17 điều khiến khách hàng rời khỏi trang web của bạn

Một trong những yếu tố quan trọng của marketing là doanh nghiệp không nên làm phiền khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những trang web với quá nhiều lỗi và gây phiền lòng khách hàng. Và có thể doanh nghiệp của bạn cũng đang có những lo lắng không biết trang web của doanh nghiệp mình liệu có làm hài lòng khách hàng chưa.

Trải nghiệm người dùng kém có thể gây ra tỷ lệ rời khỏi trang cao, tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng tiềm năng thấp dẫn tới hình ảnh doanh nghiệp sẽ kém uy tín hơn trong mắt khách hàng. Vì vậy, đội ngũ Haravan đã liệt kê 17 điều khiến khách hàng khó chịu mà sẽ khiến khách hàng rời khỏi trang web của bạn.

17 lý do khiến khách hàng mất thiện cảm với doanh nghiệp của bạn

1) Trang web của bạn mất quá nhiều thời gian để tải

Mọi người đều có xu hướng chỉ tập trung được trong một thời gian ngắn và bất kỳ điều gì làm họ mất quá nhiều thời gian để xem đặc biệt là website, họ sẽ rời trang web đó ngay lập tức. Theo báo cáo của KISSmetrics, 47% người tiêu dùng mong đợi một trang web tải trong vòng 2 giây hoặc ít hơn và 40% người dùng sẽ từ bỏ trang web mất hơn 3 giây để tải. Ngay cả 1 giây chậm trễ cũng làm giảm sự hài lòng của khách hàng khoảng 16%.

Thời gian tải chậm sẽ dẫn tới việc tỷ lệ chuyển đổi và nhận thức về thương hiệu giảm, đặc biệt là đối với những người dùng sử dụng điện thoại di động - thời gian tải web sẽ chậm hơn và lúc này đa số mọi người sẽ đổ lỗi cho nhà cung cấp web hơn là nhà cung cấp mạng.

Nhưng nếu bạn muốn mọi người chú ý đến trang web của mình thì việc tối ưu hóa hiệu suất tải của trang web sẽ phải là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu. Thời gian tải trang có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước hình ảnh, code, video và các yếu tố khác. Hãy theo dõi và cải thiện thời gian tải trang nói chung tại đây và tìm hiểu thêm về cách cải thiện thời gian tải trang của trang web trên điện thoại di động của bạn tại đây.

2) Trang web không được tối ưu hoá cho phiên bản di động

Khi duyệt Internet trên điện thoại di động, bạn đã bao giờ buộc phải cuộn từ bên này sang bên kia để đọc được tất cả thông tin trên một trang web chưa? Hay bạn đã phải chụm để thu phóng vì các từ hoặc nút trên một trang vì chúng quá nhỏ? Đây là tất cả các ví dụ về UX mà mọi người có thể gặp phải trên các trang web không được tối ưu hóa cho thiết bị di động

Nếu bạn không biết code và cũng không biết làm thế nào để tối ưu hoá trang web trên tất cả thiết bị kể cả thiết bị di động thì cũng đừng lo lắng vì với các trang web của Haravan đã được tự động tối ưu cho tất cả thiết bị.

3) Khả năng điều hướng kém

Khi khách truy cập vào trang web của bạn, họ có biết mình phải làm gì tiếp theo? Nên đi đâu để tìm thấy thông tin họ đang cần?

Đôi khi doanh nghiệp mất điểm vì những lý do đơn giản như các CTA không được viết chỉn chu, người truy cập cảm thấy lạc lối vì không biết phải nhấp vào đâu vì không có chỉ dẫn nào hướng dẫn họ thao tác.

Nội dung của trang web phải chỉ rõ những giá trị mà doanh nghiệp của bạn mong muốn cung cấp cho khách hàng và đặc biệt phải cung cấp các CTA chỉ dẫn khách hàng thực hiện những bước tiếp theo, có thể là đăng tin nhận tin khi có bài viết mới, dùng thử miễn phí, xem video hoặc bất kỳ hành động nào mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng thực hiện.

4) Trang web cài đặt quá nhiều cửa sổ pop-ups

Khi trang web hiện quá nhiều pop-up sẽ làm cản trở quá trình khách hàng trải nghiệm trang web, đặc biệt là sẽ che mất các CTA mà bạn đã thiết lập. Nếu bạn muốn sử dụng các pop-up một cách hiệu quả, dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

  • Sử dụng chúng có chừng mực. Bằng cách đó, khách truy cập sẽ không cảm thấy mình bị tấn công bằng những nội dung mà họ có thể không quan tâm.

  • Sử dụng chúng một cách hiệu quả. Một số nút CTA nên được đặt trên những cửa sổ pop-up để tăng tính hiệu quả tuỳ thuộc vào vị trí của khách hàng trên hành trình mua hàng của họ, có thể là những khách hàng truy cập trang web lần đầu tiên hoặc những khách hàng đã mua sắm và được cung cấp những ưu đãi khác nhau.

  • Theo dõi hiệu quả của các pop-up. Đánh giá số lượt xem và nhấp chuột vào mỗi CTA của các pop-up. Nếu bạn thấy nó hoạt động không tốt, hãy xem xét chỉnh sửa hoặc xóa nó để tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách truy cập của bạn. Bạn cũng có thể chạy thử nghiệm biến thể A/ B testing để kiểm tra các nội dung và những ưu đãi bạn dành cho khách hàng.

  • Cho khách hàng sự lựa chọn. Hiện nay rất nhiều trang web đưa ra những lựa chọn mang tính ép buộc khách hàng ,vì thế hãy đưa ra những lựa chọn khác nhau để khách hàng có thể từ chối nếu họ đang không có nhu cầu.

Pop up

Có một cách để thay thế các pop-ups là các CTA trượt - những banner này chứa những thông tin quan trọng, các nút CTA và có thể trượt từ một bên hoặc ở cuối trang. Chúng sẽ ít gây cảm giác khó chịu cho khách hàng vẫn có thể cung cấp thông tin tới khách hàng trong khi họ lướt web xem những thông tin khác.

5) Trang web chứa quá nhiều nội dung đa phương tiện tự phát

Hãy tưởng tượng khách hàng truy cập trang web của bạn và có một video nào đó trên trang web của bạn tự phát và âm thanh từ video đó vang dội khắp phòng, tuy nhiên điều đáng buồn là khách hàng đang lướt web trong giờ làm việc...

Nếu như người truy cập không ý thức được khi truy cập vào một trang web và bị tấn công bởi hàng loạt âm thanh từ các video quảng cáo, bài hát chủ đề,.. mà họ không chủ động bấm phát và hơn nữa nếu họ không tìm được nút bấm dừng - bạn nghĩ họ sẽ làm gì?

Một số sẽ lựa chọn bấm tắt tiếng trên máy tính của họ tuy nhiên việc dễ dàng hơn họ có thể làm là thoát khỏi trang của bạn. Mặc dù, Facebook cũng có tính năng tự phát video trên nền tảng của họ, tuy nhiên nó luôn được phát dưới chế độ tắt tiếng và người dùng có thể chủ động bật tiếng nếu họ muốn xem.

Vì thế hãy cho khách hàng những lựa chọn để họ có thể xem những gì họ muốn xem, vừa giúp họ có trải nghiệm dễ chịu hơn với trang web của bạn vừa là cách khéo léo để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

6) Trang web sử dụng quá nhiều hình ảnh động

Như bạn cũng đã biết, doanh nghiệp có chỉ có 3 giây để gây ấn tượng với khách hàng trước khi họ rời khỏi trang web của bạn.

Vì thế các hình động, video và những hình ảnh, hiệu ứng nhấp nháy có thể hấp dẫn nhưng cũng là yếu tố gây xao nhãng khiến khách hàng mất tập trung và bỏ qua những yếu tố quan trọng hơn trong 3 giây đầu tiên.

7) Trang web sử dụng những hình ảnh quá phổ biến và lỗi thời.

Bạn có thể biết rằng sử dụng hình ảnh sẽ có lợi cho doanh nghiệp của bạn nhất là trong việc marketing. Và bạn cũng thử lên mạng, tìm kiếm hình ảnh và tìm được hình ảnh này:

Hình ảnh nhân viên công ty

Liệu khi nhìn hình ảnh này khách hàng có thật sự tin rằng đây là những nhân viên của công ty bạn và họ thật sự hạnh phúc về công việc như trong hình?

Đây là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng hình ảnh chưa hiệu quả. Những hình ảnh trên kho lưu trữ đôi khi quá chung chung và có phần buồn cười, nếu doanh nghiệp của bạn muốn sử dụng hình ảnh để diễn tả điều gì đó cụ thể cho khách truy cập thì đôi khi hình ảnh chung chung trên kho lưu trữ không phải là sự lựa chọn phù hợp. Sử dụng hình ảnh thực tế của khách hàng, nhân viên, công ty, sản phẩm của bạn sẽ đem lại kết quả tốt hơn, như cách mà The Coffee House đã làm với trang web của họ.

Hình ảnh nhân viênThe Coffee House

8) Trang thông tin liên hệ không có đủ thông tin

Mẫu đăng ký 'Liên hệ với chúng tôi' có vẻ là một cách dễ dàng để tạo danh sách email khách hàng tiềm năng, nhưng nó thực sự là hình thức ít có giá trị nhất cho bạn và khách truy cập trang web của bạn. Nó không chỉ quá chung chung mà còn không cho biết liệu người liên hệ có thực sự muốn nhận các thông tin liên hệ từ bạn hay không. Nhiều khả năng họ gặp sự cố gì đó với sản phẩm hoặc yêu cầu cần được giải quyết nhưng không biết cách để liên hệ với bạn.

Vì vậy, hãy cung cấp đầy đủ thông tin của bạn cho khách hàng thông qua trang thông tin liên hệ, cho phép mọi người liên lạc với bạn qua email, điện thoại và mạng xã hội.

Trang liên hệ Haravan

9) Trang “About us" của bạn chứa những nội dung khó hiểu

Trang 'Giới thiệu về chúng tôi' của bạn có giải thích những gì bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sử dụng các từ và cụm từ phổ biến đối với dân chúng không?

Có một cách hay hơn để truyền tải thông tin về doanh nghiệp mà không cần phải sử dụng những từ ngữ quá chuyên môn mà đôi lúc đại đa số người đọc sẽ không hiểu được. Thay vào đó hãy đưa những kết quả, lợi ích mà doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể đem lại cho khách hàng, vừa khéo léo nói về sản phẩm vừa cho khách hàng thấy giá trị bạn cho thể đem lại cho họ.

10) Không giới thiệu rõ ràng về doanh nghiệp của bạn

Tương tự như trang 'About Us', thật khó chịu khi nhấp vào trang web của công ty và không hiểu rõ về những gì công ty thực sự cung cấp.

Các trang web hiệu quả sẽ giải thích rõ ràng họ là ai, họ làm gì và/ hoặc bạn (khách truy cập) có thể làm gì ở đó. Nếu bạn là một thương hiệu hoặc công ty nổi tiếng (ví dụ Coca-Cola), bạn có thể thoát khỏi việc không cần phải mô tả bạn là ai và bạn làm gì. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần trả lời những câu hỏi này để khách biết rằng họ đang ở "đúng nơi’’.

11) Trang web có nội dung chứa quá nhiều từ khoá

Hãy nhớ lại vào đầu những năm 2000 khi bạn truy cập vào một trang web và thấy rất nhiều các đoạn văn. Ngoài việc choáng ngợp về mặt thị giác, nếu bạn đọc các nội dung đó, bạn sẽ không tìm thấy gì khác ngoài một loạt các từ khóa cứng nhắc dành cho trình thu thập thông tin, không phải con người.

Đáng tiếc là có những website vẫn áp dụng cách này cho trang web của họ, mặc dù thuật toán của Google đã có thay đổi so với 10 năm về trước. Vì thế việc nhồi nhét thật nhiều từ khoá không phải là cách để tối ưu hoá SEO cho trang web của bạn, mà còn có thể khiến cho trang web của bạn vi phạm các chính sách của Google. Mà quan trọng hơn hết nó còn khiến cho trải nghiệm của khách hàng tồi tệ hơn khi họ đọc phải những nội dung được nhồi nhét quá nhiều từ khoá.

12) Trang nội dung thiếu nút chia sẻ qua các trang social media

Nếu bạn đang thật sự đầu tư xây dựng nội dung cho trang web của mình, có lẽ bạn có một số nội dung thực sự thú vị trên trang web và mọi người sẽ muốn chia sẻ trên mạng xã hội. Đó là lý do tại sao sự thất vọng sẽ xuất hiện khi khách cuộn lên và xuống để tìm kiếm nút “Share", chỉ để nhận ra rằng không có bất kỳ nút chia sẻ xã hội nào trên trang web của bạn.

Các nút chia sẻ trên mạng xã hội giúp người đọc dễ dàng chia sẻ nội dung của bạn trên các mạng xã hội vì họ không phải sao chép và dán URL để đăng tải bài viết. Và các tùy chọn chia sẻ xã hội dễ dàng đồng nghĩa với việc nội dung của bạn được hiển thị nhiều hơn, có nghĩa là nhiều lưu lượng truy cập trang web hơn, xếp hạng công cụ tìm kiếm tốt hơn và nhiều cơ hội tạo khách hàng tiềm năng hơn.

Nút chia sẻ mạng xã hội

13) Trang web của bạn chưa sở hữu một trang blog

Nếu bạn không có blog, bạn đang bỏ lỡ cơ hội cung cấp cho khách truy cập nhiều thông tin có giá trị (và bạn cũng đang bỏ lỡ cơ hội có được xếp hạng tốt trên Google).

Ngày nay, người tiêu dùng có quyền tự mình thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về công ty trước khi liên hệ với nhân viên bán hàng. Nếu họ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến của họ trong các bài viết trên blog của công ty bạn, thì nhiều khả năng họ mua hàng từ bạn với niềm tin vào những gì bạn nói trong các bài viết.

14) “Giật tít" không phù hợp với nội dung của bạn

Nếu bạn là một người thích sáng tạo nội dung, bạn biết tầm quan trọng của một tiêu đề được trau chuốt kỹ lưỡng. Tiêu đề tuyệt vời là điều khiến mọi người sẽ nhấp vào để đọc những gì bạn đã viết. Nhưng nếu họ gặp nội dung không liên quan đến tiêu đề bạn đã cung cấp, bạn sẽ khiến khách truy cập thất vọng - và họ thường sẽ bỏ trang web của bạn.

Đây là lý do tại sao các tiêu đề “mồi" gây nhấp chuột, tận dụng sự tò mò của người dùng không phải là một cách hay để đưa mọi người đến trang web của bạn. Nếu bạn định sử dụng chiến thuật đó, tốt hơn bạn nên cung cấp nội dung hấp dẫn nhiều như tiêu đề, nếu không bạn sẽ chỉ làm phiền mọi người và tất nhiên bạn sẽ không tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

Bài học: Mặc dù điều quan trọng là thu hút sự chú ý của mọi người thông tiêu đề, hãy đảm bảo rằng tiêu đề đó không gây hiểu lầm và nội dung của bạn thực sự có thể đáp ứng được những gì bạn đã hứa sẽ cung cấp.

15) Các CTA không khớp với nội dung đã trình bày

Các CTA của bạn phải phù hợp với những gì khách hàng mong đợi sẽ nhận được thông qua các nội dung bạn cung cấp. Không có gì đáng thất vọng hơn khi họ nhấp vào một CTA với cam kết nhận được ưu đãi giảm giá 50% tuy nhiên khi nhấp vào khách hàng nhận ra rằng họ cần phải mua hàng trị giá 1.000.000đ để nhận được coupon này để áp dụng cho lần mua hàng tiếp theo, đồng thời mặt hàng cũng bị giới hạn hoặc chỉ áp dụng khi mua hàng tại cửa hàng.

Điều này không chỉ tạo cảm giác khó chịu đối với khách truy cập của bạn mà còn gây tổn hại đến danh tiếng của bạn - chưa kể đến tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

16) Dẫn quá nhiều liên kết trong nội dung mà đôi khi khách hàng không truy cập được

Khi được thực hiện một cách chính xác, các liên kết sẽ rất hữu ích cho người đọc trang web. Chúng hướng người đọc đến thông tin các liên quan khác và giúp bạn cải thiện xếp hạng cho các trang quan trọng trên trang web của riêng bạn. Nhưng một số trang web dường như gặp khó khăn khi thực hiện thêm các liên kết một cách chính xác, chúng hướng người dùng đến các trang không liên quan, liên kết các cụm từ lạ trong nội dung và lạm dụng nó đến mức khiến nội dung không thể đọc được.

Vì thế bạn chỉ nên bao gồm các liên kết đến các trang có liên quan trên trang web của bạn để nâng cao trải nghiệm của người đọc và đưa liên kết đó vào văn bản phù hợp nhất.

Mẹo: Đảm bảo rằng bạn lựa chọn mở tất cả các liên kết vào một tab mới trong trình duyệt của bạn, không phải trong cùng một cửa sổ. Khách truy cập có thể chưa đọc xong nội dung trên trang này và bạn không muốn điều hướng họ đi khi đang ở vẫn đang đọc!

17) Trang web mất quá nhiều thời gian để tải banner slider

Banner Slider còn được gọi là thanh trượt hình ảnh hoạt động dưới dạng hiển thị nhiều hình ảnh hiệu quả bằng cách tận dụng không gian. Nhưng bạn phải cẩn thận với những điều này vì có cách đúng và cách sai khi sử dụng chúng.

Cách phù hợp: Thanh trượt của bạn tải hình ảnh nhanh chóng và không yêu cầu tải trang mới mỗi khi người dùng nhấp vào.

Cách sai: Mỗi khi bạn nhấp vào mũi tên cho hình ảnh tiếp theo, trang của bạn sẽ tải một trang web hoàn toàn mới. Điều này có thể làm tăng thời gian tải trang lên vài giây khi toàn bộ trang web tải lại.

Hãy nhớ rằng: Thời gian tải trang web càng lâu, thì càng nhiều người bỏ qua nó. Vì vậy, hãy đảm bảo trang web của bạn tải nhanh chóng và không yêu cầu tải lại. Bạn cũng sẽ muốn kèm theo các yếu tố hình ảnh với nội dung bằng văn bản ở trên hoặc dưới thanh trượt. Nhiều độc giả là người lướt và sẽ không đầu tư thời gian để nhấp qua mọi hình ảnh trong thanh trượt.

Hãy có sự đầu tư xứng đáng cho trang web của bạn!

Trên đây là 17 điều bạn nên tránh khi xây dựng trang web cho doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều nữa chúng ta cần bàn tới khi nói tới việc xây dựng trang web. Hãy tiếp tục theo dõi đội ngũ Haravan sẽ quay lại với nhiều bài viết hữu ích khác trong tương lai. Nếu bạn vẫn chưa biết cách để xây dựng một trang web chuyên nghiệp, hãy bắt đầu miễn phí ngay hôm nay với Haravan!


 

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: