Cách đưa WordPress lên host

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đưa WordPress lên host cho những bạn chưa làm được có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Nếu thực hiện các thao tác này quá phức tạp, bạn có thể sử dụng công cụ tự thiết kế website kinh doanh online từ nền tảng công nghệ mà Haravan cung cấp - bất chấp việc bạn có biết về kiến thức công nghệ hay không bởi vì luôn có hướng dẫn cụ thể trong từng bước thực hiện! Không cần quan tâm tới hosting.

>>Xem thêm: “Hướng dẫn cài đặt plugin cho WordPress”

FTP client

Đây là phần không thể thiếu khi ta làm việc với hosting, có nhiều bạn bảo rằng không cần phần mềm vẫn có thể đưa các tập tin cài đặt lên trên host. Điều nay không sai, bạn có thể sử dụng trình duyệt web và đăng nhập vào bảng điều khiển để upload tập tin, nhưng cách này không chuyên nghiệp cho lắm, bạn hãy làm công việc này bằng cách sử dụng phần mềm FTP Client.

Đầu tiên, Mình xin nói sơ qua về định nghĩa FTP là gì, FTP nó là giao thức truyền tải tập tin, thiệt ra thì bạn không cần hiểu sâu về cái này, bạn chỉ cần biết cách sử dụng phần mềm mà thôi. FTP client là phần mềm cho phép bạn kết nối với ổ cứng trên hosting thông qua một tài khoản FTP.

Cách sử dụng FileZilla

FileZilla là một trong những phần mềm miễn phí tốt nhất hiện nay cho phép bạn quản lý tập tin trên hosting. Đầu tiên, bạn phải tải bản cài đặt của FileZilla về máy tính.

Sau khi bạn đã tải xong bộ cài đặt về máy tính, mở tập tin này lên để tiến hành cài phần mềm vào máy. FileZilla được lưu trữ trên dịch vụ của SourceForge, vậy nên trong quá trình cài đặt họ sẽ đưa ra gợi ý các phần mềm miễn phí cho bạn cài đặt lên máy tính, nếu bạn không thích cài thêm những phần mềm này thì hãy bỏ qua bằng cách nhấn vào nút Decline.

Đến khi tới phần cài đặt phần mềm FileZilla thì bạn cứ thế mà nhấn Next cho đến khi hệ thống cài đặt xong. Cuối cùng là bạn nhấn nút Finish với tùy chọn chạy phần mềm sau khi hoàn thành, và thế là bạn đã thấy được giao diện của phần mềm rồi đấy.

Cũng như mọi phần mềm thông thường khác, bạn sẽ thấy thanh menu, thanh công cụ và những gì liên quan khác trên màn hình. Ở đây bạn chỉ cần chú ý đến các ô textbox với các tên Host, Username, Password, Port được đặt trước các ô.

Những thông tin trên sẽ được nhà cung cấp hosting gửi cho bạn khi bạn mua host của họ. Thông thường Host ở đây là một địa chỉ IP, nếu nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ đăng nhập bằng tên miền thì bạn cũng có thể sử dụng.

Còn lại Username và Password thì đấy chính là tài khoản đăng nhập FTP. Cái này bạn phải chắc chắn là điền đúng mọi thứ nha. Cuối cùng là thông tin Port của FTP, mặc định sẽ là port 21 nên các bạn không cần điền, nếu nhà cung cấp dịch vụ hosting có gửi số port khác thì bạn hãy điền vào ô này.

Cuối cùng là bạn nhấn vào nút Quickconnect để đăng nhập vào hosting, nếu bạn đăng nhập thành công thì bạn sẽ thấy thông tin các thư mục ở 2 cửa sổ nằm bên tay phải. Phần mềm sẽ lưu lại thông tin đăng nhập, do vậy lần sau khi bạn đăng nhập thì hãy nhấn vào cái nút nhỏ có hình mũi tên chỉ xuống bên phải nút Quickconnect, sẽ có danh sách các lượt đăng nhập của bạn, bạn chỉ cần chọn hosting muốn đăng nhập và nhấn vào đấy.

Giao diện của phần mềm với những khung riêng biệt, khung ngang trên cùng là để hệ thống thông báo công việc đang làm và các lệnh thực thi, bạn không cần quan tâm đến khung này nhiều.

Tiếp đến là 2 khung bên trái, các khung này sẽ liệt kê danh sách các thư mục và tập tin trên máy tính của bạn. 2 khung bên phải thì liệt kê danh sách các thư mục và tập tin trên hosting của bạn. Và cả 2 loại khung này đều có điểm chung là khung trên bạn chỉ cần click chuột 1 lần vào thư mục thì bên dưới sẽ hiện ra thư mục con và tập tin bên trong thư mục bạn vừa click. Còn khung bên dưới thì bạn phải click chuột 2 lần để vào bên trong thư mục ấy.

Khung cuối cùng nằm ngang bên dưới là để hiển thị danh sách các tập tin và thư mục đang chờ được xử lý. Cái này cũng chỉ để theo dõi thôi, bạn không cần chú ý nhiều. Bạn có thể ẩn nó đi bằng cách nhấn vào cái nút có nền đậm với 2 mũi tên màu xanh lá chỉ phải bên phải.

Bạn muốn đưa thư mục hoặc tập tin lên hosting thì bạn phải chọn đích đến là thư mục nào bạn muốn lưu trên hosting trước, sau đó duyệt tập tin và thư mục trên máy tính của bạn, sau đó nhấn chuột phải và Upload.

Thông thường, thư mục gốc của tên miền của bạn sẽ có tên là public_html, nếu bạn muốn cài đặt blog trên thư mục gốc của tên miền thì hãy upload toàn bộ các tập tin cài đặt của WordPress lên thư mục này.

Nếu bạn muốn tạo blog giống như Học WordPress với thư mục con bên trong thư mục gốc thì bạn cũng có thể làm được bằng cách tạo trước thư mục con trên hosting và sau đó upload các file cài đặt lên, hoặc bạn cũng có thể tạo trước một thư mục trên máy tính của bạn và bỏ các tập tin cài đặt vào đó rồi upload lên host sau.

Ví dụ, sau khi bạn tải tập tin nén của bộ nguồn WordPress về máy tính, bạn giải nén và sẽ nhận được một thư mục có tên là wordpress, nếu bạn muốn cài đặt blog nằm ở thư mục gốc của tên miền thì bạn vào bên trong thư mụcwordpress và upload toàn bộ các thư mục con và tập tin lên thư mục public_html của hosting.

Nếu bạn muốn cài đặt theo kiểu thư mục con thì hãy vào thư mục public_html của hosting, sau đó click chuột phải vào thư mục wordpress phía trên và nhấn Upload, sau khi đã upload toàn bộ lên hosting rồi thì bạn hãy đổi tên thư mục wordpress thành tên gì bạn thích. Bạn cũng có thể làm ngược lại bằng cách đổi tên trước và upload sau, nói chung làm sao thấy tiện là được.

Với bài viết hướng dẫn cách đưa WordPress lên host mình chia sẻ thì hi vọng bạn cũng có thể làm được. chúc các bạn thành công!

>>Xem thêm:Các plugin cho WordPress cần thiết nên cài đặt”

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: