Tương tự như những ngành hàng khác thì thực phẩm cũng là sản phẩm kinh doanh online để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên đây là sản phẩm đòi hỏi nhà bán hàng cần phải chỉn chu để thu hút và tăng độ tin cậy với khách hàng. Đặc biệt, nếu bán hàng trên website thì hoạt động SEO website thực phẩm là rất cần thiết nhằm giúp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn và khi website nằm “top” trên công cụ cũng giúp tăng uy tín cho cửa hàng.
1. Lý do nên triển khai SEO website thực phẩm
SEO website thực phẩm là hoạt động không thể thiếu để bán hàng hiệu quả hơn
Trong thời đại kinh doanh online lên ngôi thì thiết kế website bán hàng là hoạt động không thể thiếu, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Để bán hàng hiệu quả hơn thì vai trò của SEO website là rất quan trọng.
Bên cạnh những lợi ích SEO mang lại như tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và mang lại chuyển đổi trên website thì SEO website thực phẩm còn đóng vai trò quan trọng hơn thế.
Thực phẩm là sản phẩm đặc thù mà người tiêu dùng có yêu cầu cao hơn về chất lượng, nguồn gốc, thành phần hay xuất xứ so với những sản phẩm khác. Bởi lẽ khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì vấn đề sức khỏe và tìm kiếm những nguồn cung cấp thực phẩm, nông sản sạch cũng xuất hiện nhiều hơn. Khi có nhu cầu tìm kiếm thực phẩm sạch, người tiêu dùng có thói quen tìm kiếm trên Google và những website hiển thị đầu tiên sẽ được cho là bán sản phẩm chất lượng, uy tín. Chính vì vậy, tối ưu website tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ấn tượng tốt với khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, để hoạt động SEO hiệu quả thì website cần có đầy đủ những tính năng quan trọng, giao diện đẹp, website thân thiện với người dùng,... cũng góp phần mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh hơn.
2. Những yếu tố cần thiết để SEO website thực phẩm hiệu quả
Việc thiết kế website bán hàng thôi là chưa đủ để cạnh tranh với những đối thủ của bạn. Dĩ nhiên, đối với ngành hàng thực phẩm cũng có rất nhiều loại website khác nhau phù hợp với nhiều sản phẩm nhưng để mang lại doanh thu tốt thì một website cần đáp ứng những yếu tố quan trọng dưới đây.
2.1 Giao diện website
Yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng với khách hàng khi vừa ghé thăm website của bạn và cũng ảnh hưởng đến quyết định rằng họ có muốn tiếp tục ở lại để xem thông tin hay không. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website với nhiều mẫu giao diện có sẵn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn mẫu website thực phẩm phù hợp với mặt hàng của mình, mang lại cảm giác tươi mới.
Màu sắc chủ đạo cho giao diện website thực phẩm cần mang lại cảm giác tươi mát, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn
Về màu sắc:
- Các sản phẩm về thực phẩm cần đáp ứng các tiêu chí là tươi ngon và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên màu sắc chủ đạo cho giao diện website cần mang lại cảm giác tươi mát, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn như màu xanh lá cây, xanh dương, trắng,...
Về hình ảnh:
- Hình ảnh trên website cần có chất lượng tốt, sắc nét, thông tin được trình bày rõ ràng để khách hàng có thể biết thông tin chính xác của sản phẩm. Nếu cửa hàng có hình ảnh thật, ảnh tự chụp của sản phẩm sẽ là điểm cộng, giúp khách hàng đánh giá được chất lượng, tạo uy tín và tăng độ cậy hơn.
Về bố cục:
- Bố cục website cần trình bày rõ ràng, hợp lý, giúp khách hàng dễ dàng hình dung được cửa hàng bán những sản phẩm nào. Đừng quên thiết kế danh mục sản phẩm theo từng nhánh nhỏ hơn để khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm cần thiết. Bạn có thể chia danh mục theo các tiêu chí như nguồn gốc, loại thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm,...
Mẫu giao diện website bán hàng thực phẩm organic
Mẫu giao diện website Lava Mooncake
Mẫu giao diện website bán thực phẩm
Mẫu giao diện website kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Mẫu giao diện website nhà hàng pizza
2.2 Các tính năng quan trọng của website bán hàng thực phẩm
Các tính năng quan trọng của website bán hàng thực phẩm
Một website bán hàng thực phẩm hiệu quả cần có các tính năng quan trọng như sau:
- Danh mục sản phẩm: Website cần cung cấp một danh mục rõ ràng và dễ dùng để người dùng có thể dễ dàng duyệt qua các sản phẩm thực phẩm khác nhau.
- Tìm kiếm sản phẩm: Tính năng tìm kiếm cho phép người dùng nhập từ khóa hoặc các thông tin liên quan để tìm thực phẩm mà mình muốn mua.
- Trang sản phẩm chi tiết: Mỗi sản phẩm nên có một trang chi tiết riêng, hiển thị thông tin cần thiết về sản phẩm, bao gồm hình ảnh, thông tin mô tả, nguồn gốc, ngày sản xuất/hạn sử dụng của thực phẩm,...
- Giỏ hàng và thanh toán: Người dùng cần có khả năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, chỉnh sửa số lượng, xóa sản phẩm và có thể thanh toán một cách dễ dàng thông qua các phương thức thanh toán trực tuyến.
- Giao diện responsive: Website thực phẩm cần phải tương thích với nhiều loại thiết bị như máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng, để người dùng có thể dễ dàng xem được thông tin và biết rõ nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
- Tích hợp công cụ chăm sóc khách hàng: Cung cấp một hệ thống hỗ trợ trực tuyến hoặc chatbot để khách hàng có thể đặt câu hỏi, nhận được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc, đảm bảo khách hàng nhận được sự phản hồi nhanh chóng và hỗ trợ tốt.
- Đánh giá và quản lý đơn hàng: Cung cấp cho khách hàng khả năng xem lại lịch sử đơn hàng, theo dõi trạng thái đơn hàng và cập nhật thông tin vận chuyển. Cho phép khách hàng dễ dàng quản lý đơn hàng của mình.
3. Lưu ý SEO website thực phẩm cần nhớ cho người mới bắt đầu
SEO website thực phẩm là hoạt động không mất nhiều chi phí như chạy quảng cáo nhưng đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian và trau chuốt từng yếu tố để website của bạn có vị trí hiển thị tốt trên Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý để tối ưu website đạt hiệu quả tốt hơn nhé!
Những lưu ý khi SEO website thực phẩm cần nhớ cho người mới bắt đầu
3.1 Lựa chọn tên miền
Khi lựa chọn tên miền cho website, cần lưu ý lựa chọn tên miền có chứa từ khóa cần SEO nhưng vẫn liên quan đến sản phẩm thực phẩm của bạn.
- Tên miền ngắn và dễ nhớ giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và truy cập vào website, tránh sử dụng các từ ngữ phức tạp, dài hoặc khó đánh với nhiều ký tự đặc biệt.
- Tên miền có thể chứa từ khóa chính hoặc từ liên quan đến lĩnh vực thực phẩm của bạn, giúp website tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Nên ưu tiên lựa chọn các tên miền cấp 1 bởi vì những tên miền cấp 1 thường có độ tin cậy cao hơn so với các tên miền cấp 2 hoặc cấp 3.
- Điều tối kỵ là tên miền không được sai chính tả bởi sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng khi thấy website của bạn.
- Tên miền nên rõ ràng và không gây hiểu lầm cho người dùng. Tránh sử dụng từ ngữ khó hiểu, viết tắt không rõ ràng hoặc các từ có thể có nhiều ý nghĩa.
3.2 Tìm kiếm và phân tích từ khóa
Để tìm kiếm và phân tích từ khóa SEO liên quan đến thực phẩm, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích SEO như Google Keyword Planner, SEMrush, Ahrefs,... Dưới đây là một quy trình cơ bản để thực hiện tìm kiếm và phân tích từ khóa:
- Xác định mục tiêu: Đầu tiên, xác định mục tiêu của bạn, ví dụ như muốn tăng cường việc tìm thấy website của mình khi người dùng tìm kiếm về thực phẩm chất lượng, thực phẩm organic uy tín hoặc thông tin dinh dưỡng,...
- Từ khóa chính: Xác định các từ khóa chính liên quan đến mục tiêu của bạn như thực phẩm chất lượng, thực phẩm organic, thực phẩm sạch tại quận Tân Bình,...
- Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm các từ khóa liên quan và xem số lượt tìm kiếm hàng tháng cho từng từ khóa. Các công cụ này sẽ giúp bạn biết được thông tin về mức độ cạnh tranh và số lượt tìm kiếm của từ khóa.
- Lựa chọn từ khóa: Chọn những từ khóa có lượt tìm kiếm tốt và mức độ cạnh tranh thấp. Lưu ý là các từ khóa cần có liên quan chặt chẽ với nội dung và sản phẩm thực phẩm của bạn.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xem xét các website thực phẩm của đối thủ cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm cho từ khóa mà bạn muốn tập trung, từ đó giúp bạn biết được đối thủ đang xây dựng nội dung như thế nào, những nội dung nào đang được lên top trên công cụ tìm kiếm,...
- Tối ưu hóa nội dung: Tạo nội dung chất lượng và hữu ích dựa trên từ khóa đã chọn. Đảm bảo sử dụng từ khóa trong tiêu đề, mô tả, đoạn văn mô tả và nội dung chính của trang web.
3.3 Tối ưu onpage website thực phẩm
Tối ưu onpage là một trong 3 kỹ thuật không thể thiếu nếu bạn muốn SEO website thực phẩm hiệu quả. Một số lưu ý khi SEO onpage bạn có thể tham khảo như:
Tối ưu onpage là một trong 3 kỹ thuật không thể thiếu nếu bạn muốn SEO website thực phẩm hiệu quả
- Nội dung chất lượng và hữu ích: Tạo nội dung chất lượng, hữu ích, cung cấp thông tin chi tiết, đáng tin cậy và giúp khách hàng hiểu rõ về những món ăn, thực phẩm tại cửa hàng bạn.
- Tốc độ tải trang: Đảm bảo website có tốc độ tải trang nhanh nếu không muốn khách hàng rời khỏi website sớm. Tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng bộ nhớ cache, nén file và sử dụng hosting có hiệu suất cao để cải thiện tốc độ tải trang.
- Responsive design: Website nên thiết kế để có thể hiển thị và hoạt động tốt trên các thiết bị di động, máy tính bảng và desktop, giúp tăng trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
- Sử dụng và lồng ghép khéo léo từ khóa: Từ khóa chính cần xuất hiện trong tiêu đề (thẻ H1), meta description, thẻ H2, H3 và nội dung bài viết. Nên sử dụng khéo léo cũng những từ khóa phụ và không lạm dụng quá mức để không bị đánh giá là spam.
- Liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ giữa các trang trên website thực phẩm giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các trang để xem thông tin mà họ quan tâm và tiếp tục khám phá nội dung khác trên trang web của bạn.
3.4 Tối ưu nội dung
Bên cạnh những thông tin về các sản phẩm thực phẩm mà bạn đang kinh doanh thì những thông tin mang lại giá trị cho khách hàng như những mẹo vặt cuộc sống, những công thức chế biến món ăn ngon, cách bảo quản thực phẩm để không ảnh hưởng đến chất lượng cũng rất quan trọng. Những nội dung này sẽ giúp ghi điểm tốt hơn trong mắt khách hàng, giúp tăng tỷ lệ quay lại khi khách hàng có thông tin cần tìm kiếm. Điều này cũng giúp website tăng lượng truy cập tự nhiên, được Google đánh giá cao và cải thiện thứ hạng tốt hơn.
4. 3 quy tắc vàng để viết bài SEO website thực phẩm
Sau khi đã hiểu rõ hơn về những yếu tố cần thiết của website thực phẩm và những hoạt động để tối ưu website thì 3 quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn có bài viết chuẩn SEO hơn.
4.1 Chủ đề hấp dẫn, tối ưu
Xây dựng chủ đề website hấp dẫn có liên quan đến thực phẩm, những sản phẩm trong cửa hàng,... để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Có nhiều chủ đề hấp dẫn mà bạn có thể xem xét để thu hút khách hàng và cung cấp giá trị cho họ như:
- Công thức nấu ăn: Chia sẻ các công thức nấu ăn hấp dẫn và nhanh chóng có liên quan đến thực phẩm mà bạn đang kinh doanh bằng cách tạo ra bài viết, video hoặc hình ảnh hướng dẫn các món ăn ngon và bổ dưỡng.
- Thực đơn và gợi ý bữa ăn: Tạo thực đơn hàng ngày hoặc hàng tuần với các gợi ý bữa ăn lành mạnh và cân đối dựa trên các thực phẩm có sẵn trong cửa hàng của bạn. Khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn những món ăn phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của họ.
- Cẩm nang dinh dưỡng: Cung cấp thông tin về dinh dưỡng, lợi ích của các thành phần thực phẩm và cách sử dụng chúng để duy trì một lối sống lành mạnh.
- Tin tức về thực phẩm: Cập nhật tin tức mới nhất về thực phẩm, ngành công nghiệp thực phẩm, xu hướng ẩm thực và sự kiện liên quan, giới thiệu các sản phẩm mới,...
- Câu chuyện về nguồn gốc: Kể câu chuyện về nguồn gốc của các loại thực phẩm, quy trình sản xuất, và những giá trị mà công ty của bạn muốn mang đến cho khách hàng. Chia sẻ thông tin về những nông trại, nhà máy chế biến hoặc nhà cung cấp mà bạn hợp tác và những nỗ lực của bạn trong việc đảm bảo sự tươi ngon và an toàn của sản phẩm.
Xây dựng chủ đề và nội dung hấp dẫn cho website bán hàng thực phẩm
4.2 Chọn từ khóa
Với mỗi chủ đề sẽ có rất nhiều từ khóa khác nhau được tìm kiếm và việc lựa chọn từ khóa phù hợp sẽ giúp bài viết của bạn tăng hạn tốt hơn trên công cụ tìm kiếm. Có 3 quy tắc cần nhớ dưới đây để chọn từ khóa SEO hiệu quả:
Lựa chọn từ khóa phù hợp với nội lực website: Nhiều người thường mắc sai lầm là lựa chọn những từ khóa có lượt tìm kiếm cao đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh cao trong khi website có nội lực yếu nên phải mất rất nhiều thời gian để được lên top.
Chọn từ khóa chuẩn SEO theo từng nhóm chủ đề: Các từ khóa khi lựa chọn cần bổ trợ lẫn nhau để website có được các nội dung liên quan, dẫn dắt người dùng tìm hiểu thêm những nội dung khác trong cùng chủ đề và giúp quá trình SEO đạt hiệu quả nhanh hơn.
Không chọn những từ khóa quá chung chung cho mục đích bán hàng: Khi lựa chọn từ khóa để SEO nhưng lựa chọn từ quá chung chung và mục tiêu muốn hướng tới là bán được hàng. Những từ khóa này thường gặp phải tình trạng là lượng tìm kiếm nhiều nhưng mục đích tìm kiếm lại không cụ thể. Vì vậy, nếu có SEO từ khóa lên top cũng rất khó để bạn nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi trên website.
4.3 Nội dung chuẩn SEO
Nội dung chuẩn SEO là nội dung được viết và tối ưu hóa để tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và đạt được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Nó không chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích và giá trị cho người đọc, mà còn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc phù hợp để công cụ tìm kiếm có thể hiểu và xác định nội dung của trang web của bạn.
5. Kết luận
Kinh doanh thực phẩm trên website sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn, tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trong đó, hoạt động SEO website thực phẩm là không thể bỏ qua nếu bạn muốn tăng trưởng kinh doanh tốt hơn. Hy vọng những thông tin tại bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu website bán hàng thực phẩm của mình hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Haravan Website là giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp phù hợp với mọi ngành nghề, giúp quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất.
▪️ Hơn 400 giao diện website mẫu giúp bạn dễ dàng thiết kế và tùy chỉnh giao diện website theo nhu cầu.
▪️ Website thiết kế chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo chuẩn Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
▪️ Giao diện tối ưu hiển thị cho nhiều thiết bị, từ máy tính đến hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.
▪️ Website tốc độ cao, băng thông không giới hạn, miễn phí hosting.
▪️ Cung cấp SSL miễn phí giúp bảo mật và xây dựng uy tín cho website.
▪️ Tích hợp tất cả các cổng thanh toán phổ biến, ví điện tử, Paypal, Visa/Master Card và hình thức Mua trước trả sau.
>> Bạn muốn xây dựng website bán hàng? Khám phá ngay: