Fashion eCommerce: 5 xu hướng thời trang quan trọng cần tận dụng trong năm 2023

Thời trang bền vững nhưng giá cả phải chăng đang gia tăng và xu hướng reCommerce cũng đang bùng nổ mạnh mẽ sau những thay đổi kinh tế toàn cầu. Ngày nay, công nghệ thời trang đang phát triển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Các nhà tiếp thị nên làm gì để thúc đẩy ngành công nghiệp trị giá 2.5 nghìn tỷ đô la này? Cùng Haravan tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Thiết kế website thời trang đẹp hiện đại, kết nối các sàn TMĐT hot nhất

Dưới đây là tổng hợp 5 xu hướng thương mại điện tử ngành thời trang cần tận dụng trong năm 2023.

1. reCommerce trở thành xu hướng chủ đạo

reCommerce là gì? reCommerce tạm dịch là thương mại lại, hoặc thương mại ngược, là quá trình cho thuê, bán lại hoặc mua sắm trang phục đã được sở hữu trước đó thông qua các cửa hàng online và offline. Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các phương pháp tiết kiệm, bền vững để mua hoặc sở hữu quần áo mới đã qua sử dụng thay vì mua hàng hiệu mới hoàn toàn.

reCommerce trở thành xu hướng chủ đạo

reCommerce là gì?

Khi thế giới thời trang hướng tới một mô hình bền vững hơn và phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch cũng thay đổi buộc các thương hiệu phải có trách nhiệm hơn, thì việc resale (bán lại) là một xu hướng nở rộ trong Thương mại điện tử ngành thời trang. Doanh thu từ việc bán lại được dự đoán tăng từ 7 tỷ đô la vào năm 2019 lên ước tính 36 tỷ đô la vào năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm được dự báo là 39%, ngành công nghiệp resale trực tuyến và ngoại tuyến cần đảm bảo việc duy trì một cách bền vững, giá cả phải chăng để theo kịp xu hướng thời trang nói chung.

reCommerce trở thành xu hướng chủ đạo

Doanh thu của thị trường resale được dự đoán tăng mạnh

Từ năm 2008 đến năm 2016, sau cuộc Đại suy thoái, doanh thu resale ở Hoa Kỳ đã tăng hơn 50%. Trong khi đó, doanh số bán hàng tại cửa hàng trực tiếp giảm đến 25% và lịch sử có vẻ sẽ lặp lại.

Vào năm 2019, doanh thu bán lại đã tăng nhanh hơn 25% so với lĩnh vực bán lẻ tổng thể. Theo báo cáo của First Research, khoảng 20.000 cửa hàng bán hàng đã qua sử dụng đang tạo ra doanh thu hàng năm đạt 17,5 tỷ đô la trên khắp nước Mỹ.

reCommerce trở thành xu hướng chủ đạo

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường resale

Các cửa hàng Thương mại điện tử thời trang đã qua sử dụng cũng đã được ước tính tăng 69% từ năm 2019 đến năm 2021 ngay từ trước khi đại dịch xảy ra.

Trên thực tế, sự nổi lên của những tên tuổi lớn trong ngành reCommerce thời trang đã bắt đầu từ năm 2009, khi các nhà bán lẻ như ThredUp, Vestiaire Collective và Tradesy tung ra thương hiệu riêng của họ. Nhà bán lẻ reCommerce sang trọng RealReal đã theo dõi tình hình thị trường và quyết định ra mắt hai năm sau đó vào năm 2011, với hướng đi tương tự như DePop khi dựa trên mạng xã hội để dễ tiếp cận với người dùng hơn.

Giờ đây, ThredUp là cửa hàng thời trang reCommerce lớn nhất thế giới, chào đón trung bình 7 triệu khách truy cập trang web hàng tháng. Ở quy mô cao hơn, các cửa hàng reCommerce sang trọng như The RealReal cũng có khoảng 6 triệu lượt khách hàng tháng.

Báo cáo mới đây của ThredUP cho thấy rằng, 88% số người được khảo sát thừa nhận họ đã tiết kiệm hơn trong đại dịch Covid-19; 79% xác nhận kế hoạch cắt giảm ngân sách may mặc của họ trong 12 tháng tới; 69% cho rằng mục đích duy nhất của việc bán lại cho 2 trong 3 người là kiếm tiền.

reCommerce trở thành xu hướng chủ đạo

Bán lại đồ cũ trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19

Các hãng thời trang lớn cũng luôn theo sát những bước phát triển này. Vào năm 2019, cả Burberry và H&M đều tung ra các mô hình reCommerce và cho thuê, trong khi Patagonia gần đây cũng đã công bố kế hoạch mở một cửa hàng truyền thống chuyên về các bộ sưu tập reCommerce của họ.

Các influencer nổi tiếng cũng đang bắt đầu tham gia loại hình này, có thể kể đến chị em nhà Kardashian gần đây đã cho ra mắt một trang web bán lại trang phục của họ mang tên Kardashian Kloset, trong khi Chrissy Teigen công khai lên tiếng ủng hộ The RealReal, một trang web resale phổ biến cho các nhãn hàng thiết kế, thừa nhận rằng cô ấy vừa mua và bán quần áo của mình từ trang web này.

Trong 12 tháng tới, ThredUp nêu bật ba xu hướng chính của thời trang reCommerce bao gồm:

  • Tính bền vững: Khi các thương hiệu minh bạch về lượng khí thải carbon và đạo đức, ​​số lượng bán hàng tăng lên sẽ tiếp tục gia tăng.
  • Chất lượng: Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton và Gucci trở thành trở thành vật phẩm có chất lượng cao và đáng đầu tư.
  • Hoài niệm: Các thương hiệu Thế hệ X như Doc Martens và Nike bắt đầu thu hút những người săn hàng 2hand bằng cách tích hợp thời trang phong cách cổ điển vào các bản phát hành mới của họ.

Nếu bạn là chủ cửa hàng thời trang có khả năng bán lại sản phẩm trong khi vẫn giữ được chất lượng của chúng, thì bây giờ là lúc để bắt đầu khám phá xem bạn có thể thích ứng với xu hướng đang phát triển này hay không.

Nếu bạn tin rằng mình có khả năng này, hãy cân nhắc xem liệu khách hàng của bạn có mua những món đồ đã qua sử dụng hay không – và nếu có thì mua những món đồ nào? Phát triển ý tưởng xung quanh chính sách hoàn trả, cho dù bằng tiền mặt hay tín dụng cho những người tặng quần áo của họ cho cửa hàng của bạn và cuối cùng, so sánh chi phí sửa sang và chuẩn bị các mặt hàng để bán lại, so với lợi nhuận mà cửa hàng của bạn sẽ kiếm được khi bán lại để đưa ra quyết đinh cuối cùng.

2. Xu hướng thời trang bền vững và đạo đức

Ngành công nghiệp thời trang từ lâu đã bị chỉ trích vì những tác động có hại đến môi trường và được mệnh danh là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Trung bình, môi trường phải nhận 75lbs CO2 để tạo ra một chiếc quần jean và 700 gallon để sản xuất một chiếc áo thun mới. Trong năm 2019, 208 triệu lbs chất thải được tạo ra do việc mua và sau đó tiêu hủy hoặc vứt bỏ trang phục sử dụng một lần.

Xu hướng thời trang bền vững và đạo đức

Chất liệu làm nên trang phục được người dùng quan tâm nhiều hơn

Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan tâm đến thời trang bền vững và có đạo đức hiện đang là xu hướng quan trọng hàng đầu. Nền tảng tìm kiếm thời trang toàn cầu Lyst báo cáo từ khóa tìm kiếm liên quan đến tính bền vững tăng 75% so với năm trước, ghi nhận trung bình 27.000 lượt tìm kiếm về thời trang bền vững mỗi tháng.

Gần đây nhất, Lyst cho rằng sự gia tăng các lượt tìm kiếm bền vững liên quan đến các chất liệu được sử dụng trong bộ sưu tập của thương hiệu hoặc đầu tư vào reCommerce nói trên.

Điều này được phản ánh trong dữ liệu tìm kiếm ở cấp độ cá nhân. Quần legging của Girlfriend Collective, được làm từ chai nhựa tái chế, trở thành tìm kiếm phổ biến nhất với người mua, các thương hiệu như Nudie Jeans và Bassike, được làm từ chất liệu cotton hữu cơ cũng ghi nhận tìm kiếm tăng 52%.

Từ khóa “Chất liệu giả da” tăng trưởng đều đặn hàng năm, với số lượt tìm kiếm tăng 69% so với cùng kỳ năm trước và lượt tìm kiếm cho “thời trang tái chế” đã tăng 42% trong sáu tháng qua.

Xu hướng thời trang bền vững và đạo đức

Các từ khóa tìm kiếm liên quan đến chất liệu thân thiện với môi trường tăng mạnh

Tính bền vững và minh bạch ngày càng tăng khi người tiêu dùng lựa chọn mua sắm với các thương hiệu có giá trị và đạo đức, và những đạo đức đó không chỉ áp dụng cho môi trường tự nhiên – chúng còn bao gồm các vấn đề xung quanh nhân quyền và thế giới tự nhiên.

Ví dụ, công ty thương mại điện tử thời trang của Anh Boohoo đã “bốc hơi” hơn 1,3 tỷ đô la giá cổ phiếu bán lẻ của mình sau khi dính vào một vụ bê bối nhân quyền, theo đó họ bị phát hiện trả lương cho công nhân trong một nhà máy ở Leicester dưới mức lương quốc gia bắt buộc, và không áp dụng các biện pháp tạo khoảng cách xã hội trong đại dịch Covid-19. Sau đó, ASOS, Zalando và Very đều quyết định tạm ngưng bán các mặt hàng của Boohoo, khi sự tẩy chay của người tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ trên các kênh truyền thông xã hội.

Mặt khác, công ty may mặc trực tuyến của Mỹ Patagonia đã đạt được mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ năm ngoái là 13% do tính minh bạch và công khai trong việc công bố nguyên liệu sản phẩm được làm từ vải tái tạo hoặc tái chế (45%) và số lượng công nhân nhận được chi trả phí bảo hiểm (26.000) trong báo cáo hàng năm.

Trong một diễn biến khác, Prada đã ký một hợp đồng trị giá 57 triệu đô la để đáp ứng ba mục tiêu thân thiện với môi trường, trong đó bao gồm việc sử dụng vật liệu bền vững Re-Nylon, một vật liệu Lyst ghi nhận mức tăng 102% về lượt tìm kiếm trong năm ngoái. Trong khi các nhà thời trang Armani, Gucci và Versace hoàn toàn đã loại bỏ lông thú khỏi các sản phẩm của họ để cung cấp các chất liệu đạo đức hơn.

Khi thời trang gắn liền với đạo đức trong suốt các dòng sản phẩm của mình, một kiểu người tiêu dùng mới cũng xuất hiện mang tên: Người tiêu dùng có ý thức.

Người tiêu dùng có ý thức nhận thức được ba điều: Chi phí môi trường để sản xuất một sản phẩm, chi phí nhân lực tiềm năng để sản xuất một sản phẩm và giá trị bán lại tiềm năng của mặt hàng đó.

Một thương hiệu không ngại ngần biến những người tiêu dùng có ý thức trở thành mục tiêu chính của họ là nhà bán lẻ ecommerce Organic Basics. Thương hiệu hiện đã ra mắt phiên bản “low impact” trên trang web thương mại điện tử của họ.

Xu hướng thời trang bền vững và đạo đức

Giao diện một trang web low-impact của Organic Basics

Low impact hay Tác động thấp có nghĩa là khách truy cập được chào đón bởi một trang web gần như trống rỗng, không có đồ họa, video, tập lệnh nặng và các yếu tố tương tự. Trang web chỉ tải hình ảnh khi chúng được người dùng chủ động yêu cầu, thông báo cho người dùng về tác động của hành vi duyệt web của họ, lưu trữ dữ liệu cục bộ trên thiết bị của người dùng để giảm thiểu việc truyền dữ liệu,…

“Internet rất tiêu tốn. Truyền dữ liệu cần điện, tạo ra khí thải carbon và điều này dẫn đến biến đổi khí hậu. Trang web Low Impact của chúng tôi giảm truyền dữ liệu tới 70% so với trang web thông thường.” Organic Basics

Khi tính đến giá trị của Người tiêu dùng có ý thức, các nhà bán lẻ thời trang ecommerce cung cấp các sản phẩm giá rẻ nhưng được sản xuất phi đạo đức có thể bị ảnh hưởng rất nhiều khi bị so sánh với hàng may mặc có chất lượng cao hơn, bền hơn. Ví dụ: nếu mảnh vải bị mòn sau một lần sử dụng, thì cuối cùng nó sẽ chỉ được đưa vào bãi chôn lấp. Nếu nó không có giá trị tái chế, giá trị bán lại của nó sẽ giảm dần do hao mòn tự nhiên, khiến nó một phần không sinh lợi, không bền vững để đầu tư vào.

Do đó, với những yếu tố này, bước tiếp theo đối với bất kỳ nhà bán lẻ thời trang ecommerce là phải thu hút người tiêu dùng có ý thức thông qua việc sản xuất các sản phẩm kết hợp các giá trị bền vững, khả năng bán lạimôi trường, cũng như con người, đạo đức

3. Trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo

Việc ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn mua hàng từ các nhà bán lẻ phù hợp với giá trị của họ, cá nhân hóahành động liên quan tiếp tục là xu hướng có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ ngành Thương mại điện tử nào. Để giải quyết vấn đề làm thế nào để đặt khách hàng làm trọng tâm trong các chiến lược tiếp thị, các nhà bán lẻ Thương mại điện tử thời trang đang dần chuyển sang một giải pháp mới: AI và quan trọng nhất là AI chatbots.

Trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo

Dự đoán xu hướng sử dụng chatbot trong ngành thời trang

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hubspot, 48% người tiêu dùng muốn kết nối với một công ty thông qua trò chuyện trực tiếp hơn bất kỳ phương tiện liên hệ nào khác và 35% người tiêu dùng thấy thoải mái hơn khi kết nối với doanh nghiệp thông qua chatbots (theo Ubisend).

Các thương hiệu lớn như ASOS, Burberry, Levi’s và Tommy Hilfiger đều đã áp dụng chatbots để thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và nhà bán lẻ theo cách cá nhân hóa và thuận tiện hơn.

Trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo

Giao diện chatbot thân thiện của Tommy Hilfiger

Tại Việt Nam, thương hiệu thời trang Juno cũng từng thử nghiệm một chatbot tư vấn khách hàng độc đáo có tên là Stylist Juno. Người mua sắm có thể chọn muốn mua giày, túi hay cả hai, phong cách và màu sắc như thế nào, từ đó chatbot sẽ gợi ý các sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng. Thông qua chatbot, người mua cũng có thể xem các sản phẩm và đặt mua ngay khi đang chat. Tất cả chỉ diễn ra duy nhất trong Facebook Messenger.

Xem thêm: Trải nghiệm giải pháp Automation Marketing Chatbot số 1 Đông Nam Á

Dự kiến hơn 80% doanh nghiệp ​​sẽ sử dụng chatbots vào cuối năm nay, cộng với bộ phận Nghiên cứu AI của Facebook, FAIR, đang phát triển Fashion ++ – một hệ thống “đọc” hình ảnh trang phục do người dùng gửi và sau đó thực hiện các điều chỉnh thời trang được đề xuất như cởi áo sơ mi, cởi bỏ một phụ kiện hoặc thay đổi màu áo để làm cho nó phong cách hơn. Điều này cho thấy rằng công nghệ tự động hóa đang ngày càng cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Cho dù đó chỉ là chào mừng khách truy cập trên một trang hay tạo các đề xuất thông qua dịch vụ trò chuyện, AI đã trở nên không thể thiếu thông qua việc nỗ lực nuôi dưỡng và thu hút người tiêu dùng tiềm năng. Những tiến bộ trong công nghệ sẽ tiếp tục vang dội trong ngành Thương mại điện tử thời trang và trí tuệ nhân tạo ngày càng linh hoạt vẫn là thứ cần phải có đối với các nhà bán lẻ ecommerce thời trang ở mọi quy mô.

4. AR/VR định nghĩa lại trải nghiệm Online và Offline

Khi thế giới kỹ thuật số tiếp tục phát triển và thay đổi, ngày càng nhiều nhà bán lẻ Thương mại điện tử thời trang đang cố gắng giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút những khách hàng mới thông qua việc sử dụng trải nghiệm Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR).

Trong một cuộc khảo sát của Gartner năm 2018, 46% nhà bán lẻ được khảo sát cho biết họ đang có kế hoạch triển khai các giải pháp AR hoặc VR để đáp ứng yêu cầu trải nghiệm của khách hàng.

Một hướng đi mà các nhà bán lẻ thời trang đang đặc biệt chú trọng là việc sử dụng trải nghiệm phòng thay đồ AR và VR. Những trải nghiệm này cho phép khách truy cập nhìn thấy chính họ trong trang phục của thương hiệu mà không nhất thiết phải đến cửa hàng, hay nhận sự tư vấn của nhân viên bán hàng.

Một câu chuyện thành công đáng chú ý về trải nghiệm VR là thương hiệu Rhone Apparel, khi đã hợp tác với Rakuten để triển khai dịch vụ thời trang ảo, Rakuten Fits Me.

Dịch vụ này được tạo ra cho những người tiêu dùng không chắc chắn một sản phẩm có phù hợp với họ hay không. Bằng cách nhấn vào một nút bắt đầu, họ sẽ thực hiện một loạt các câu hỏi nhanh, cung cấp các điểm dữ liệu đơn giản, sau đó, hiển thị các hình dạng cơ thể phổ biến nhất cho các dữ liệu đầu vào đó. Cuối cùng, Fit Origin sẽ đưa ra đề xuất cuối cùng cho người dùng.

AR/VR định nghĩa lại trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng

Dịch vụ thời trang ảo của Rhone Apparel

Trong tháng đầu tiên triển khai, tỷ lệ chuyển đổi của người dùng Rakuten Fits Me trên trang web của Rhone đạt 9,8%. Mười hai tháng sau, tỷ lệ chuyển đổi người dùng của Rakuten Fits Me tăng gấp ba lần và một số tháng thậm chí tăng gấp bốn lần.

Mặt khác, AR – Thực tế tăng cường – cũng đang hoạt động hiệu quả. Người khổng lồ Ecommerce ngành thời trang Asos gần đây đã đánh dấu bước đầu tiên của họ trong trải nghiệm Thực tế tăng cường bằng cách ra mắt ứng dụng Virtual Catwalk. Tính năng này được phát triển nhờ sự hợp tác với công ty thực tế tăng cường HoloMe có trụ sở tại London, cho phép khách hàng hướng camera smartphone của họ vào bất kỳ bề mặt phẳng phù hợp nào, nhấp vào nút ‘AR’ và sau đó sẽ có thể xem các mô hình như thể đang đi bộ ở phía trước họ.

AR/VR định nghĩa lại trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng

Công nghệ thực tế tăng cường của Asos

Tương tự như vậy, Zara cũng đã đã tìm ra cách thu hẹp khoảng cách giữa trực tuyến và ngoại tuyến bằng cách giới thiệu ứng dụng AR riêng. Thương hiệu đã cố gắng thu hút khách hàng đến các cửa hàng bằng cách kích hoạt trải nghiệm AR trên một số cửa hàng nhất định hoặc trên các điểm cảm biến rải rác xung quanh cửa hàng của họ.

Tất cả những gì khách hàng phải làm là giơ điện thoại của họ lên một trong những điểm này và sau đó chiêm ngưỡng người mẫu sống động trên màn hình của họ mặc các mặt hàng được chọn từ phạm vi Zara, cùng tùy chọn nhấp qua và mua.

Các thương hiệu thời trang gia đình nổi tiếng cũng đang dần ứng dụng công nghệ AR và VR. Chẳng hạn như Burberry, sử dụng công nghệ cho phép trang trí lại môi trường xung quanh bạn bằng các bản vẽ lấy cảm hứng từ Burberry của nghệ sĩ Danny Sangra.

Thương hiệu mũ thiết kế Tenth Street có trụ sở tại California cũng cung cấp tùy chọn thực tế tăng cường trên các trang sản phẩm của họ.

AR/VR định nghĩa lại trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng

Khách truy cập có thể chọn các mặt hàng được đánh dấu bằng “Virtual Try-On”, nhấp vào nút “Thử trong AR” và xem chiếc mũ đã chọn trông như thế nào. Đó cũng là một cú hit lớn với thương hiệu với mức độ tương tác tăng 33% nhờ tính năng thực tế tăng cường này.

Khi các thương hiệu tìm cách phát minh lại các phương pháp mua lại và chuyển đổi của họ, AR và VR sẽ tiếp tục phát triển thành yếu tố cần có cho tất cả các thương hiệu thời trang lớn.

5. Thời trang phi giới tính nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người

Vào năm 2018, Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ (CFDA), đã thêm một danh mục mới: Unisex/nonbinary. Vào thời điểm đó, việc bổ sung này được coi là một chiến công lớn của cộng đồng LGBTQ và được toàn xã hội khen ngợi.

Kể từ đó, đã có nhiều tiến bộ hơn trong sự hiểu biết về các chuẩn mực giới tính và trong phạm vi bao hàm của non-binary (phi nhị giới – là một quang phổ của bản dạng giới mà không phải là hoàn toàn là nam hay nữ), và điều này hiện đang được phản ánh trong toàn ngành thời trang. Lyst gần đây đã báo cáo rằng số lượt tìm kiếm cho các cụm từ thời trang “genderless” và “gender-neutral” đã tăng 52%.

Trong năm qua, Inhabit ra mắt bộ sưu tập phi giới tính đầu tiên của mình, Norma Kamali đổi thương hiệu của mình thành nhãn hiệu unisex, Umit Benan tung ra dòng sản phẩm unisex, B+, và Equipment tiếp tục tung ra bộ sưu tập dành cho giới tính của họ vào mùa xuân năm nay.

Dữ liệu mới nhất cho thấy 56% người tiêu dùng Thế hệ Z mua sắm các sản phẩm nằm ngoài danh mục giới tính được chỉ định của họ, các hãng thời trang H&M và Zara cũng đã giới thiệu các bộ sưu tập không phân biệt giới tính, trong khi các sản phẩm kính râm của Tommy Hilfiger xuất hiện trên cả lựa chọn nam và nữ.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 35% Gen Z quen thuộc với đại từ trung tính về giới tính, tiếp theo là Millennials với 25%. Gen X chiếm thêm 16%, nâng tổng số người quen với cụm từ gender-neutral lên 76%.

Thị trường tiêu dùng rộng lớn đó là lý do chính đằng sau việc Louis Vuitton và Gucci sử dụng những người nổi tiếng nam để quảng cáo quần áo truyền thống của phụ nữ, chẳng hạn như Jaden Smith (năm 2016) và Harry Styles (vào năm 2019) và tạo cơ sở cho các thương hiệu sử dụng ngôn ngữ mô tả giới tính của trong bộ sưu tập không giới tính. Những mảnh ghép phi giới tính cũng chứa đựng tiềm năng lớn hơn nhờ khả năng kết nối và thu hút hai phân khúc thị trường.

Thời trang không phân biệt giới tính sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của thời trang. Cách chúng ta ăn mặc theo quan điểm giới, ở một mức độ lớn hơn, là sự phản ánh cách chúng ta coi trọng vai trò giới. Khi vai trò giới đang mờ nhạt, bản sắc thời trang truyền thống của cả nam giới và phụ nữ cũng mờ dần theo.

Đối với các nhà bán lẻ thời trang Ecommerce, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để thực sự tiếp cận mong muốn, nhu cầu và giá trị của các đối tượng khách hàng. Nếu bạn đang muốn mở rộng phạm vi của mình ra ngoài các chuẩn mực giới tính truyền thống, không có thời điểm nào tốt hơn để hỗ trợ một phong trào toàn diện chỉ cần tìm ra tiếng nói của mình.

Tạm kết

Đối với các nhà bán lẻ thời trang thương mại điện tử, đã đến lúc thử những thay đổi dễ dàng chuyển tiếp này. Các nền tảng mới ra mắt giúp bạn dễ dàng triển khai các cửa hàng Thương mại điện tử để có thể “đi tắt đón đầu”.

Chúng tôi hy vọng những xu hướng này giúp bạn hiểu được vị trí của ngành, có thêm ý tưởng kinh doanh hay cải thiện trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp bạn.

Theo: yieldify

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: