000 đ/kg. loaimuc

Số liệu của hải quan, xuất khẩu mực- bạch tuộc sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông trong tháng 5 giảm 37,4% so với tháng 4 và 21,8% so với tháng 5/2013. Mực khô ở Kiên Giang, Cà Mau còn xuất sang Trung Quốc đường tiểu ngạch số lượng lớn. Mực khô Kiên Giang quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên mới mất giá trầm trọng.

-Theo Tiền Phong-

Thương lái Trung Quốc ngừng mua, thanh long rớt giá

Thanh long ruột đỏ bán tại vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng một kg, loại khác chỉ còn vài trăm đồng nhưng không biết bán cho ai. Cả tháng nay, 70% mặt hàng ở tỉnh này không xuất khẩu được đưa sang Trung Quốc. Trong khi đó, cùng thời điểm năm trước, giá thu mua thanh long ruột đỏ khoảng 20.000-25.000 đồng một kg.

Họa may chỉ có được vài đối tác quen năn nỉ họ mới mua cho. Hiện nay, nông dân ở đây đang rất khốn khổ vì không biết tiêu thụ sản phẩm như thế nào. Nhiều hộ chỉ biết đứng nhìn trái thanh long thối dần theo ngày”, ông Ứng kể.

images808524_cay_thanh_long

Ông cũng cho hay, trước đây chỉ cần bán 3-7 kg thanh long là người dân có đủ tiền chi phí cho sinh hoạt một ngày, nhưng nay bán cả trăm kg cũng không đủ, thậm chí còn không có khách mua.

Tiến sĩ Võ Mai, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam cho hay, hiện nay hầu hết 80% các loại cái cây của Việt Nam đều phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Đặc biệt thanh long, vải thiều và chuối là những sản phẩm được thị trường này tiêu thụ mạnh nhất.

Hiện Hội cũng đang đẩy mạnh tìm các thị trường mới cho trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, các thủ tục và hợp đồng đối với những thị trường mới này còn nhiều khó khăn, không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn cả mẫu mã.

- theo Vnexpress -

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: