5 Xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ trong năm 2020

Năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 8.200 cửa hàng, vượt qua tổng số 5.589 cửa hàng của năm ngoái, theo dữ liệu từ Coresight Research. Coresight dự báo số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống bị đóng cửa có thể lên tới 12.000 vào cuối năm 2019.

Điều này chứng minh một điều rằng: Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và những thay đổi, xu hướng sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai.

Thương hiệu Forever 21 tuyên bố phá sản và đóng hàng loạt cửa hàng trong 2019

5 Xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ năm 2020 bao gồm:

1. Direct To Customer

D2C (Direct to consumer) đang thay đổi cách các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động một cách toàn diện. Với sự thành công của các thương hiệu như Dell, Apple, Amazon, Nike hay Tesla, các công ty FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) cũng trở nên sốt sắng trong việc cắt bớt các khâu bán hàng trung gian của mình. Một trong số những thương vụ nổi bật nhất đó là việc start-up mô hình D2C Dollar Shave Club được Unilever mua lại với giá 1 tỷ USD.

Direct to customer – bán hàng trực tiếp được hiểu là hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua websie, cửa hàng chính hãng) mà không cần quảng cáo qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, của hàng bán lẻ…

Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ chuối giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Mô hình này linh động hơn rất nhiều những cách làm marketing khác trong việc định hướng thông điệp, tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả cơ hội cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Đối với bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm của họ thông qua các kênh phân phối, với rất ít sự kiểm soát việc sản phẩm được bán như thế nào như: Sản phẩm được đặt ở đâu trong cửa hàng, người bán hàng nói gì về sản phẩm của họ, hay mức độ thỏa mãn của khách hàng.

2. Social Commerce - Bán hàng trên Mạng xã hội

Đôi khi chúng ta vẫn đặt ra câu hỏi: Tại sao những thương hiệu lớn lại dành ra cả đống tiền cho các kênh mạng xã hội như Facebook hay Instagram?

Image result for social commerce

Digital Marketing nói chung là một kênh tiêu tốn rất nhiều tiền của doanh nghiệp, thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, các công ty vẫn chấp nhận chi tiền để xuất hiện trước mặt người dùng trên mạng, đơn giản vì nó hiệu quả.

Thực tế chỉ ra rằng, 72% người dùng bị ảnh hưởng khi đưa ra quyết định mua các sản phẩm thời trang và làm đẹp dựa trên những post Instagram hay Facebook của những Influencer họ quan tâm. Và trên môi trường internet, người tiêu dùng luôn yêu thích một trải nghiệm liền mạch. Để đáp ứng được điều đó, cần có một nền tảng giúp toàn bộ quá trình tìm hiểu, cân nhắc, mua sắm và hậu mãi diễn ra tại một nơi duy nhất là Mạng xã hội. Nhà bán lẻ có thể tham khảo nền tảng tối ưu việc Bán hàng trên Mạng xã hội tại đây

3. Cá nhân hóa việc mua sắm và làm cho nó đơn giản nhất có thể

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ muốn mua sản phẩm nhanh chóng, họ còn trông đợi nhiều hơn thế ở trải nghiệm mua hàng. Điểm mấu chốt của bán lẻ hiện đại mà các thương hiệu đều nhận thức được đó là dữ liệu khách hàng (Customer data).

Nếu không có dữ liệu, các thương hiệu sẽ không thể cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, không thể thích ứng được với văn hóa địa phương hay phát triển sản phẩm, và đánh giá hiệu quả khi ra mắt 1 sản phẩm mới. Nói tóm lại, dữ liệu khách hàng chính là xương sống cho doanh nghiệp bán lẻ nếu muốn tồn tại trong tương lai.

Khách hàng muốn truy cập trang web của bạn và có thể so sánh giá cả, kiểu dáng, kiểm tra ngày giao hàng, xem các đề xuất của bạn dành cho họ. Đó là lý do tại sao công nghệ AI rất quan trọng trong bán lẻ hiện đại. Người tiêu dùng khi tương tác trên internet sẽ liên tục để lại các gợi ý về những thứ họ thích và muốn – và họ muốn trả bao nhiêu tiền cho chúng.

Những thương hiệu thông minh nhất sẽ thu thập thông tin đó để làm cho trải nghiệm mua sắm dễ dàng và được cá nhân hóa nhất có thể.

4. Công nghệ thực tế tăng cường (AR)

Năm 2020 sẽ là năm mà người dùng hầu như không cần thiết phải trực tiếp nhìn thấy, cầm nắm hoặc thử nghiệm sản phẩm trước khi mua sắm nhờ vào công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Kết quả hình ảnh cho ar

Gần đây, chúng ta thấy việc hãng xe Toyota ra mắt một chương trình AR (Augmented Reality) – Thực tế tăng cường, mới cho phép người dùng của họ dùng thử đến 10 chiếc xe mà không cần đến trực tiếp showroom.

Một xu hướng cũng quan trọng không kém trong thời gian tới, đó là việc người dùng sẽ không nhất thiết cần phải tải xuống 1 ứng dụng để trải nghiệm sản phẩm – Điều vốn có thể là thứ đóng vai trò rất lớn ngăn cản việc tiếp cận đối với người dùng, bởi ngày nay, khách hàng càng ngày càng đắn đo khi quyết định tải một ứng dụng mới, nó có thực sự đáng để họ tải xuống hay không?

Các công ty như Target hay Amazon đã phát hiện ra rằng việc khiến sản phẩm trở nên thực tế có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm số lượng đơn hàng trả lại mà họ tông hợp được từ những người mua hàng trực tuyến. Trong khi thị trường TMĐT sẽ đạt giá trị 5.000 tỷ đô la vào năm 2021, ước tính 25% số đơn hàng đã mua bị hoàn lại. AR có thể giải quyết bài toán này.

Công nghệ AR sẽ giúp các nhà bán lẻ giữ được nhiều doanh số hơn vì người tiêu dùng hiểu đầy đủ hơn về những gì họ mua.

Công nghệ trong lĩnh vực AR cũng đang phát triển rất nhanh bằng việc những công ty như Microsoft đã ra mắt thế hệ thứ hai với tai nghe và các thiết bị đeo mới dễ sử dụng hơn và nhẹ hơn. ĐIều này sẽ thúc đẩy những nhà bán lẻ tự tin hơn để áp dụng công nghệ AR cho khách hàng và nhân viên của mình.

5. Hãy giao hàng càng nhanh càng tốt

Amazon Prime (Chương trình khách hàng trung thành của Amazon) đã dạy chúng ta rằng khách hàng bây giờ không còn sẵn sàng chờ quá hai ngày để nhận sản phẩm của họ. Nhưng sự thay đổi gần đây của Amazon với việc ra mắt tính năng chuyển hàng miễn phí trong một ngày, thậm chí còn cho thấy khách hàng đang trở nên ít kiên nhẫn hơn nữa.

Các nghiên cứu cho thấy 88% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho vận chuyển để nhận hàng trong cùng ngày (hoặc nhanh hơn). Khách hàng không chỉ bị hấp dẫn bởi sự tiện lợi khi mua sắm mà còn ở thời gian họ nhận được sản phẩm, trung bình trong 2 giờ hoặc ít hơn là khoảng thời gian tốt nhất.

Rõ ràng, người tiêu dùng hiện tại có xu hướng thực hiện việc mua sắm nhanh hơn (Trên môi trường internet) và mong muốn nhận được sản phẩm cũng nhanh như tốc độ khi họ mua hàng. Bản thân chúng ta cũng từng nhiều lần gián đoạn việc mua sắm của mình khi nhận ra rằng không có lựa chọn giao hàng nhanh nào với sản phẩm đó.

Nhà bán hàng có thể đẩy nhanh quá trình xử lý đơn online và giao hàng với nền tảng website từ Haravan. Website đã kết nối sẵn với hơn 9 nhà vận chuyển phổ biến nhất, xác nhận đơn hàng và đẩy thông tin giao hàng đến nhà vận chuyển chỉ trong vài click chuột. Không còn phải copy & dán từng thông tin người nhận một cách thủ công, vừa mất thời gian vừa dễ sai sót.

Bên cạnh đó, còn hơn 14 tính năng vượt trội từ nền tảng xây dựng website bán hàng đa kênh chuyên nghiệp này. Tạo ngay website cho shop của bạn và trải nghiệm MIỄN PHÍ toàn bộ tính năng trong 14 ngày.

Nguồn: Brands Vietnam

(có hiệu đính)

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: