9 xu hướng Thương Mại Điện Tử không thể bỏ lỡ năm 2020 (Full)

Cùng điểm qua những xu hướng Thương Mại Điện Tử nổi bật sẽ thống trị trong năm 2020. Áp dụng tốt các yếu tố này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

1. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Hơn chục năm trước, cá nhân hóa trải nghiệm được định nghĩa bằng việc 'gọi tên' khách hàng trong các mẫu email marketing. Ngày nay, tiêu chí cá nhân hóa đã được nâng lên một tầm mới. Chẳng hạn như khả năng tùy chỉnh nội dung hiển thị trên website 1:1 dựa vào thông tin cá nhân, sở thích và hành vi người dùng. Hay như ứng dụng phân tích da, chẩn đoán mụn và cho lời khuyên đối với từng khuôn mặt từ một thương hiệu mỹ phẩm. Có thể nói, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Quan trọng như thế nào?

2. Trải nghiệm mua sắm đa kênh

Khách hàng không còn giới hạn việc mua sắm trên 1 kênh cố định. Trước khi mua, họ thường sẽ thu thập và tìm kiếm thông tin về sản phẩm để tham khảo từ cả hai nguồn thông tin trên mạng (online) và qua các cửa bán hàng (offline). Nielsen cho biết, bốn trong số năm người tiêu dùng kết nối sẽ tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trực tuyến (83%) và đặc biệt họ sẽ tìm kiếm nhận xét từ mạng xã hội (74%) trước khi quyết định có mua sảm phẩm đó hay không. Trong khi đó, có 66% số người tiêu dùng kết nối, tức là trong ba người thì có hai người, sẽ trực tiếp xem sản phẩm tại cửa tiệm thực tế trước khi đặt hàng trên các kênh mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tự triển khai bán hàng đa kênh để đáp ứng khách hàng, sẽ có những khó khăn nhất định cần phải đối mặt.

Chính vì vậy, việc ứng dụng một nền tảng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp Bán hàng trên đa kênh và Quản lý tập trung tại 1 nơi duy nhất là rất quan trọng. Những nền tảng này giúp doanh nghiệp nhận diện khách hàng khi họ tiếp cận trên nhiều kênh khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau. Trải nghiệm mua sắm được đồng nhất, xuyên suốt và cá nhân hóa chính xác đến từng khách hàng. Không cần tốn quá nhiều nhân lực và chi phí vì đã có công nghệ hỗ trợ 70%.

Tham khảo nền tảng Bán hàng đa kênh - Quản lý tập trung Omnichannel tại đây

3. Tự động hóa dịch vụ khách hàng

Khi khách hàng ngày cảng am hiểu về công nghệ và có nhiều “đòi hỏi” hơn, điều họ kỳ vọng quan trọng nhất về dịch vụ khách hàng đó chính là tốc độ. Và tự động hóa dịch vụ khách hàng chính là giải pháp quan trọng giúp cải thiện tốc độ, nâng cao mức độ hài lòng khách hàng khi tương tác với thương hiệu.

Chatbot đã trở nên quá quen thuộc trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngày nay, những giải pháp chatbot thông minh hoàn toàn có thể thay con người giải đáp nhanh những thắc mắc của khách hàng, xin thông tin khách, thậm chí tư vấn bán hàng và chốt đơn ngay khi khách nhắn tin. Khách hàng hài lòng vì không phải chờ đợi lâu. Người bán tiếp cận khách hàng ngay khi họ có nhu cầu nên tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ở mức cao nhất. Xem thông tin chi tiết các ứng dụng nổi bật của chatbot tại đây

4. Thương mại di động trong ứng dụng và trên website

Tỷ lệ khách hàng sử dụng thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) đã cao gấp đôi tỷ lệ người dùng máy tính bàn hay laptop. Thương mại điện tử trên thiết bị di động đã vượt qua và chiếm ưu thế lớn, dự đoán đạt doanh thu lên đến 284 tỷ đô la vào cuối năm 2020. Chính vì vậy, tính năng "thân thiện với mọi thiết bị di động" là yếu tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử khi xây dựng website bán hàng.

Tham khảo nền tảng xây dựng website kinh doanh chuyên nghiệp, chỉ từ 500k/tháng tại đây

5. Giao hàng trong ngày

Yếu tố mấu chốt của Thương mại điện tử là Nhanh & Tiện lợi. Khách hàng luôn muốn nhận hàng nhanh nhất có thể để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình. Cũng chính yếu tố Nhanh tạo nên sự Tiện lợi cho khách hàng. Các shop nên cân nhắc sử dụng các gói giao nhanh từ các đơn vị vận chuyển để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Khách cũng hài lòng và an tâm mua sắm nhiều hơn với dịch vụ giao nhanh trong ngày này.


6. Các mô hình trả tiền theo tháng (Subscription box model)

Các mô hình này rất linh hoạt với nhiều ứng dụng khác nhau. Người dùng có thể đăng ký trở thành 1 subscriber và trả tiền theo từng tháng để được hưởng các quyền lợi. Ví dụ, khách hàng có thể sử dụng Messenger Chatbot Harafunnel hoàn toàn miễn phí, nhưng để ứng dụng toàn bộ sức mạnh của các tính năng sẽ cần 1 khoản phí nhất định trả theo tháng.


7. Tương lai dịch vụ vận chuyển là giao hàng nhanh

Mô hình giao hàng qua drone (máy bay không người lái) đang được ưa chuộng. Tại các quốc gia châu Âu, đây được xem như một hình thức để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với các ông lớn ngành thương mại điện tử.


8. Ưu tiên nội dung có video

Các nhà tiếp thị hiện nay đang sử dụng video như một công cụ hoàn hảo để thu hút sự chú ý của những khán giả ngày càng bận rộn hơn. Video cho phép kể chuyện ngắn nhưng có thông điệp mạnh mẽ, đáng nhớ và các nhà tiếp thị có thể đo lường được hiệu quả của nó. Đối với các bài viết giới thiệu sản phẩm, đính kèm 1 video sản phẩm giúp khách hàng hình dung rõ hơn về mặt hàng bạn đang bán, củng cố lòng tin và thôi thúc họ mua sắm.

9. Các cửa hàng pop up

Cửa hàng pop up là thuật ngữ chỉ những cửa hàng bán lẻ “mọc lên” chớp nhoáng và biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Không ít thương hiệu muốn thử nghiệm việc xây dựng một cửa hàng ngoài đời, hoặc chỉ đơn giản là để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu. Ví dụ về cửa hàng pop-up phổ biến gồm có các hàng bán đồ cho Halloween, cửa hàng bán đồ cho ngày lễ hoặc các triển lãm tiêu dùng.


Trên đây là 9 xu hướng thương mại điện tử quan trọng của năm 2020. Những xu hướng được giới thiệu tuy không hoàn toàn mới nhưng vẫn đặc biệt đúng trong năm nay và những năm tới. Thống kê được rút ra từ nhiều nguồn, do Supscriptionly tổng hợp và Haravan dịch lại.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: