Dân Việt Nam đang bắt đầu mua hàng online "Từ A đến Z"

Từ xiêm y cho đến túi xách, từ kim cương cho đến nhạc số, từ rau quả cho đến mỹ phẩm, chưa bao giờ người tiêu Việt Nam lại "máu me" và nhiệt tình với mua sắm trực tuyến như lúc này, và phần lớn trong số đó là dân văn phòng, công sở tại các thành phố lớn.

image_preview

Người dùng mua gì trên Internet

Độ phổ biến của việc mua hàng online tại Việt Nam:

Một cách tự nhiên, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới,

"EM thích mua quần áo online vì không bao giờ bị các nhân viên bán hàng quấy rầy và dễ chọn lựa hàng từ nhiều shop", Anh Tuấn một sinh viên 2o tuổi tại Hồ Chí Minh tâm sự.

Mỗi tháng, Tuấn chi khoảng 600.000 - 800.000 VND cho việc sắm sửa trên Internet. "Với Internet, tất cả những gì em cần làm chỉ là ngồi vào bàn, lươt web và mua".

Khái niệm "Bán lẻ qua mạng" ngày càng phổ biến tại Việt Nam do cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ đã được cải tiến đáng kể. Các hình thức thanh toán đang một trở ngại quan trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam, người tiêu dùng chưa quen với hình thức thanh toán qua mạng bằng thể ngân hàng, mà chỉ quen thuộc với hình thức COD (Giao hàng trả tiền trực tiếp).

Nhưng nhân tố này khiến cho người dùng Việt Nam bớt rụt rè và trở nên "mặn mà" với thế giới mua sắm rộng lớn của mạng World Wide Web vì độ uy tín chưa cao của các website thượng mại tại Việt Nam chưa cao, các sản phẩm đôi lúc lại không giống như lời giới thiệu, hoặc hình ảnh trên Website.

_DSC1294

Đủ loại mặt hàng trên website thương mại điện tử

Bên cạnh đó, tỷ lệ phổ cập Internet tại các trên các tỉnh thành khác ngoài các thành phố lớn cũng đang tăng dần theo thời gian. Giới phân tích dự đoán, doanh thu từ bán hàng qua mạng có thể tăng trung bình tới 20% mỗi năm.

Tại một số thị trường đặc biệt như Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể lên tới 30%.

Ưu thế hơn

"Cơ hội cho các nhà bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương là cực kỳ khổng lồ. Kinh doanh qua mạng sẽ giúp họ tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn đạt tới lợi nhuận kỳ vọng", chuyên gia Sandra Hanchard của hãng nghiên cứu thị trường Hitwise bình luận.

"Lướt Net hiện đã là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngày càng nhiều hãng bán lẻ nhận ra đây chính là cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng và nhiều người đã tận dụng việc đó rất tốt, và tăng thu nhập đáng kể nhờ việc bán hàng online.".

Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến cả hai kênh bán hàng truyền thống lẫn online, và kinh tế Việt Nam vẫn chưa khởi sắc trong 2 năm vừa qua nhưng song giới phân tích tin rằng triển vọng của thương mại điện tử vẫn rất đáng khích lệ.

Tình hình tài chính càng khó khăn thì người dùng càng săn lùng những chương trình khuyến mãi hời trên mạng. Họ cũng sẽ tận dụng những chương trình giảm giá đặc biệt và những website mua bán trao đổi hàng hóa như : 5giay.vn , chotot.vn... cho đến các website mua hàng theo nhóm : hotdeal , nhommua, cungmua...

Mà so với các cửa hàng bán lẻ trên phố, các website có điều kiện để giảm giá, khuyến mãi mạnh tay hơn nhiều. Riêng việc không phải bỏ tiền thuê địa điểm hàng tháng đã giúp họ tiết kiệm được một khoản lớn.

1377135141-thoa-suc-mua-sam-tai-zalora-offline2--3-

Giám giá mạnh trên các Website thời trang

Khác với người dân châu Âu, người dùng châu Á trong đó có người dùng Việt Nam lên mạng để mua tất cả mọi thứ, từ hoa tươi cho đến đồ nội thất đắt tiền, từ vé máy bay cho tới iPod, từ rau quả cho đến bữa cơm hàng ngày.

rau-O-JPG-8956-1383113201

Bán rau online

Viên ngọc quý

Theo thống kê, Amazon.com và eBay là hai website đông khách bậc nhất tại châu Á. Trung Quốc, trang web Alibaba.com mới là sự lựa chọn số một khi nói tới thương mại điện tử. Riêng ở Việt Nam thì thị trường này đang cạnh tranh rất khốc liệt từ nhiều phía, cả công ty trong nước lẫn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như : tiki, Zalora, Lazada, hodeal... Có lẽ cục diện này giống thời "Chiến Quốc" lúc xa xưa.

Các website dẫn đầu thị trường cho biết :"những mặt hàng được mua nhiều nhất trong năm 2014 bao gồm hàng thời trang: Quần áo thời trang, điện thoại di động, mỹ phẩm... ". Các nhà đâu tư bán lẻ nước ngoài cho biết họ thấy cho biết Việt Nam là quốc gia đón nhận mua sắm trực tuyến một cách nồng nhiệt và thị trường tiềm năng với dân số hơn 90 triệu người và đã có 30 triệu người dùng Internet.

Screen Shot 2014-07-10 at 6.02.11 PM

Lazada có được nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài

"Trước đây, người ta chỉ mua những món đồ rẻ tiền, vừa phải. Nhưng giờ đây, họ không ngần ngại mua cả những mặt hàng đắt tiền, cao cấp. Điều này chứng tỏ niềm tin nơi mua sắm online đã ngày càng được củng cố". Theo các chuyên gia kinh tế dự đoán, doanh thu bán lẻ qua mạng Internet tại Việt Nam sẽ đạt, thậm chí vượt qua 6 tỷ USD vào năm 2015, gấp đôi năm 2013.

Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang có những mặt hạn chế:

Việc thanh toán và vận chuyển tuy đã trở nên thông thoáng hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người mua, dù khá nhiều người trong đó đã có thẻ ngân hàng, nhưng lại không có mấy người sử dụng hình thức thanh toán điện tử. Còn khâu vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế, vì chi phí cao.

Một rào cản lớn hiện nay là lòng tin của người tiêu dùng, về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo vệ người tiêu dùng, về giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán trực tuyến. Đã có không ít người tiêu dùng gặp thiệt hại khi mua hàng online, họ nhận được những món hàng không đúng như giới thiệu, hoặc thậm chí đã trả tiền nhưng vẫn không nhận được hàng.

Xem thêm: Website: "Linh hồn" của kinh doanh online

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: